Đơn xin nghỉ việc ngành y tế - Viết sao cho đúng quy chuẩn

Tác giả: Linh Anh Nguyễn 29-08-2024

Đơn xin nghỉ việc ngành y tế là văn bản thủ tục hành chính bắt buộc phải có khi cán bộ viên chức ngành y tế quyết định thôi việc. Vậy bạn đã biết cách viết đơn xin nghỉ việc ngành y tế và quy định cũng như chế độ khi cán bộ viên chức ngành y tế quyết thôi việc chưa? Khi quyết định thôi việc cần chú ý điều gì?

1. Tại sao cán bộ ngành y tế cần viết đơn nghỉ việc khi quyết định thôi việc?

Không chỉ riêng với cán bộ ngành y tế, công chức, viên chức bất kỳ khi nghỉ việc bắt buộc phải có đơn xin nghỉ việc. Đơn xin nghỉ việc là một văn bản hành chính trong đó có chứa những thông tin cá nhân về người làm đơn, ngày bắt đầu nghỉ việc, lý do nghỉ việc và nội dung công việc bàn giao lại…

Công việc của cán bộ nhân viên ngành y có ý nghĩa vô cùng lớn lao

Đơn xin nghỉ việc được coi là thông báo chính thức của một nhân viên y tế về mong muốn chấm dứt hợp đồng lao động và gạch bỏ tên mình ra khỏi danh sách biên chế của bệnh viện. Nếu được chấp nhận thì nhân viên đó sẽ chính thức được nghỉ việc một cách hợp pháp và được thanh toán hết lương và các chế độ trợ cấp khác được hưởng theo quy định.

Xem thêm: Hướng dẫn viết mẫu đơn xin nghỉ việc vì con nhỏ đúng chuẩn 

2. Quy định về nghỉ việc đối với cán bộ viên chức ngành y tế

Theo quy định mới nhất về việc giải quyết thôi việc đối với cán bộ viên chức ngành y tế có quy định rõ những trường hợp được giải quyết thôi việc và những trường hợp không được giải quyết thôi. Cụ thể cùng work247.vn tìm hiểu thêm về những trường hợp này dưới đây.

2.1. Cán bộ viên chức ngành y tế được giải quyết thôi việc khi nào?

- Cán bộ viên chức đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc

Theo quy định mới của Chính phủ, cán bộ viên chức có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu đáp ứng được những yêu cầu nhất định.

Ý nghĩa cao đẹp của công việc cứu giúp người bị bệnh

Cụ thể, đối với những cán bộ viên chức ngành y tế làm việc theo hợp đồng làm việc không xác định thời hạn thì có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho đơn vị công tác biết bằng hình thức văn bản trong ít nhất 45 ngày trước chính thức khi thôi việc. Nếu cán bộ viên chức nghỉ việc vì lý do bệnh tật và đã điều trị ít nhất 6 tháng liên tục thì phải báo trước tối thiểu là 3 ngày.

- Đơn vị mà người cán bộ viên chức y tế đang công tác quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng với họ

- Khi hợp đồng làm việc có thời hạn đã kết thúc nhưng đơn vị mà người cán bộ viên chức ngành y tế đang công tác không tiếp tục ký kết hợp đồng làm việc với họ

2.2. Cán bộ viên chức ngành y tế không được giải quyết thôi việc khi nào?

Tương tự cũng có những trường hợp người cán bộ viên chức y tế không được chấp thuận thôi việc. Về những trường hợp này thì cũng đã có quy định rõ ràng. Cụ thể cán bộ viên chức ngành y tế không được giải quyết thôi việc trong những trường hợp sau đây:

- Cán bộ viên chức ngành y tế đang trong thời hạn bị kỷ luật hoặc đang bị điều tra

- Sau khi được cử đi đào tạo chuyên môn trở về người cán bộ viên chức vẫn chưa làm việc đủ số thời gian trong cam kết khi được cử đi học

Trường hợp cán bộ viên chức ngành y tế không được giải quyết thôi việc

- Cán bộ viên chức ngành y tế chưa thanh toán hết những khoản chi phí thuộc vào trách nhiệm phải thanh toán đối với đơn vị công tác

- Do ở thời điểm đo đơn vị công tác chưa tìm được người thay thế phù hợp với yêu cầu công tác

3. Gợi ý mẫu đơn xin nghỉ việc ngành y tế

Đơn xin nghỉ việc ngành y tế là tài liệu quan trọng và cần phải có khi cán bộ nhân viên ngành này muốn thôi việc. Trước khi viết chúng ta cần xác định trước rằng đơn xin nghỉ việc ngành y tế cũng là một loại văn bản hành chính, bởi vậy cần phải sử dụng ngôn ngữ lịch sự và trang trọng.

Một lá đơn xin nghỉ việc ngành y tế như thường lệ sẽ được mở đầu bằng quốc hiệu và tiêu ngữ.

