Cưỡng chế hành chính là gì? Những hiểu biết pháp luật chuẩn nhất

Tác giả: Phùng Hà 08-04-2024

Bạn có biết được chính xác về cưỡng chế hành chính là gì hay không? Đặc điểm và các biện pháp được áp dụng khi các đối tượng vi phạm hành chính là gì? Bạn đam mê và đâu là tố chất đưa bạn đến với ngành luật? Tất cả các câu trả lời và thông tin cần thiết cho bạn đều có trong bài viết này.

1. Khái niệm dễ hiểu nhất về cưỡng chế hành chính là gì?

Bạn đã bao giờ nghe đến cưỡng chế hành chính hay chưa? Bạn đã từng gặp tình huống bị cưỡng chế hành chính hay chưa? Đây là một trường hợp cưỡng chế mà con người không hề mong muốn. Vậy nên hiểu cưỡng chế hành chính là gì thì chuẩn và dễ hiểu nhất. Cưỡng chế hành chính là việc làm tổng hợp các biện pháp được luật hành chính quy định để tác đến một đối tượng nào đó theo cách tác động trực tiếp hoặc tác động gián tiếp đến tâm lý và tư tưởng hành vi của cá nhân hoặc tổ chức. Thông qua những tác động đó khiến họ phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lý theo đúng quy định pháp luật của mình. 

Cưỡng chế hành chính là sự bắt buộc các cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải thực hiện theo mệnh lệnh hoặc theo các quyết định về hành chính. Cưỡng chế hành chính là 1 biện pháp của các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện với những người vi phạm hành chính nhưng không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt của cơ quan hành chính.

Với việc cưỡng chế hành chính để nhằm mục đích chính là năng chặn các hành vi trái pháp luật, phòng ngừa những cá nhân, tố chất có hành vi trái pháp luật hoặc để xử lý các hành vi của cá nhân hoặc tổ chức có hành vi trái pháp luật, từ việc cưỡng chế hành chính để mang đến và đảm bảo trật tự và kỷ luật trong hoạt động hành chính của nhà nước, các cấp chính quyền đúng với quy định của pháp luật.

Để đảm bảo trong việc cưỡng chế hành chính thì hình thức cưỡng chế được quy định đó là: Bạn hàng các quy phạm pháp luật hành chính mang tính bảo vệ đến lợi ích của cộng đồng và lợi ích chung của xã hội, đưa ra các quyết định về việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý với các đối tượng vi phạm hành chính nhưng có biểu hiện chống đối không hợp tác với chính quyền và các cơ quan hành chính đề giải quyết vấn đề.

Lấy ví dụ đơn giản để bạn dễ dàng hình dung hơn về việc cưỡng chế hành chính như sau: Bạn là một cá nhân tham gia giao thông và có mắc lỗi vi phạm giao thông theo luật giao thông đường bộ có quy định. Bạn được yêu cầu nộp phạt hành chính vì lỗi vượt đèn đỏ và không đội mũ bảo hiểm của mình, những bạn nhất quyết không nộp phạt. Theo đó cơ quan chức năng có quyền cưỡng chế hành chính với cá nhân thông qua việc thu tiền phạt trừ thẳng vào lương của đối tượng vi phạm thông qua cơ quan và các đơn vị mà họ làm việc tại đó.

Phương pháp của cưỡng chế có rất nhiều cách khác nhau khi bạn vi phạm hành chính những có ý chống đối và không hợp tác với các cơ quan hành chính như sử dụng pháp luật hoặc với sự việc nghiêm trọng có thể sử dụng đến bạo lực để kiểm soát các đối tượng, tổ chức có hành vi sai trái, vi phạm pháp luật nhằm mục đích giảm thiểu hoặc ngăn chặn các cá nhân, tổ chức gây ảnh hưởng đến sự phát triển, ảnh hưởng đến trật tự chung của xã hội.

Xem thêm: Xử lý vi phạm hành chính là gì? Những thông tin mà bạn cần biết

2. Cưỡng chế hành chính những đặc điểm như thế nào?

Cưỡng chế hành chính mang những đặc điểm như sau:

Thứ nhất, cưỡng chế hành chính là hành động chủ yếu của các cơ quan hành chính nhà nước và có thẩm quyền áp dụng theo những thủ tục hành chính được bạn hành và quy định. Tuy nhiên thì việc cưỡng chế hành chính đơn giản hơn rất nhiều so với cưỡng chế dân sự hoặc việc cưỡng chế hình sự. Trong các trường hợp ngoại lệ sẽ được tòa án áp dụng việc thực hiện cưỡng chế hành chính – như vậy, có thể thấy răng không phải bất kỹ cơ quan hành chính nào hiện này cũng có quyền được cưỡng chế hành chính. Chỉ những cơ quan hành chính nhà nước được nhà nước trao quyền mới có quyền cưỡng chế hành chính, và việc áp dụng việc cưỡng chế hành chính đối với cá nhân, tổ chức sẽ nằm ngoài trình tự xét xử của tòa án.

