Thông tin cần biết về chứng chỉ hành nghề giám sát cơ điện
Tác giả: Nguyễn Hà Linh 01-07-2024
Những công việc trong ngành điện - điện tử nói chung đều có yêu cầu cao về mặt chuyên môn và kỹ thuật. Chuyên môn và kỹ thuật nhất định trong ngành điện có thể được phản ánh qua chứng chỉ hành nghề giám sát cơ điện. Bạn chưa có loại chứng chỉ này? Bạn đang có nhu cầu tìm hiểu thông tin, điều kiện và thủ tục để được cấp chứng chỉ? Tiết kiệm thời gian hơn bằng cách đọc các thông tin cụ thể sau của work247.vn nhé!
1. Đôi nét về chứng chỉ hành nghề giám sát cơ điện
Tương tự những những lĩnh vực việc làm khác, chứng chỉ hành nghề giám sát cơ điện là một điều kiện khá quan trọng, có thể mang đến cho bạn lợi thế trong quá trình ứng tuyển và cả làm việc. Tuy nhiên, để có được chứng chỉ trên, mỗi cá nhân cần hoàn thành tốt cuộc thi sát hạch, đáp ứng được một số điều kiện nhất định thì mới được cấp.
Ngành cơ điện nói chung có nhiều cơ hội về vị trí việc làm cho người lao động, thế nhưng cơ hội đó cũng đi liền với tỷ lệ cạnh tranh cao. Do vậy, không chỉ để có được lợi thế cá nhân trong quá trình ứng tuyển một vị trí nhất định nào đó ở lĩnh vực này, mà chứng chỉ hành nghề giám sát cơ điện còn khẳng định chuyên môn, nghiệp vụ của bạn ngay cả trong quá trình làm việc, tiền đề cho cơ hội thăng tiến.
Với những ai đang làm các công việc cụ thể ở lĩnh vực điện dân công nghiệp và dân dụng, chẳng hạn như các vị trí quan trọng: Kỹ sư điện, Kỹ sư tự động hóa, Giám sát hệ thống điện,... đều đã được quy định về việc phải có chứng chỉ này. Việc không có chứng chỉ này sẽ gây ra nhiều bất tiện trong quá trình hành nghề.
Bên cạnh đó, khi ứng tuyển ở những vị trí trên, nếu ứng viên có chứng chỉ hành nghề giám sát cơ điện, cũng sẽ được các công ty ưu tiên và đánh giá cao về chuyên môn, nghiệp vụ.
Xem thêm: Bản mô tả công việc kỹ sư cơ điện đầy đủ nhất cho ứng viên
2. Để được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát cơ điện cần điều kiện gì?
Điều kiện chung cho việc lấy được chứng chỉ này là phải có chuyên môn nhất định, được đào tạo chính quy những ngành liên quan đến kỹ thuật công trình, điện - điện tử, tự động hóa,...
Nội dung được cấp phép hành nghề trong ngành phải phản ánh đúng như lĩnh vực chuyên môn. Trên cơ sở kinh nghiệm, thời gian mà người đã đã thực hiện thi công, giám sát, triển khai các công trình về điện.
2.1. Điều kiện cấp chứng chỉ hạng I
Để được cấp phép chứng chỉ hành nghề giám sát cơ điện hạng I, cá nhân phải đáp ứng được những tiêu chí như sau:
- Thứ nhất, cá nhân là cử nhân Đại học trở lên, đã từng tham gia thực hiện một số việc tối thiểu 7 năm trở lên có nội dung liên quan đến ME, giám sát cơ điện.
- Thứ hai, cá nhân đã từng giám sát, theo dõi và quản lý trực tiếp quá trình triển khai những phần nhiệm vụ liên quan đến nội dung được cấp phép hành nghề của tối thiểu một công trình cấp II hoặc tối thiểu hai công trình cấp III.
- Thứ ba, cá nhân sở hữu chứng chỉ hành nghề giám sát cơ điện chưa hết hạn hoặc đã hết hạn được cấp phép theo quy định trước đó.
2.2. Điều kiện cấp chứng chỉ hạng II và III
Bên cạnh loại chứng chỉ hạng I, để được cấp loại chứng chỉ hạng II và hạng III, mỗi cá nhân cần thỏa mãn được một số điều kiện đã được quy định rõ cho từng hạng như sau:
- Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát cơ điện hạng II:
+ Thứ nhất, cá nhân là cử nhân Đại học trở lên, đã có tối thiểu 4 năm kinh nghiệm trở lên trong việc tham gia thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến ME, giám sát cơ điện.
+ Thứ hai, cá nhân đã từng giám sát, theo dõi và quản lý trực tiếp quá trình triển khai những phần nhiệm vụ liên quan đến nội dung được cấp phép hành nghề của tối thiểu một công trình cấp II hoặc tối thiểu hai công trình cấp III.
- Điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát cơ điện hạng III:
+ Thứ nhất, cá nhân đạt chuyên môn trung học chuyên nghiệp trở lên, đã có tối thiểu 4 năm kinh nghiệm trở lên trong việc tham gia thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến ME, giám sát cơ điện.
