Các chiến lược giá trong Marketing là gì? 9 chiến lược phổ biến
Theo dõi work247 tạiThuật ngữ các chiến lược giá trong Marketing có lẽ đã không còn quá xa lạ khi mà giờ đây Marketing ngày càng được nhiều người biết đến hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ về từng chiến lược giá cũng như những sự khác nhau cơ bản nhất giữa chiến lược giá trong Marketing và phương pháp định giá. Hãy cùng work247.vn làm rõ các vấn đề trên thông qua bài viết dưới đây.
1. Tổng quan về chiến lược giá trong Marketing
1.1. Khái niệm chiến lược giá
Pricing Strategy hay còn được biết đến với các tên Chiến lược giá là thuật ngữ dùng để chỉ các chiến thuật hay chiến lược mà mỗi cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp dùng để xác định, đưa ra phương hướng về giá cho mỗi một dòng sản phẩm nào đó. Chiến lược giá là chữ P thứ 2 thuộc 4Ps trong Marketing bao gồm Product(sản phẩm), Price(giá), Place(địa điểm) và Promotion(xúc tiến).
Chiến lược giá đóng một vai trò quan trọng trong cả quá trình Marketing. Bởi lẽ, việc hoạch định và lựa chọn chiến lược giá sao cho phù hợp với từng dòng sản phẩm, chu kì sống của sản phẩm(product life cycle), thị trường mục tiêu,...sẽ tạo ra ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đến các mục tiêu của doanh nghiệp như tăng thị phần, tăng doanh thu, lợi nhuận, độ nhận diện thương hiệu,...
Xem thêm: Hé mở về khái niệm định giá hớt váng là gì và cách áp dụng cụ thể
1.2. 9 chiến lược giá được dùng nhiều nhất trong Marketing
Có rất nhiều chiến lược giá trong Marketing, tuy nhiên, ở bài viết này, work247.vn xin giới thiệu đến bạn 9 chiến lược giá được áp dụng nhiều nhất.
1.2.1. Chiến lược giá thâm nhập thị trường
Đầu tiên, ta chắc chắn phải nhắc đến chiến lược giá thâm nhập thị trường. Chiến lược giá này thường xuyên được các doanh nghiệp lựa chọn sử dụng trong thời gian đầu khi cho ra mắt sản phẩm đến thị trường. Khi áp dụng chiến lược giá thâm nhập, các doanh nghiệp sẽ giảm mức giá xuống thấp nhất có thể để giúp các sản phẩm mới ra mắt của mình dễ dàng thâm nhập vào thị trường hơn. Với mức giá của sản phẩm được lựa chọn dựa trên chiến lược giá thâm nhập, người tiêu dùng sẽ dễ dàng bị thu hút, lôi kéo sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.
Chiến lược giá thâm nhập được áp dụng nhiều trong thời kì đầu khi cho ra mắt sản phẩm bởi lẽ mục tiêu của nó nhằm giúp cho donh nghiệp tạo được sức ép về giá đối với các đối thủ cạnh tranh hiện có trên thị trường, từ đó tạo ra chỗ đứng cho doanh nghiệp trên thị trường và chiếm được một phần thị phần. Khi đã qua giai đoạn đầu ra mắt, khách hàng đã quen dần với sử hiện diện của thương hiệu, sản phẩm, doanh nghiệp cần nhanh chóng định vị, lựa chọn chiến dịch định giá mới sao cho phù hợp hơn nhằm hoàn vốn, có lãi cũng như tăng độ nhận diện trong mắt công chúng.
1.2.2. Chiến lược giá hớt váng
Tiếp theo, chúng ta cùng tìm hiểu về chiến lược giá hớt váng. Nếu như chiến lược giá thâm nhập sẽ giảm mức giá của sản phẩm xuống thấp nhất có thể thì chiến lược giá hớt váng lại hoàn toàn ngược lại. Chiến lược giá hớt váng tập trung vào việc đưa ra mức giá thành cao cho sản phẩm qua đó khẳng định chất lượng cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng ngành.
Chiến lược này đòi hỏi doanh nghiệp phải tập trung nâng cao, đầu tư và chất lượng của sản phẩm, bao bì, các chiến lược Marketing phù hợp với mức giá của sản phẩm được đưa ra.
Mức sản lượng được bán ra của doanh nghiệp khi ấp dụng chiến lược giá này có thể không cao như khi áp dụng chiến lược giá thâm nhập tuy nhiên lợi nhuận trong mỗi sản phẩm lại rất lớn. Chính vì vậy, chiến lược giá hớt váng sẽ dễ dàng giúp doanh nghiệp thu về lợi nhuận trong thời gian đầu. Các sản phẩm thuộc lĩnh vực công nghệ với chu kì sống dài sẽ cực kì thích hợp với chiến lược định giá này.
