Công ty tài chính là gì? Các thông tin về công ty tài chính

Tác giả: Hà Ngọc Nhi

Chúng ta có thể thấy trong một thời gian dài gần đây có rất nhiều công ty được mở ra với cái tên công ty tài chính. Vậy công ty tài chính là gì? Công ty tài chính hoạt động ra sao, có điều gì cần lưu ý ở các công ty tài chính? Hãy cùng mình tìm hiểu các thông tin về công ty tài chính qua bài viết dưới đây nhé.

Cần tìm việc làm gấp

1. Khái niệm công ty tài chính

Công ty tài chính là loại hình doanh nghiệp kinh doanh theo hình thức tổ chức tín dụng phi ngân hàng. Loại hình doanh nghiệp này ra đời có tác dụng huy động vốn cho vay, đầu tư và cung cấp các dịch vụ về tư vấn tài chính, tài sản cho khách hàng và một số dịch vụ khác dưới quy định của pháp luật. Những doanh nghiệp theo loại hình này sẽ không được phép thực hiện các dịch vụ thanh toán cho khách hàng hay dịch vụ nhận tiền gửi của khách hàng dưới 1 năm.

Công ty tài chính là gì?

Theo luật tổ chức tín dụng đã được sửa đổi năm 2017 thì các tổ chức hoạt động theo tín dụng phi ngân hàng là những loại hình doanh nghiệp được thực hiện một số các hoạt động ngân hàng theo đúng quy định, trừ các hoạt động nhận tiền gửi hay các dịch vụ thanh toán qua tài khoản ngân hàng của khách hàng. Tổ chức và các hoạt động của công ty tài chính sẽ được áp dụng các hạn chế của pháp luật về các tổ chức tín dụng để đảm bảo rằng hoạt động của các công ty tài chính sẽ không ảnh hưởng tới hoạt động ngân hàng ở trong nền kinh tế.

Xem thêm: Việc làm tài chính

2. Đặc điểm của công ty tài chính

2.1. Mức vốn định mức

Pháp luật sẽ yêu cầu một mức vốn nhất định cho các công ty tài chính khi đi vào hoạt động theo đúng quy định hiện hành. Vốn pháp luật định cho các tổ chức phi ngân hàng sẽ thấp hơn vốn của các tổ chức ngân hàng.

Thế nào là công ty tài chính?

Theo đúng nghị định của của chính phủ đã sửa đổi và ban hành năm 2019 thì mức vốn pháp định của các tổ chức hoạt động tín dụng phi nhân hàng là 500 tỷ đồng. Trước đó khi nghị định chưa sửa đổi sẽ là 300 tỷ đồng, với những công ty tài chính thành lập trước năm 2018.

2.2. Thời gian hoạt động

Theo đúng quy định ban hành thì thời gian hoạt động của công ty tài chính sẽ chỉ khoảng 50 năm trở xuống, kể từ ngày có quyết định thành lập. Với những công ty muốn gia hạn thêm thì cần phải nộp đơn yêu cầu lên các cơ quan có thẩm quyền và được phải được ngân hàng nhà nước xét duyệt đồng ý. Thời gian xin gia hạn thêm cũng không được vượt quá 50 năm.

Xem thêm: Giải mã Tài chính doanh nghiệp làm gì và những cơ hội việc làm

2.3. Các loại hình hoạt động của công ty tài chính

- Công ty nhà nước là các công ty được hình thành do Nhà nước cung cấp vốn đầu tư. Nhà nước quy định phương thức hình thành và tổ chức các hoạt động kinh doanh.

- Công ty cổ phần là công ty do các cá nhân hoặc tổ chức đứng ra góp vốn và thành lập theo đúng quy định hiện hành của pháp luật. Công ty sẽ được thành lập dưới tên công ty cổ phần.

Đặc điểm của công ty tài chính

- Công ty thành lập bởi 1 tổ chức tín dụng là những công ty mà các tổ chức tín dụng đầu tư vốn thành lập theo đúng quy định Nhà nước đã đặt ra. Công ty tài chính đó sẽ thuộc sở hữu toàn quyền của tổ chức tài chính. Công ty có vốn tự cấp, hoạch toán độc lập và có tư cách pháp nhân.

- Công ty liên doanh Việt Nam và nước ngoài về tổ chức tín dụng là những công ty được thành lập bằng việc góp vốn giữa 1 hoặc nhiều công ty, doanh nghiệp Việt Nam với các công ty nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh theo đúng quy định.