Tiếp theo trong phần ‘Kính gửi” bạn cần liệt kê ra 3 địa chỉ gửi đơn:

+ Ban Lãnh đạo/ Ban Giám đốc Bệnh viện...XXX…

+ Phòng Tổ chức cán bộ

+ Khoa/ Phòng XXX (tên khoa/ phòng người làm đơn đang công tác)

Tiếp theo người làm đơn cần điền đầy đủ, chính xác và ngắn gọn những thông tin về bản thân như họ tên, ngày tháng năm sinh, nơi sinh, địa chỉ thường chú, đơn vị đang công tác, chức vụ kiêm nhiệm nếu có. Đồng thời người làm đơn cũng phải ghi rõ trình độ chuyên môn của bản thân và được tuyển dụng theo quyết định nào (ghi chú số hiệu, cơ quan ban hàng vào ngày tháng năm nào và những quyết định có liên quan.

Mẫu đơn xin thôi việc ngành y tế

Sau đó bạn cần điền thêm thông tin về công tác mà bản thân đang đảm nhiệm. Ví dụ: Bác sĩ tuyển dụng theo chính sách thu hút, Bác sĩ tuyển dụng theo hình thức thi tuyển, Bác sĩ tuyển dụng theo hình thức xét đặc cách, Hộ sinh/ Điều dưỡng/ Kỹ thuật viên tuyển dụng theo hình thức thi tuyển, Hộ sinh/ Điều dưỡng/ Kỹ thuật viên tuyển dụng theo hình thức xét đặc cách, Hộ lý là hợp đồng theo NĐ68, Hộ lý là biên chế, Bảo vệ là hợp đồng theo NĐ68…

Tiếp theo bạn cần ghi rõ ngày bắt đầu thôi việc và lý do thôi việc và cam đoan bàn giao lại công việc cũng như những tài sản của đơn vị công tác hiện đang sử dụng.

Chẳng hạn như:

“Tôi xin cam đoan trước khi thôi việc sẽ bàn giao đầy đủ tài sản và công việcv (nếu có) cho Phòng/ Khoa… theo đúng quy định.

Rất mong Ban Lãnh đạo Bệnh viện xem xét và giải quyết trường hợp thôi việc của tôi.

Tôi xin chân thành cảm ơn!”

Cuối cùng bạn ký tên và xin ý kiến của Lãnh đạo khoa/ phòng bạn đang làm việc, ý kiến của Phòng Tổ chức cán bộ và ý kiến của Lãnh đạo Bệnh viện là được.

Xem thêm: Lý do xin nghỉ việc thông minh thuyết phục nhất quả đất đừng bỏ qua 

4. Khi nghỉ việc cần lưu ý điều gì?

- Hãy lịch sự khi viết đơn xin nghỉ việc cũng như những thủ tục giấy tờ khác

Sử dụng ngôn ngữ lịch sự trong đơn xin thôi việc

Chưa đề cập đến lý do nghỉ việc thì đơn vị công tác cũng đã giúp đỡ bạn rất nhiều và trả lương tương xứng với những cố gắng của bạn, bởi vậy hãy tỏ ra mình là người lịch sự khi viết đơn xin nghỉ việc. Bạn cũng có thể đề cập đến những thành tựu mình đã đạt được trong quá trình làm việc và gửi lời cảm ơn tới đơn vị công tác.

- Hoàn thành tốt trách nhiệm của mình cho đến ngày cuối cùng làm việc

Bạn nên để lại ấn tượng tốt cho tất cả đồng nghiệp và cấp trên cho đến thời khắc cuối cùng của ngày làm việc trước khi nghỉ. Thái độ và cách làm việc của bạn cũng sẽ được người khác đánh giá qua cách bạn thôi việc. Hãy cẩn thận và chu đáo khi chuyển giao lại công việc và bàn giao lại tài sản cho đơn vị công tác. Bên cạnh đó hãy chia tay với đồng nghiệp và cấp trên một cách thân thiện và vui vẻ.

Hoàn thành tốt công việc cho đến ngày làm việc cuối cùng

- Chọn thời điểm thôi việc

Hãy tỏ ra mình là một người cán bộ viên chức có tâm qua cách bạn chọn thời điểm thôi việc. Đừng xin thôi việc vào thời điểm bệnh viện đang cần người hoặc chưa tìm được người thay thế. Bạn cũng nên tỏ rõ thiện chí của mình bằng việc sẵn sàng đào tạo một người thay thế vị trí của mình trước khi thôi việc. Tuy nhiên bạn vẫn cần phải có những dự định và sắp xếp cá nhân vì vậy không cần ở lại lâu quá.

- Khi có ý định thôi việc hãy nói chuyện trực tiếp với cấp trên hoặc người mà bạn tin tưởng

Nếu có ý định nghỉ việc bạn nên nói chuyện trực tiếp với cấp trên trước, hoặc một vài người đồng nghiệp thân thiết. Việc tâm sự với cấp trên trước thể hiện rằng bạn thực sự tôn trọng cấp trên của mình. Và biết đâu đồng nghiệp hoặc cấp trên có thể đưa cho bạn một vài lời khuyên và bạn có thể sẽ suy nghĩ lại về quyết định thôi việc của mình.

Công việc trong ngành ý tế là những công việc có đóng góp rất lớn cho cộng đồng và thực sự có ý nghĩa. Vì vậy trước khi thôi việc bạn nên cân nhắc thật kỹ. Và nhớ là đừng quên viết đơn xin nghỉ việc ngành ý tế nhé.