1.2.3. Chiến lược giá theo sản phẩm
Chiến lược giá theo sản phẩm được hiểu theo một cách đơn giản nhất đó là doanh nghiệp sẽ đưa ra các mức giá khác nhau cho mỗi phiên bản của từng sản phẩm. Chiến lược giá này dựa trên chính mong muốn, nhu cầu của mỗi khách hàng với từng phiên bản khác nhau của mỗi dòng sản phẩm có mức giá phù hợp với khả năng thanh toán của họ. Các phiên bản khác nhau của mỗi sản phẩm còn được biết đến với cái tên Product line hoặc dòng sản phẩm.
Những phiên bản nâng cấp, có giá trị sử dụng cao hay có nhiều tính năng hơn sẽ có mức giá cao dần khi doanh nghiệp sử dụng chiến lược giá theo sản phẩm.
1.2.4. Chiến lược giá gói
Khi mục tiêu của doanh nghiệp là nhằm bán được số lượng lớn các sản phẩm có nhiều những nét tương đồng thì thường sẽ lựa chọn chiến lược giá gói. Các sản phẩm khác nhau nhưng sở hữu những nét tương đồng, có thể sử dụng kết hợp sẽ được bán chung với mức giá rẻ hơn so với tách lẻ.
1.2.5. Chiến lược giá tâm lý
Một chiến lược giá rât phổ biến khác được biết đến chính là chiến lược giá tâm lý. Doanh nghiệp sẽ tìm hiểu các phản ứng cảm xúc của khách hàng từ đó đưa ra mức giá phù hợp cho mỗi sản phẩm. Lấy ví dụ, doanh nghiệp có thể để giá 49.000 vnđ thay vì 50.000 vnđ để khiến khách hàng nghĩ rằng đây là sản phẩm có mức giá không quá cao. Hay ngược lại, họ cũng có thể đặt một mức giá bán rất cao nhằm đánh vào tâm lý “tiền nào của nấy” của người tiêu dùng.
1.2.6. Chiến lược giá trả góp
Chiến lược giá này thực sự đang rất phổ biến hiện nay, đặc biệt được áp dụng nhiều với các sản phẩm ngành điện tử, công nghệ. Sở dĩ nó được áp dụng nhiều như vậy là bởi chiến lược này giúp cho khách hàng chỉ phải trả một phần tiền ban đầu cho một sản phẩm là đã sở hữu được sản phẩm đó và có thể sử dụng được ngay. Các khoản còn lại sẽ được khách hàng thanh toán nốt vào hàng tháng hoặc 2 tháng một lần,...tùy vào mỗi doanh ngiệp định của mỗi doanh nghiệp. Mức lãi xuất mua trả góp cũng rất thấp, thậm chí không có lãi xuất trả góp.
1.2.7. Chiến lược giá theo phân khúc
Định vị thị trường, phân đoạn thị trường, khách hàng, lựa chọn phân khúc khách hàng, khách hàng mục tiêu là những khâu tối quan trọng của tất cả các doanh nghiệp trước khi cho ra mắt, bán một sản phẩm nào đó. Và chiến lược giá theo phân khúc thường được áp dụng dựa trên những định vị, phân đoạn này. Doanh nghiệp sẽ căn cứ vào đặc điểm của từng đoạn thị trường, phân khúc khách hàng này để đưa ra mức giá bán phù hợp với đặc điểm của từng đoạn, đối tượng khác nhau.
1.2.8. Chiến lược giá khuyến mãi
Chiến lược giá khuyến mãi là một chiến lược không thể thiếu đối với mỗi một sản phẩm của các doanh nghiệp. Sở dĩ nó được sử dụng nhiều đến vậy là bởi những lợi ích, lợi nhuận mà nó mang lại là cực kì lớn. Vào mỗi dịp lễ, tết, hay các tháng, tuần lễ, ngày đặc biệt, các sản phẩm sẽ được giảm giá nhằm thúc đẩy lượng mua của mỗi khách hàng.
1.2.9. Chiến lược giá theo thương hiệu sản phẩm
Và cuối cùng là chiến lược giá theo thương hiệu sản phẩm. Chiến lược giá này thường được áp dụng khi doanh nghiệp mong muốn nâng cao giá trị thị hiệu, tăng độ nhận diện của thương hiệu mình trong nhận thức của người tiêu dùng. Chiến lược giá này được chia làm hai đó là chiến lược giá cao và chiến lược giá thấp. Mỗi thương hiệu sẽ tự lựa chọn chiến lược khác nhau sao cho phù hợp với định hướng ban đầu.
