Music Marketing là gì? Kênh tiếp thị và các yếu tố được sử dụng chính
Theo dõi work247 tạiLà một marketer việc không thể thiếu đó là nghiên cứu về các phương pháp tiếp thị người dùng, trong vô vàn cách tiếp thị thì Music Marketing là một phương pháp phổ biến. Vậy Music Marketing là gì? Hôm nay hãy cùng work247.vn tìm hiểu nhé.
1. Music Marketing là gì?
Music Marketing là một phương thức Marketing mà trong đó âm nhạc làm chủ đạo, được sử dụng chính trong một chiến dịch tiếp thị quảng cáo nào đó, nó giúp nhà quảng bá tiếp cận đến người nghe, người xem một cách sâu sắc nhất. Music Marketing còn giúp cho thương hiệu có tầm nhận diện được nhiều hơn, khi một đoạn nhạc trong chiến dịch trở lên nổi tiếng thì các sản phẩm, dịch vụ đi kèm sẽ được biết tới nhiều và tăng doanh thu.
Nói một cách đơn giản hơn thì Music Marketing là tiếp thị bằng âm nhạc, đây là một trong những phương pháp phổ biến và khá quen thuộc đối với những người làm trong lĩnh vực quảng cáo. Với sự ưu tiên yếu tố âm nhạc là chính thì phương pháp này đã thể hiện khá thành công vai trò của mình trong lĩnh vực quảng cáo tiếp thị.
Xem thêm: Marketing sản phẩm là gì? Marketing sản phẩm thành công khi?
2. Các kênh được tiếp thị chủ yếu qua Music Marketing là gì?
Music Marketing thì có khá nhiều cách để thực hiện, các kênh tiếp thị chủ yếu là online và offline. Với thời đại công nghệ như hiện nay thì tiếp thị qua hình thức online vân luôn được ưu tiên hơn hẳn, nhưng không vì thế mà hình thức offline lại không được quan tâm.
2.1. Quảng bá qua TVC
TCV chính là một hình thức quảng bá của Music Marketing, nó chính là các đoạn video quảng cáo được phát trên tivi. Với độ dài chỉ khoảng 30 giây hoặc 60-90 đối với nền tảng Youtube, thì tiếp thị qua hình thức này được người dùng chú ý hơn cả. Thời lượng xuất hiện ngắn cộng với sự cạnh tranh khốc liệt của các sản phẩm, dịch vụ cùng phân khúc đòi hỏi những người làm Music Marketing phải có một tầm nhìn rộng, bao quát tất cả mọi thứ, gửi gắm những thông điệp của thương hiệu vào video, hình ảnh quảng bá. Tạo ra những đột phá, giới hạn mới để người dùng có thể ghi nhớ thương hiệu mình, đây mới là một chiến dịch Music Marketing thành công.
2.2. Clip nổi tiếng
Đối với phương pháp này thì việc tập trung vào sản phẩm của mình thôi là chưa đủ, khách hàng không chỉ mua sản phẩm, dịch vụ của mình mà họ còn mua cả câu chuyện đằng sau đó. Những câu chuyện với cảm xúc vui buồn lẫn lộn, từ hài hước cảm động đến những câu chuyện thường nhật trong cuộc sống, tất cả được lồng ghép để có một video, đoạn hình ảnh đầy cảm xúc. Chính những đoạn video như vậy đã làm cho người dùng có cảm xúc mà mong muốn được chia sẻ cảm xúc đến những người xung quanh. Nếu thực hiện được một chiến dịch thành công thì sản phẩm của bạn sẽ được tiếp thị miễn phí qua người chia sẻ các video quảng cáo. Việc của bạn là phải lồng ghép thật khéo léo sản phẩm, giá trị mà nó mang lại để dần tạo thiện cảm cho người dùng.
2.3. Truyền thông nội bộ
Truyền thông nội bộ là phương pháp khá phổ biến được thực hiện ngay trong chính doanh nghiệp của mình. Đó có thể là việc xây dựng các video về hình ảnh của công ty trong công việc hàng ngày, hay những sự kiện được tổ chức hàng quý, hàng năm nhằm xây dựng hình ảnh doanh nghiệp một cách bền vững. Gần đây dạng video này được xây dựng và đưa lên nền tảng mạng xã hội Tiktok khá nhiều.
Nó có thể là một đoạn quảng bá về công ty hay cũng có thể là những clip với câu hỏi xoay quanh công việc giúp mọi người biết và có cái nhìn khách quan hơn đối với công việc và doanh nghiệp. Làm truyền thông dạng này rất dễ thu hút nhân tài, kèm theo đó là nếu có các vị trí ứng tuyển nhân sự của công ty sẽ không phải đi đăng bài tuyển dụng ở khắp nơi mà chính nền tảng này giúp kết nối ứng viên với nhà tuyển dụng.
2.4. Offline Marketing
Đây là hình thức có từ rất lâu đời được sử dụng như một kênh truyền thống, với hoạt động được tổ chức ở các siêu thị, hội chợ, hay các sự kiện chung,… Đây là chiến dịch tiếp thị với người tiêu dùng gần gũi nhất. Bởi khi đi mua hàng hóa tiêu dùng, khách hàng sẽ bắt gặp những đoạn quảng cáo, âm thanh, nếu điều này được lặp đi lặp lại người dùng sẽ có cảm giác quen thuộc và vô thức ghi nhớ chúng, đây chính là dấu ấn thương hiệu giúp người làm Marketing thể hiện cái khác biệt của thương hiệu mình để có thể tìm kiếm nguồn khách hàng bền vững.
