Event marketing là gì? Bí kíp để tổ chức event marketing thành công
Tác giả: Linh Anh Nguyễn
Các bạn đã từng biết những hình thức quảng cáo tiếp thị nào? Tiếp thị kỹ thuật số, tiếp thị truyền miệng, tiếp thị thông qua báo chí truyền thông,...Vậy các bạn đã từng nghe nói về tiếp thị thông qua sự kiện hay event marketing chưa? Cục thống kê lao động Hoa Kỳ cho biết, ngành tổ chức sự kiện đã tăng trưởng 44% từ năm 2010 đến năm 2020, vượt hầu hết tăng trưởng của các ngành khác. Vậy cụ thể thì event marketing là gì? Tại sao ngành tổ chức sự kiện lại phát triển nhanh chóng đến vậy? Và tại sao tiếp thị thông qua sự kiện lại trở thành một phần không thể thiếu trong các chiến lược marketing thành công?
1. Bạn biết gì về event marketing?
1.1. Event marketing là gì?
Event marketing là một sự kiện quảng cáo mà các doanh nghiệp thường xuyên tổ chức, nhằm quảng bá thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ của mình. Những sự kiện này có thể được tổ chức trực tiếp hoặc trực tuyến nhưng đều có sẽ có sự theo dõi, tham gia và giao tiếp từ phía khách hàng. Event marketing thường được biết đến bằng cách hình thức như các bữa tiệc, hội thảo, sự kiện, hội chợ, chương trình, cuộc thi,... Các doanh nghiệp có thể tự đầu tư và lên kế hoạch tổ chức, cũng có thể tham gia bằng cách làm nhà tài trợ hay hợp tác với nhiều thương hiệu khác.
Event marketing là hình thức quảng cáo rất được ưa chuộng vì nó thu hút được đông đảo sự quan tâm của khách hàng. Nó đề cao sự giao tiếp trực tiếp với người tiêu dùng, khiến họ như đang tham gia vào những hoạt động miễn phí, được biết thêm các thông tin, được trải nghiệm sản phẩm dịch vụ, được tham gia vào các trò chơi và giành phần thưởng. Những điều này làm cho người tiêu dùng cảm thấy như họ đang nhận được nhiều lợi ích mà chẳng mất gì, họ sẽ sẵn sàng tham gia và doanh nghiệp có cơ hội để quảng bá thương hiệu cũng như sản phẩm của mình.
Không giống như những hình thức quảng cáo khác với mục đích quảng cáo trên một diện rộng, lan truyền thông tin đến mọi ngóc ngách một cách thường xuyên. Event marketing lại tập trung mang đến trải nghiệm trực tiếp cho một phân khúc khách hàng tiềm năng nhất định chứ không phải chỉ là những thông tin quảng cáo dạng hiển thị rất phổ biến và dễ bị lãng quên. Điều này có thể trực tiếp tác động đến nhận thức và tâm lý của nhóm đối tượng khách hàng tham gia sự kiện, hy vọng có thể để lại ấn tượng sâu đậm và biến họ trở thành khách mua hàng và sau đó là khách hàng trung thành.
Không chỉ vậy, một chiến dịch event marketing thành công còn có thể để lại dư âm và tiếng vang trong thời gian dài sau khi sự kiện kết thúc.
Xem thêm: Marketing sản phẩm là gì? Marketing sản phẩm thành công khi?
1.2. Mục đích của event marketing là gì?
1.2.1. Tăng độ nhận diện thương hiệu
74% người tham dự sự kiện nói rằng họ có ý kiến tích cực hơn về công ty, thương hiệu hoặc dịch vụ được quảng bá sau sự kiện. Một trong những lý do lớn nhất để doanh nghiệp tổ chức hoặc tham gia sự kiện là để thiết lập hoặc xây dựng hình ảnh, nét độc đáo riêng của mình trong lòng khách hàng. Với sự cạnh tranh đang ngày càng gay gắt trên thương trường, việc tạo sự khác biệt và ấn tượng là điều quan trọng nhất.