Thứ hai, bạn có thể hiểu cưỡng chế hành chính như thủ tục hành chính cũng được. Thông qua việc cưỡng chế hành chính để nhằm đảm bảo việc thực hiện các hoạt động và bảo vệ các quy phạm vật chất trong ngành luật hành chính, đảm bảo việc thực hiện của nhiều ngành luật khác trong xã hội để đảm bảo trật tự xã hội được ổn định. 

Thứ ba, việc cưỡng chế hành chính có nét đặc trưng cơ bản đó chính là giữa các cơ quan hành chính có thẩm quyền và người có thẩm quyền áp dụng cưỡng chế hành chính với cơ quan và người bị áp dụng việc cưỡng chế hành chính là không có mối quan hệ trực thuộc nào với nhau, mà họ chỉ có quan hệ và mối liên hệ duy nhất đó chính là việc kiểm tra và giám sát các hoạt động. Thông quá đó bạn cũng có thể biết được cưỡng chế hành chính hoàn toàn khác với cưỡng chế kỷ luật trong các cơ quan, tổ chức bất kỳ nào đó.

Thứ tư, không phải bất cứ các hành vi của cá nhân, tổ chức nào có hành vi vi pháp pháp luật thì mới áp dụng cưỡng chế hành chính, trong việc các biện pháp phòng ngừa hành chính để giảm thiệu việc cưỡng chế hành chính thì cưỡng chế hành chính được áp dụng chính trong các biện pháp được đưa ra.

Thứ năm, các biện pháp về cưỡng chế hành chính có thể là do nhiều cơ quan khác nhau thực hiện, những các cơ quan này nằm trong diện có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về việc cưỡng chế hành chính khi có các sự việc, vấn đề xảy ra về hành chính. Ngoài ra các hội động nhân dân, và ủy ban nhân dân các cấp cũng có quyền được cưỡng chế hành chính với các cơ nhân, tổ chức trên phạm vị quản lý của họ.

Xem thêm: Việc làm luật - pháp lý tại Hà Nội

3. Các biện pháp cưỡng chế hành chính như thế nào?

3.1. Các biện pháp phòng ngừa cưỡng chế hành chính

Để đảm bảo trật tự của xã hội thì các cơ quan hành chính và nhà nước cần đưa ra các biện pháp thiết thực để hạn chế việc phải cưỡng chế hành chính với các cá nhân, tổ chức. Để ngăn ngừa thì cưỡng chế hành chính đưa ra các biện pháp có tính hạn chế quyền và các biện pháp phòng ngừa với tính chất bắt buộc.

+ Đối với các biện pháp phòng ngừa mang tính chất là hạn chế quyền của con người như cấm đi vào các đường 1 chiều, cấm đi vào các đường đang sửa chữa, hoặc cấm cửa biên giới với các hàng hóa có dịch bệnh,…

+ Đối với các biện pháp phòng ngừa với tính chất là bắt buộc trực tiếp cá nhân hoặc tổ chức thực hiện như: Cách lỹ những người có dấu hiệu và đang bị bệnh dịch với những người khỏe mạnh để tránh lây lan, kim tra xuất xứ của hàng hóa, kiểm tra chất lượng của thực phẩm,…

3.2. Các biện pháp ngăn chặn và xử lý vi phạm

Khi thực hiện các biện pháp cưỡng chế hành chính nhưng không hiệu quả và cá nhân hoặc các tổ chức vẫn vi phạm pháp luật thì cần có các biện pháp ngăn chặn kịp thời để các hành vị vi phạm hành chính của các cá nhân được xử lý và đảm bảo việc thực hiện của các cá nhân hoặc tổ chức sẽ không tái diễn vấn đề đó nữa.

Cơ quan có thẩm quyền có thể sử dụng các biện pháp sau đây để ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm hành chính như: Tạm giữ đối với tang vật, và các phương tiện vi phạm hành chính; thực hiện việc tạm giữ người theo các thủ tục hành chính; có quyền được khám xét người khi thấy người đó khả nghi; khám xét các đồ vật và các phương tiện giao thông vận tải; có quyền được khám xét nơi cất giấu các tang vật hoặc nơi cất giấu các phương tiện hành chính; có quyền quản lý người nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam trong khi chờ việc làm thủ tục để người nước ngoài đó bị trục xuất về nước; có quyền bảo lãnh hành chính với các cá nhân, tổ chức; trong trường hợp các đối tượng vi phạm hành chính bỏ trốn cần truy tìm và đưa các đối tượng vào trường giáo dưỡng và cơ sở giáo dục hoặc cơ sở chữa bệnh phù hợp với từng cá nhân.

3.3. Các biện pháp mang tính trách nhiệm hành chính

Khi thực hiện các biện pháp trách nhiệm hành chính với các cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính là việc đưa vào áp dụng rộng rãi và nếu cao tinh thần trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức với hành động mình đã thực hiện. Thông qua việc tác động trực tiếp vào quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các cá nhân và tổ chức để đảm bảo trách nhiệm hành chính của họ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội.

