Floor supervisor là gì? Vị trí công việc và mức lương ra sao
Tác giả: Hằng Lê
Ngành du lịch và khách sạn ngày càng phát triển và mở ra nhiều cơ hội nghề nghiệp cho các nam thanh nữ tú. Với ngành khách sạn, họ luôn chỉnh chu trong từng dịch vụ. Để làm được điều đó, họ chia nhỏ các bộ phận để làm các nhiệm vụ nhanh hơn, kiểm soát hoạt động chặt chẽ hơn. Mà khách sạn có rất nhiều phòng chia thành các tầng. Nếu một người quản lý sẽ phải đi lại rất nhiều, leo cầu thang mệt. Vậy nên, họ đã thiết kế vị trí floor supervisor với nhiệm vụ quản lý từng tầng khách sạn. Điều này khiến việc quản lý dễ dàng và hiệu quả vô cùng. Vậy hãy cùng work247.vn tìm hiểu xem nhiệm vụ chính của các floor supervisor là gì nhé.
1. Tìm hiểu chung về floor supervisor
1.1. Floor supervisor là gì?
Floor supervisor là một thuật ngữ Tiếng Anh dịch ra có nghĩa là giám sát tầng. Giám sát tầng thường có ở những khách sạn 4,5 sao trở lên. Nhiệm vụ chính của họ là giám sát, quản lý, vận hành tầng khách sạn được giao một cách trơn tru và đảm bảo chất lượng dịch vụ với khách hàng của mình.
1.2. Vị trí floor supervisor trong khách sạn
Floor supervisor là một vị trí quan trọng trong khách sạn. Một khách sạn lớn sẽ bao gồm rất nhiều giám sát tầng, mỗi tầng 1 người. Tất cả họ đều dưới sự quản lý của Trưởng bộ phận buồng phòng và vị trí cao hơn rất nhiều nhân viên khác trong khách sạn. Vì thế, đây là công việc đáng mơ ước của nhiều bạn trẻ hiện bởi mức thu nhập hấp dẫn và tính chất công việc nhẹ nhàng.
Xem thêm: Mô tả công việc nhân viên buồng phòng đầy đủ và chi tiết nhất
2. Nhiệm vụ tất yếu của floor supervisor
2.1. Giám sát và vận hành tầng được giao
Giám sát và vận hàng là công việc chủ đạo và xuyên suốt quá trình làm việc của một floor supervisor. Nhân viên giám sát tầng sẽ quản lý các hoạt động nhân viên khi chuẩn bị buồng phòng cho khách và đảm bảo tất cả dịch vụ đều chuyên nghiệp, chuẩn chỉnh, thái độ tươi vui, niềm nở đón khách.
Ngoài ra, floor supervisor cũng là người chịu trách nhiệm cho mọi hoạt động diễn ra ở tầng đó. Vậy nên nếu có sai sót thì người chịu phạt sẽ là họ. Công việc này đòi hỏi họ là một người cẩn thận, tỉ mỉ, đánh giá kỹ càng từng bước để mang đến những trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
2.2. Phân công công việc
Ngoài giám sát các hoạt động trong khuôn khổ một tầng, người giám sát tầng còn cần chỉ đạo, phân công công việc cho nhân viên làm đồng thời theo sát những nhiệm vụ họ làm. Việc của giám sát tầng là phân chia người quét dọn hành lang, cầu thang, người lau dọn phòng, người giặt giũ chăn gối, người dọn nhà vệ sinh. Mỗi lần phân chia floor supervisor đều phải chỉ rõ số lượng, danh sách và nhiệm vụ tới nhân viên của mình.
Người giám sát tầng luôn phải chắc chắn rằng khu vực mình quản lý đã sạch sẽ thoáng mát. Bên cạnh đó cũng cần quan tâm một số khu vực lân cận để khách sạn luôn tinh tươm mọi ngóc ngách. Khi phân công công việc, floor supervisor cần phải nhắc nhở, lưu ý nhân viên những phòng đặc biệt hoặc những lỗi mà nhân viên hay mắc phải để sửa đổi ngay và luôn, đảm bảo các hoạt động đạt đúng tiêu chuẩn mà khách sạn đề ra.
2.3. Kiểm tra thường xuyên
Khôn chỉ giám sát các hoạt động ở khu vực tầng mình kiểm soát, floor supervisor còn phải liên tục kiểm tra các buồng phòng, khu vực xung quanh xem nhân viên đã làm hay chưa. Nếu chưa thì phân người làm ngay vì khách hàng có thể đến bất cứ lúc nào. Còn nếu đã qua dọn dẹp, thay đồ thì cần kiểm tra kỹ càng một lần nữa xem còn thiếu sót gì không và đồ đạc được sắp xếp ngăn nắp hay chưa?
Hơn nữa, người giám sát tầng phải luôn kiểm tra chất lượng các trang thiết bị trong và ngoài các phòng. Nếu có hỏng phải báo sửa ngay để luôn chắc chắn rằng khách hàng được sử dụng các đồ dùng thiết bị tiện nghi, hiện đại, an toàn nhất.