Xem thêm: Tất tần tật về quy trình mục tiêu nghiên cứu Marketing là gì?
3. Các yếu tố thường được sử dụng trong Music Marketing là gì?
Việc sử dụng Music Marketing trong chiến dịch quảng cáo không còn là điều gì quá xa lạ, việc được sử dụng ngày càng nhiều, đặc biệt là trên các nền tảng công nghệ số, các nền tảng mạng xã hội đã tạo thói quen tiếp xúc với sản phẩm cho người dùng. Tuy nhiên, để có được quảng cáo xây dựng thương hiệu như vậy thì cần rất nhiều các yếu tố kỹ thuật sau:
3.1. Thời lượng quảng cáo
Nếu như một sản phẩm âm nhạc như một bài hát là khoảng từ 3-5 phút, các MV ca nhạc là khoảng 4-6 phút thì các video quảng cáo có độ dài rất hạn chế, nếu được chiếu trên tivi thì thời lượng khoảng 30 giây, nhưng trong khung giờ vàng thì thời gian này có thể giảm xuống một nửa khoảng 15 giây. Với thời gian ngắn như vậy làm cách nào để có thể truyền tải thông điệp sản phẩm đến người tiêu dùng là một bài toán nan giải. Bởi thế các marketer cần phải tối ưu hóa nội dung truyền tải, khai thác triệt để các yếu tố quan trọng của sản phẩm để có thể rút ra nội dung ngắn gọn đưa đến cho người tiêu dùng.
3.2. Phong cách và thể loại của từng vùng miền
Mỗi thời kỳ sẽ có những thể loại âm nhạc được ưa chuộng khác nhau phụ thuộc vào đối tượng khách hàng. Sẽ có người cá tính riêng biệt nhưng cũng sẽ có người yêu thích giá trị truyền thống. Vì vậy khi sáng tạo những sản phẩm này nhà sản xuất cần có tư duy và có kinh nghiệm về các thể loại, làm thế nào để sản phẩm của mình có thể tiếp cận được nhiều khách hàng thông qua hoạt động Music Marketing.
Áp dụng yếu tố vùng miền vào Music Marketing là điều không thể thiếu trong mỗi chiến dịch. Mỗi quốc gia, vùng lãnh thổ, từng dân tộc đều có nét văn hóa và đặc trưng riêng, bởi thế nếu bạn đưa các yếu tố này vào chiến dịch thì khả năng tiếp cận sẽ cao hơn bởi sự phù hợp mới là yếu tố cốt lõi trong việc tiếp thị khách hàng.
3.3. Sử dụng ca từ dễ nhớ, giai điệu phù hợp
Nhiều thương hiệu thương thực hiện Music Marketing sẽ cố gắng đưa càng nhiều thông tin của sản phẩm càng tốt. Nhưng trên thực tế thì nó chỉ làm cho khách hàng bị bội thực thông tin mà không có một sự ghi nhớ nhất định. Tiếp cận bằng âm nhạc đã đơn giản hóa các vấn đề này bằng cách sử dụng các ca từ dễ nhớ, làm chi người nghe ngân nga theo điệu nhạc và dần trở thành quen thuộc.
Một giai điệu dễ nhớ giúp mọi người dễ dàng tiếp nhận và từ đó sản phẩm của bạn sẽ tiếp cận được nhiều người tiêu dùng hơn. Ca từ dễ nhớ, giai điệu hấp dẫn, sử dụng các từ khóa cô đọng là việc hướng tới sự hoàn thiện giai điệu đầy đủ tiếp cận người nghe. Một giai điệu bắt tai là yếu tố cơ bản mà các marketer cần chú ý để có được sự hoàn chỉnh nhất cho các sản phẩm Music Marketing.
3.4. Đối tượng được hướng đến
Việc xác định được đối tượng sử dụng hay trải nghiệm sản phẩm dịch vụ là một yếu tố kỹ thuật quan trọng. Bởi từng độ tuổi, giới tính, công việc mà sẽ có sự quan tâm khác nhau, vì vậy khi thực hiện các chiến dịch nhưu Music Marketing cần có sự chủ động, thay đổi và điều chỉnh hợp lý. Tùy vào từng sản phẩm mà sẽ có tiêu chí khác nhau, có những người thích sự truyền thống, có những người lại thích các yếu tố hiện đại, người thích đơn giản, người thích cầu kỳ,… Vì mỗi người có một sở thích khác nhau nên marketer hãy đưa ra giải pháp hợp lý cho từng đối tượng và tập trung vào sản phẩm.
Trên đây là những giải đáp của work247.vn cho câu hỏi Music Marketing là gì? Chiến lược tiếp thị này được nhiều doanh nghiệp hướng đến như một kênh tiếp thị mới đến người tiêu dùng. Chính những thông tin từ đoạn video, clip quảng bá hay những âm thanh sẽ tạo ra các giá trị truyền thông và đạt được hiệu quả mong muốn.
355 0