2. Điểm khác nhau giữa phương pháp định giá và chiến lược giá
Khi nhắc đến các chiến lược giá trong Marketing, người ta còn thường nhắc đến một khái niệm khác đó là phương pháp định giá. Có không ít người nhầm tưởng hai khái niệm này giống nhau. Tuy nhiên, sự thật là chúng hoàn toàn khác biệt.
Khác biệt trước tiên là về khái niệm. Nếu như các chiến lược giá được hiểu là việc doanh nghiệp đưa ra các phương hướng về gia sao cho phù hợp với mục tiêu của mình thì phương pháp định giá lại được hiểu là phương pháp tính giá của mỗi sản phẩm, dịch vụ nhằm chốt được mức giá cụ thể sao cho phù hợp với mục tiêu, chiến lược đã đề ra ở chiến lược giá.
Khác biệt thứ hai phải kể đến đó là thời gian. Các chiến lược giá thường diễn ra trong thời gian khá dài trong khi đó phương pháp định giá thường chỉ được thực hiện trong một thời điểm được định sẵn và khá ngắn.
Mục tiêu hướng tới của chiến lược giá sẽ dựa trên mục tiêu được đề ra của doanh nghiệp như: tăng thị phần, tăng độ nhận biết,...còn với phương pháp định giá, mục tiêu là xác định được một mức giá hợp lý với từng sản phẩm, dịch vụ.
Điểm khác biệt cuối cùng chính là yếu tố ảnh hưởng. Chiến lược giá chịu tác động khách quan từ phân khúc, xu hướng thị trường, thời điểm ra mắt sản phẩm,...Phương pháp định giá thì chịu tác động chủ quan từ chi phí sản xuất, chất lượng, số lượng sản phẩm,...
Xem thêm: Định giá thâm nhập - Thời điểm nên áp dụng định giá thâm nhập
3. Một số chiến lược giá trong Marketing được áp dụng thành công
3.1. Apple và chiến lược giá hớt váng khôn ngoan
Một trong những sản phẩm được áp dụng chiến lược giá hớt váng thành công nhất chính là Iphone của Apple. Khi mà người tiêu dùng vẫn còn giữ lối suy nghĩ cổ hủ “giá cao là sản phẩm sẽ tốt” thì Apple đã nhanh chóng tận dụng điều này để tung ra các dòng điện thoại Iphone với mức giá “trên trời” so với các sản phẩm cùng ngành khác. Và họ đã thành công. Chiến lược giá này đã làm cho mức giá của mỗi chiếc điện thoại Iphone được đẩy lên rất cao. Vô hình chung hình thành lên trong đầu của người tiêu dùng suy nghĩ giá cao tương đương với chât lượng sản phẩm tốt. Và chỉ một thời gian ngắn ngay khi Apple cho ra mắt những chiếc điện thoại đầu tiên, họ đã xây dựng lên một biểu tượng thương hiệu điện thoại thông minh cao cấp trong lòng khách hàng. Tự đặt mình trở thành một “ông lớn” trong ngành điện thoại thông minh đồng thời đặt ra ranh giới về giá cho các hãng đối thủ phía sau. Quả thật chiến lược định giá hớt váng đầy không ngoan này của Apple đã giúp cho doanh số bán hàng, doanh thu của họ tăng mạnh, đặc biệt là tạo được danh tiếng, định vị được giá trị thương hiệu trong lòng người tiêu dùng.
3.2. Chiến lược giá thâm nhập của Netflix
Kể từ khi mới ra mắt thị trường, Netflix đã áp dụng chiến lược giá thâm nhập rồi dần dần tăng giá theo thời gian. Họ đặt mức giá rất thấp cho sản phẩm, dịch vụ của mình. Khách hàng chỉ phải bỏ ra vài đô đến vài chục đô là có thể sở hữu ngay một tài khoản Netflix, giúp họ có thể thoải mái trải nghiệm, tận hưởng các bộ phim nổi tiếng, bom tấn với chất lượng và âm thanh mãn nhãn. Bất chấp việc mức giá của mỗi gói mua tài khoản hoặc gia hạn tăng dần theo thời gian, vẫn có ngày càng nhiều khách hàng sử dụng sản phẩm và dịch vụ của họ bởi lẽ mỗi lần giá cũng chỉ tăng lên thêm 1$- 2$.
Bài viết trên đã mang đến cho bạn những thông tin, định nghĩa cơ bản nhất về các chiến lược giá trong Marketing, 9 chiến lược được áp dụng nhiều nhất cũng như phân biệt những điểm khác nhau cơ bản giữa chiến lược giá với phương pháp định giá. Hy vọng những nội dung trên sẽ thực sự hữu dụng với bạn. Đừng quên cập nhật liên tục trang web work247.vn để đón đọc nhiều bài viết hay và hữu ích nữa nhé!
402 0