2.4. Hỗ trợ đào tạo nhân viên
Một nghiệp vụ ngoài lề đó là hỗ trợ phòng đào tạo để training kiến thức cho nhân viên mới. Floor supervisor sẽ hướng dẫn và theo dõi sát sao những lần nhân viên mới thực hành để đánh giá và xem xét nhận vào làm.
2.5. Đánh giá năng suất làm việc
Để tiện theo dõi, floor supervisor còn có một nhiệm vụ đó là đánh giá kết quả làm việc của nhân viên theo định kỳ để bộ phận kế toán xem xét tăng lương hoặc xét thưởng, nâng cấp bậc cho nhân viên. Các cá nhân có thành tích xuất sắc sẽ được hưởng những chính sách khen thưởng của khách sạn. Nếu nhân viên có biểu hiện chưa tốt cần tìm giải pháp để tăng hiệu suất làm việc và kéo thêm động lực làm việc cho họ.
2.6. Xử lý một số thủ tục
Trong nghiệp vụ của giám sát tầng còn bao gồm việc xử lý một số thủ tục liên quan đến khách hàng, luôn tiếp nhận phản hồi từ khách hàng để giải quyết nhanh chóng. Ví dụ, khách hàng mất giấy tờ có thể làm thủ tục tìm kiếm, xin lại hoặc khách hàng muốn đăng ký thêm phòng sẽ báo lễ tân hỗ trợ. Các thủ tục liên quan đến nhân viên ví dụ xin nghỉ phép, xin tăng lương cũng cần qua floor supervisor xem xét xử lý.
2.7. Nắm rõ các quy định khách sạn
Khách sạn luôn có những quy định quản lý khắt khe, vì thế bạn cần tuân thủ để đạt tiêu chuẩn cao hơn. Ngoài ra, nếu có chỉ định của cấp trên bạn cần ưu tiên làm trước và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Bên cạnh đó, bạn cần nắm rõ một số quy định về an ninh, luật bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và luật phòng cháy chữa cháy để xử lý các tình huống bất trắc xảy ra. Vì khách hàng là trung tâm và khách sạn vừa phải đem đến sự tiện nghi vừa mang lại cảm giác thoải mái, an toàn nhất có thể.
2.8. Luôn đoàn kết và giúp đỡ nhau
Thái độ ở trong khách sạn rất quan trọng vì không chỉ thể hiện sự tôn trọng của bạn với khách hàng mà còn thể hiện sự chuyên nghiệp trong công việc. Đối với nội bộ khách sạn cũng vậy, hòa đồng, yêu thương, giúp đỡ đồng nghiệp sẽ giúp công việc suôn sẻ hơn rất nhiều.
Là một floor supervisor bạn cần giữ mối quan hệ hòa khí giữa mình với cấp trên, cấp dưới, mình với bộ phận khác và giữa các nhân viên với nhau. Hãy luôn sẵn sàng giúp đỡ các bộ phận khác cũng như nhân viên của mình. Bên cạnh lắng nghe ý kiến khách hàng cũng cần lắng nghe những khó khăn mà nhân viên bạn đang quản lý gặp phải. Từ đó, giúp mọi người giải quyết và tiếp tục công việc của mình hiệu quả hơn.
Tuy chia nhỏ các bộ phận nhưng chúng ta có một mục tiêu chung đó là mang đến trải nghiệm tốt nhất cho những người lưu trú nơi đây. Khi xung đột giữa các bên bạn nên đứng ra hòa giải để chúng ta trở thành một tập thể đoàn kết vì đoàn kết chính là sức mạnh làm nên mọi thứ.
Xem thêm: Bật mí về giám sát buồng và nhiệm vụ của giám sát buồng
3. Mức lương đề xuất của floor supervisor
Mức lương cơ bản của một floor supervisor sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như khối lượng công việc, quy mô khách sạn, kinh nghiệm và hiệu suất làm việc. Tuy nhiên, theo thống kê, mức lương cơ bản của giám sát tầng dao động khoảng 5-10 triệu và chỉ có số ít là 5-7 triệu, còn lại đều thuộc mức 7-10 triệu.
Các floor supervisor cũng được hưởng KPI khách sạn và thưởng xứng đáng vào những thời điểm đông khách vì họ phải lao động liên tục và làm việc nhiều hơn, thậm chí là tăng ca đến muộn.
Không những thế, họ còn được hưởng những chính sách lương thưởng theo quy định của khách sạn, được đi du lịch, đi công tác trải nghiệm, nghỉ lễ, nghỉ phép, xét duyệt tăng lương và thậm chí là được cử đi học đào tạo để nâng cao trình độ. Chính sách đãi ngộ dành cho các floor supervisor là rất hấp dẫn. Nếu bạn yêu thích và có trách nhiệm với công việc này sẽ thu về một khoản thu nhập không hề nhỏ.
Như vậy, nghề floor supervisor tuy công việc nhẹ nhàng nhưng có khá nhiều nhiệm vụ cần làm và phải thật cẩn thận, trau chuốt mới có thể làm được. Công việc nhiều cũng đi liền với mức lương xứng đáng. Vậy nên các bạn cũng cần cân nhắc kỹ trước khi có ý định làm nghề này. Hy vọng với những kiến thức trên work247.vn có thể giúp bạn phân tích được floor supervisor là gì và có quyết định về tương lai của bản thân một cách đúng đắn nhé!