3.4. Các biện pháp hành chính khác cho bạn

Ngoài các biện pháp trên, còn có một số các biện pháp cưỡng chế hành chính như: Giáo dục các đối tượng cá nhân hoặc tổ chức tại xã, phương hoặc các thị trấn; đưa các đối tượng đó vào trường giáo dưỡng; đưa các đối tượng, cá nhân vào các cơ sở giáo dục hoặc với những cá nhân không kiểm soát được hành vi và ý thức của mình cần đưa vào các cơ sở chữa bệnh để được điều trị.

4. Một số thông tin liên quan đến ngành luật

4.1. Nếu lựa chọn luật, bạn nên học ở đâu?

Bạn đam mê với luật pháp và hy vọng bạn thân có thể hiểu rõ hơn về những bộ luật. Bạn đang suy nghĩ việc lựa chọn học luật tại đâu là tốt nhất cho mình? Vậy, sau đây sẽ là danh sách một số các trường đào tạo ngành luật hàng đầu nước ta hiện nay:

+ Trường Đại học Luật Hà Nội

+ Khoa Luật – Trường Đại học Quốc gia Hà Nội

+ Trường Học viện Ngoại Giao

+ Trường Đại học Công Đoàn

+ Trường Đại học Lao động Xã hội

+ Trường Học viện Ngân hàng

+ Trường Đại học Luật TP Hồ Chí Minh

+ Trường Học viện cán bộ TP Hồ Chí Minh

+ Trường Đại học Sài Gòn

+ Trường Đại học Luật Huế

+ Trường Đại học Thương mại

Trên đây là một số trường có đào tạo ngành luật cho sự lựa chọn nghề nghiệp của bạn. Hãy tìm hiểu thật kỹ các trường để tìm thấy cho mình một ngôi trường thích hợp với điều kiện của mình và có cơ hội để có được môi trường học tập và đào tạo tốt nhất cho bản thân mình.

Xem thêm: [Góc giải đáp thắc mắc] Học Luật ra làm Công an được không?

4.2. Bạn có tố chất nào phù hợp với luật sư tương lai

Đâu là những tố chất đưa bạn đến với ngành luật và là các tố chất để bạn có thể đi xa hơn với lựa chọn học luật cho bản thân mình như sau:

Thứ nhất, bạn là người luôn đấu tranh cho chính nghĩa và là người giám lên tiếng đấu tranh với những điều sai trái của người khác.

Thứ hai, là người yêu thích sự tranh luận chính xác chứ bạn đứng nhầm tưởng với “cãi cùn”.

Thứ ba, là người có các kỹ năng về giải quyết vấn đề nhanh chóng và hiệu quả. Bình tĩnh trước các vấn đề để tìm được hướng giải quyết tốt nhất.

Thứ tư, một trong những kỹ năng tiếp theo bạn không thể thiếu đó chính là tính kiên trì và sự nhẫn nại của bản thân.

Thứ năm, là người biết lắng nghe, phân tích đúng sai và có năng lực đàm phán và khả năng thuyết phục người khác.

Thứ sáu, bạn có niềm đam mê với đọc sách và có một trí nhớ tốt. Không chỉ vậy, bạn còn cần có một niềm đam mê với ngành luật.

Trên đây là sáu tố chất tiềm ẩn để biết được bạn có phải là một người sinh ra để học luật hay không. Nếu bạn đang sở hữu các tố chất trên thì hãy lựa chọn ngay ngành luật cho bản thân để học và trở thành một ngành nghề tương lai của bạn.

 Xem thêm: Việc làm luật - pháp lý

4.3. Cơ hội về việc làm cho bạn khi học luật ra trường

Bạn lựa chọn học luật là một quyết định đúng đắn của mình. Khi tốt nghiệp ngành luật bạn sẽ có cơ hội để làm việc tại các vị trí công việc như sau:

Thứ nhất, bạn có thể làm việc tại các tòa án khác nhau.

Thứ hai, bạn có thể làm việc tại các văn phòng luật sư tư nhân. Hiện nay có rất nhiều các văn phòng luật sư khác nhau được mở ra, lựa chọn về làm việc cho một văn phòng phù hợp với bản thân bạn cũng là lựa chọn tuyệt vời.

Thứ ba, bạn có thể tư vấn luật cho các doanh nghiệp tư nhân hiện nay,

Thứ tư, làm việc trong các cơ quan nhà nước với vai trò là người tư vấn pháp lý cho các cơ quan đó.

Thứ năm, bạn cũng có thể mở văn phòng tư vấn luật riêng của mình khi bạn đủ năng lực.

Cơ hội việc làm ngành luật với bạn rất rộng mở ở hiện tại và trong tương lai. Đây hứa hẹn sẽ trở thành một trong những ngành “hot” trong tương lai.

Qua chia sẻ về cưỡng chế hành chính là gì giúp bạn có thể hiểu được về cưỡng chế hành chính, giúp bạn có thêm hiểu biết sâu hơn về đặc điểm của cưỡng chế hành chính. Qua bài viết còn cung cấp cho bạn các thông tin về biện pháp cưỡng chế và lựa chọn ngành luật phù hợp với những bạn có tố chất và niềm đam mê.