+ Thứ hai, cá nhân đã từng giám sát, theo dõi, thiết kế, thẩm định thiết kế, thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến xây dựng tối thiểu một công trình cấp III hoặc tối thiểu hai công trình cấp IV.
3. Tìm hiểu về phạm vi hoạt động của chứng chỉ hành nghề giám sát cơ điện
Bạn đang thắc mắc về tính khả thi theo phạm vi của loại chứng chỉ này?
- Đối với chứng chỉ hạng I: Phạm vi hoạt động là được làm việc dưới vai trò giám sát trưởng, là người giám sát trực tiếp quá trình thi công toàn bộ những công trình thuộc các cấp độ khác nhau được thể hiện rõ trong chứng chỉ.
- Đối với chứng chỉ hạng II: Phạm vi hoạt động là được làm việc dưới vai trò giám sát trưởng, là người giám sát trực tiếp quá trình thi công những loại công trình từ cấp II trở xuống, thực hiện một số nhiệm vụ thuộc phạm vi thi công các công trình cơ điện cấp I với những công trình được thể hiện rõ trong chứng chỉ.
- Đối với chứng chỉ hạng III: Phạm vi hoạt động là được làm việc dưới vai trò giám sát trưởng, là người giám sát trực tiếp quá trình thi công những loại công trình từ cấp III trở xuống, thực hiện một số nhiệm vụ thuộc phạm vi thi công các công trình cơ điện cấp II với những công trình được thể hiện rõ trong chứng chỉ.
Xem thêm: Việc làm điện - điện tử
4. Thông tin thi sát hạch lấy chứng chỉ hành nghề giám sát cơ điện
Như đã nói, để có được chứng chỉ này, bạn cần phải hoàn thành một cuộc thi sát hạch. Cuộc thi này sẽ bao gồm 2 phần nội dung có liên quan mật thiết đến những nội dung được cấp phép hành nghề, đó là phân về chuyên môn và phần về sự am hiểu pháp luật.
4.1. Nội dung thi sát hạch
Sẽ có khoảng 15 câu hỏi tất cả trong đề thi sát hạch lấy chứng chỉ đối với phần thi về chuyên môn. Với phần thi về mức độ am hiểu pháp luật sẽ có khoảng 10 câu hỏi. Tất cả những câu hỏi đều liên quan đến nội dung đề nghị cấp phép hành nghề, được rút ngẫu nhiên từ hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm được ban hành bởi Bộ Xây dựng.
Về thời gian của cuộc thi sát hạch, các thí sinh sẽ làm bài thi trong 30 phút.
Về cơ cấu điểm thi, mỗi đề thi sẽ đạt nhiều nhất là 100 điểm, 60 điểm thuộc về phần thi nội dung chuyên môn, 40 điểm còn lại là phần thi về pháp luật. Thí sinh đạt khoảng 80 điểm trở lên đồng nghĩa với việc thí sinh đó đã vượt qua vòng thi sát hạch thành công.
Với trường hợp thí sinh thuộc diện không phải kiểm tra kiến thức chuyên môn thì điểm thi cho phần về pháp luật phải từ 32 điểm.
4.2. Thủ tục làm hồ sơ cấp chứng chỉ
Khi đã đạt đủ điểm để lấy được chứng chỉ này, các thí sinh vẫn cần phải hoàn thành những thủ tục để được cấp giấy. Đó là việc chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm các thành phần như sau:
- Thứ nhất, văn bằng Đại học bản gốc (file scan), hạng I tối thiểu 7 năm kinh nghiệm, hạng II tối thiểu 4 năm và hạng III tối thiểu 2 năm.
- Thứ hai, giấy tờ chứng nhận cá nhân như CMND/CCCD và hộ chiếu bản gốc (file scan).
- Thứ ba, chứng chỉ cũ hoặc đã hết hạn bản gốc (file scan).
- Thứ tư, ảnh chụp chân dung kích cỡ 4x6 nền trắng (file scan).
- Thứ năm, đơn xin cấp chứng chỉ theo mẫu đã được quy định tại Thông tư số 17 của Bộ Xây dựng ban hành vào năm 2016.
- Cuối cùng là quyết định bổ nhiệm công việc và bản kê khai kinh nghiệm của cá nhân.
Với loại chứng chỉ này, tùy vào từng hạng chứng chỉ mà cơ quan, đơn vị có thẩm quyền cấp phép cũng khác nhau. Cụ thể, chứng chỉ hạng I sẽ được cấp bởi Cục QLHĐXD, chứng chỉ hạng II và hạng III sẽ được cấp bởi Hội nghề nghiệp, Sở xây dựng tại các địa phương. Về giá trị của loại chứng chỉ này với tất cả các hạng đều là 5 năm, áp dụng toàn quốc. Do đó, sau khoảng thời gian hết hiệu lực chứng chỉ, bạn vẫn sẽ phải làm thủ tục để xin cấp lại chứng chỉ.
Hy vọng thông tin về chứng chỉ hành nghề giám sát cơ điện được chia sẻ trên đây sẽ hữu ích đối với bạn!