Cho dù là trực tiếp tổ chức sự kiện hay tham gia sự kiện bằng các hình thức đầu tư, tài trợ, hợp tác thì tên và hình ảnh của thương hiệu sẽ luôn được hiển thị rộng rãi ở nhiều vị trí đắc địa, bắt mắt khách tham dự. Điều này khiến cho độ nhận thức và nhận diện thương hiệu của khách hàng tăng cao. Chỉ cần tên thương hiệu được biết đến nhiều hơn thì tự khắc nó sẽ trở nên nổi tiếng hơn, uy tín hơn và được khách hàng cân nhắc hơn khi đứng giữa nhiều sự lựa chọn.
Một cách khác để doanh nghiệp xây dựng nhận thức về thương hiệu đó là việc hợp tác với các phóng viên, các tờ báo, các trang tin tức, blogger, tiktoker, người nổi tiếng hay người có sức ảnh hưởng trong cộng đồng tại các sự kiện này.
1.2.2. Tăng tương tác với khách hàng
Ưu điểm lớn nhất của các event chính là sự tham dự trực tiếp của khách hàng. Doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp xúc với họ, tương tác với họ, mang đến cho họ các thông tin mà có thể họ dễ bỏ qua khi xem quảng cáo trên các trang mạng điện tử.
Khi tiếp xúc với khách hàng, doanh nghiệp cũng có thể thu thập được nhiều thông tin, đánh giá, trải nghiệm và cảm nhận của khách hàng về thương hiệu, về sản phẩm dịch vụ. Những thông tin này sẽ chính xác và chân thực hơn nhiều so với việc làm các khảo sát online. Chúng cũng sẽ được dùng để doanh nghiệp phân tích, nghiên cứu sản phẩm của mình, cải thiện những điểm thiếu sót, đồng thời tìm ra các chiến dịch quảng cáo phù hợp hơn.
1.2.3. Tạo khách hàng tiềm năng
Các sự kiện tổ chức càng hoành tráng, càng chuyên nghiệp thì càng chiếm được lòng tin của khách hàng. Công tác tổ chức, các tiết mục, các chương trình càng phong phú, càng nhiều trải nghiệm thực tế, càng có nhiều minigame để tăng tương tác thì càng thu hút được nhiều sự chú ý.
Những trải nghiệm này dễ dàng mang đến cho khách hàng cho dù chưa từng biết đến thương hiệu hay sử dụng sản phẩm sự tò mò, thích thú. Sau khi tìm hiểu về biết đến lại dễ trở thành khách hàng tiềm năng.
1.3. Tại sao event marketing là một phần quan trọng trong chiến dịch tiếp thị?
Đối với mỗi doanh nghiệp, mục tiêu lớn nhất là khiến cho khách hàng biết đến mình. Một event marketing có thể khiến cho doanh nghiệp của bạn nổi bần bật giữa thị trường đông đúc. Tiếp thị kỹ thuật số đã trở nên quan trọng hơn trong thời đại mới, thế nhưng việc kết hợp chúng với các event mới có thể khiến việc quảng bá trở nên hiệu quả, có ý nghĩa lâu dài hơn đối với người dùng.
Sự tương tác là kết quả được mong chờ nhất trong chiến dịch thúc đẩy mối quan hệ giữa khách hàng và doanh nghiệp. Những hình ảnh, video quảng cáo của bạn có thể khiến khách hàng khó chịu và bỏ qua ngay lập tức khi chúng xuất hiện trên các trang mạng xã hội, nhưng khi tiếp xúc trực tiếp, họ sẽ không dễ bỏ qua điều này. Họ sẽ có được nhiều thông tin hữu ích hơn, những trải nghiệm chân thực hơn và nhiều ưu đãi hơn khi tham gia các sự kiện quảng bá.
Event marketing còn là cơ hội để doanh nghiệp tri ân đến khách hàng của mình, bằng việc tung ra những ưu đãi, voucher, những phần thưởng hấp dẫn.