- Công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài là những công ty được thành lập dựa trên vốn của một hoặc nhiều công ty, tổ chức tín dụng nước ngoài theo đúng luật pháp Việt Nam ban hành.

Cv online free

Các loại hình công ty tài chính

2.4. Các hoạt động của công ty tài chính

- Huy động vốn là hình thức giúp đảm bảo sự duy trì của các ty tài chính qua các hoạt động như nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân theo đúng thời hạn đã quy định; tiếp nhận các nguồn vốn được ủy quyền từ các tổ chức, cá nhân cả trong và ngoài nước; cho phát hành các trái phiếu, kỳ phiếu để huy động vốn; vay thêm tiền vốn từ các nguồn tài chính của Nhà nước hoặc các tổ chức tín dụng Quốc tế.

- Hoạt động cho vay là các hoạt động cũng có đóng góp cho việc vận hành các công ty tài chính như cho vay ngắn hạn, dài hạn theo quy định, cho vay tiêu dùng thông qua trả góp, cho vay theo ủy thác của Chính phủ và các cá nhân, tổ chức khác. Bên cạnh đó còn có các hình thức khác như chiết khấu, tái chiết khấu hoặc cầm cố thương phiếu.

- Tiếp đến là hoạt động bảo lãnh cho những người có nhu cầu vay vốn. Các công ty tài chính có thể dựa vào uy tín và khả năng tài chính của mình để bảo lãnh cho người có nhu cầu về các vấn đề như bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu,…

Tìm hiểu công ty tài chính

- Các hoạt động khác của công ty tài chính có thể tiến hành hoạt động theo quy định gồm có hoạt động đầu tư, tham gia thị trường ngoại hối, góp vốn mua cổ phần ở các doanh nghiệp khác, cung cấp các dịch vụ tư vấn về tài chính,ngân hàng, kinh doanh vàng,…

Xem thêm: Đầu tư tài chính là gì? Các lưu ý cần biết khi đầu tư tài chính

3. Những lưu ý khi sử dụng các dịch vụ của công ty tài chính

- Xem xét và nghiên cứu các loại dịch vụ của công ty tài chính trước khi đưa ra quyết định có nên sử dụng các dịch vụ đó không, phân tích các mặt lợi, hại của dịch vụ để so sánh với những tổ chức tương tự với công ty tài chính sao cho tìm được dịch vụ đáp ứng tối ưu các nhu cầu đặt ra của bản thân.

- Xem xét các lãi xuất và chi phí để sử dụng các dịch vụ của công ty tài chính như thế nào, hồ sơ để đăng kí các dịch vụ đó bao gồm những gì để xem bản thân có đáp ứng được với mức chi phí đó không. Cân nhắc thật cẩn thận về khả năng có thể chi trả của bản thân đối với dịch vụ đó.

- Lựa chọn các công ty tài chính uy tín là điều kiện cần để bạn chắc chắn sẽ không gặp bất cứ rủi ro gì khi sử dụng dịch vụ. Hiện nay các công ty lừa đảo dưới cái mác “công ty tài chính” có rất nhiều nên bạn phải thật thận trọng khi tìm hiểu các công ty để gửi gắm. Tuyệt đối không để bị các hình thức ưu đãi hấp dẫn che mắt bởi hậu quả bạn sẽ không thể nào lường trước được.

Các hoạt động của công ty tài chính

- Nghiên cứu kỹ về hợp đồng trước khi kí kết cũng là điều bạn nên tuân thủ. Bạn phải rà soát lại tất cả các thông tin có trong hợp đồng để chắc chắn các nội dung hoàn toàn khớp với các thỏa thuận mà bạn và phía công ty đã thỏa thuận trước đó. Tất cả các số liệu bạn phải check thật kĩ để đảm bảo không có sai lệch so với các thông tin mà bạn đã được tư vấn. Tất cả các vấn đề liên quan đến tài chính và hợp đồng đều sẽ những thứ không thể thay đổi khi bạn đã đặt bút kí.

Các thông tin đề cập trên đây đã trả lời cho câu hỏi công ty tài chính là gì và các vấn đề xung quanh công ty tài chính. Nếu như bạn đang có mối quan tâm đến các dịch vụ tài chính của một công ty tài chính nào đó thì hy vọng các thông tin trên sẽ hỗ trợ đắc lực cho bạn nhé.