1.4. Các hình thức event marketing phổ biến nhất hiện nay
1.4.1. Event khách hàng
Hình thức này phổ biến nhất khi doanh nghiệp muốn ra mắt sản phẩm mới hoặc muốn tổ chức một chương trình tri ân khách hàng. Bản chất của sự kiện này là truyền thông rộng rãi đến các đối tượng là khách hàng hay khách hàng thân thiết nhằm quảng bá sản phẩm cũng như thương hiệu. Để có thể tổ chức một event thành công thì cần kết hợp các yếu tố về quảng cáo, truyền thông, các khuyến mãi và quà tặng.
1.4.2. Event doanh nghiệp
Hình thức sự kiện này thường được tổ chức trong nội bộ doanh nghiệp mà vẫn rất chuyên nghiệp, chúng có thể là hội nghị, khai trương, họp cổ đông,...Mặc dù là nội bộ nhưng chúng vẫn được mang ra để tuyên truyền, quảng bá rộng rãi đến công chúng để thể hiện sự chuyên nghiệp, uy tín và quy mô chất lượng của doanh nghiệp.
1.4.3. Event phi lợi nhuận
Đây là những buổi từ thiện hoặc kêu gọi giúp đỡ, hoặc các chương trình bán hàng lấy doanh thu làm thiện nguyện mà các doanh nghiệp thường tổ chức. Các sự kiện này rất được lòng công chúng, vậy nên các doanh nghiệp sẽ tổ chức các sự kiện như thế này thường niên và vào những dịp đặc biệt.
Xem thêm: Bạn nghĩ sao về câu hỏi marketing có phải là quảng cáo không?
2. Làm sao để tổ chức event marketing thành công?
2.1. Xác định mục tiêu
Việc đầu tiên bạn cần làm đó là xác định mục đích của sự kiện để xác định hình thức tổ chức, đối tượng khách mời và các chương trình liên quan sao cho phù hợp.
2.2. Tạo thông điệp ý nghĩa
Sau đó, bạn cần phải tạo một thông điệp dễ nhớ và có ý nghĩa cho sự kiện này. Thông điệp ấn tượng có khả năng tạo sự chú ý và thu hút mạnh mẽ đến khán giả, khiến họ thích thú và hào hứng tham gia.
2.3. Lập kế hoạch
Bước quan trọng nhất để tổ chức sự kiện thành công là lập kế hoạch. Kế hoạch cần được làm chi tiết và hoàn thành càng sớm càng tốt. Kế hoạch này sẽ bao gồm những việc cần làm, những thứ cần chuẩn bị, những khách mời cả từ trước sự kiện, trong khi sự kiện diễn ra và sau khi kết thúc. Mỗi giai đoạn đều cần được chuẩn bị tỉ mỉ, và cũng không được bỏ qua các phương án phòng ngừa và biện pháp xử lý khi xảy ra sự cố đột xuất.
2.4. Áp dụng công nghệ
Công nghệ kỹ thuật số là những hỗ trợ đắc lực không thể thiếu trong các sự kiện. Việc kết hợp và áp dụng công nghệ cũng cần được theo dõi và giám sát thường xuyên. Sự cố hỏng hóc vẫn thường xảy ra, khâu kiểm tra, chạy thử và duyệt chương trình trước mỗi sự kiện là điều cần thiết.
2.5. Khảo sát và thu thập đánh giá
Sau mỗi sự kiện, doanh nghiệp cần có công đoạn thu thập đánh giá từ khách hàng. Các nhà marketing thường đo lường sự thành công của sự kiện dựa trên số lượng khán giả, doanh thu lợi nhuận, sự tương tác từ khách hàng và mức độ nhận diện thương hiệu.
Trên đây là những thông tin giải đáp của work247.vn về thắc mắc event marketing là gì? Có rất nhiều cách để tổ chức các sự kiện quảng bá và thu lợi từ nó. Lợi ích lớn nhất không phải là lợi nhuận trước mắt và là tiềm năng phát triển lâu dài. Thứ mà các event marketing hướng đến chính là độ nhận diện thương hiệu hay nói cách khác là khiến cho khách hàng tiềm năng có ấn tượng sâu đậm với thương hiệu của mình.