Google Ads Display - GDN là gì và những kiến thức cần biết
Tác giả: Nguyễn Hà Linh 28-06-2024
Nếu bạn đang tập tành tìm hiểu về Google Ads thì GDN là một công cụ, một phương thức không nên bỏ quả. Cùng tìm hiểu rõ khái niệm GDN là gì cũng như lợi ích, hạn chế và những kiến thức khác về GDN trong bài viết này nhé!
1. Chính xác thì GDN là gì?
Google Display Network chính là cụm từ đầy đủ khi nói đến GDN (chữ viết tắt). Hình dung theo cách đơn giản nhất, có thể hiểu đó là một mạng lưới hệ thống bao gồm các website quy mô, những website này là đối tác chính của công cụ tìm kiếm Google cho phép quảng bá hình ảnh về dịch vụ, sản phẩm của một thương hiệu thông qua công cụ GDN.
Nếu đã kịp tìm hiểu về hệ thống chạy quảng cáo Google trước đó, bạn có thể nhận ra chúng bao gồm hai hình thức riêng biệt, đó là Display và Search. Điều này khiến nhiều người nhầm lẫn.
Search là hình thức quảng cáo mất phí online thông dụng, đặt quảng cáo ở vị trí giá trị nhất của Google. Khi người dùng truy vấn một từ khóa nào đó, họ có thể nhìn thấy quảng cáo này một cách dễ dàng. Chúng được thể hiện dưới kết quả truy vấn Organic.
Thế nhưng, GDN so với Search lại thiếu tính chủ động và linh hoạt hơn. Công cụ này chèn quảng cáo vào những trang web được sàng lọc kỹ. Người dùng có thể trông thấy chúng khi tham khảo tin tức, mua sắm,... Quảng cáo ở dạng này thiên về nội dung ngôn từ, hình ảnh, media,...
Trong khi Search có tính ứng dụng cao hơn vì đặt quảng cáo ở vị trí bên ngoài giao diện truy vấn của người dùng, do đó chúng dường như vấn đáp được những gì mà người dùng mong muốn, nâng cao tỷ lệ nhấp chuột. Nếu người dùng truy vấn một từ khóa bất kỳ, quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện ngay lập tức.
Ngược lại, GDN thiếu linh hoạt hơn do người dùng nhìn thấy quảng cáo. Sự trông thấy này mang tính vô tình, chứ không có nhu cầu tìm kiếm trực tiếp như Search. GDN tương tự như quảng cáo trên các trang báo vậy, chúng có thể dễ dàng bị người dùng bỏ qua.
Kết luận để dễ phân biệt thì Search hướng đến người dùng có nhu cầu trực tiếp về sản phẩm và quảng cáo sản phẩm của bạn ngay sau khi quảng cáo xuất hiện trước mắt họ. Còn GDN lại xuất hiện trên những trang bên ngoài kết quả truy vấn, khi đó người dùng đang “bận” thực hiện những nhu cầu khác.
Tin tuyển dụng: Tìm việc làm quảng cáo Adwords
2. GDN xuất hiện ở vị trí nào?
Hơn 2 triệu website là con số cho phép quảng cáo GDN có thể hiển thị. Chúng giúp bạn tiếp cận người dùng với tỷ lệ gần như tuyệt đối. Vị trí quảng cáo sẽ xuất hiện không chỉ ở các trang web, mà còn ở các video hay nền tảng ứng dụng di động. Còn chúng được hiển thị cụ thể ra sao, phần lớn được quyết định bởi mục tiêu từ chiến dịch của bạn. Ví dụ:
- Xác định chủ đề và keyword liên quan.
- Lựa chọn trang web và trang cụ thể.
- Xác định đối tượng người dùng cụ thể trên dữ liệu về nhân khẩu học, sở thích, nhu cầu, lịch sử giao dịch hoặc truy cập của họ vào trang web.
3. GDN hoạt động trên cơ chế nào?
- Phương thức ngữ cảnh: Đây là phương thức hoạt động lấy cơ sở chủ đề hoặc keyword mà bạn đã xác định trước. Mục tiêu là gia tăng tỷ lệ xuất hiện quảng cáo trên các trang web, video, ứng dụng di động có nội dung tương tự. Trên cơ sở ngôn ngữ, kết cấu trang, nội dung và cấu trúc link. Nếu chủ đề hay keyword của bạn trùng với chủ đề của trang web thì quảng cáo Google sẽ chọn trang web đó để làm nơi xuất hiện quảng cáo của bạn.
- Lựa chọn website chính xác: Bạn có thể xác định trang web, ứng dụng, video thông qua Placement targeting từ hệ thống trang web của GDN để xác định nơi nào quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện chứ Google sẽ không auto chọn keyword, chủ đề hay trang web cho bạn.
4. Lợi ích khi sử dụng công cụ GDN
- Thứ nhất, phạm vi tiếp cận rộng: Ước tính GDN tiếp cận người dùng internet với tỷ lệ gần như tuyệt đối (hơn 90%).
- Thứ hai, Display tiết kiệm chi phí hơn Search: Mặc dù tỷ lệ nhấp thấp hơn, thế nhưng GDN cũng có chi phí rẻ hơn so với Search. Do đó, đây là ý tưởng đáng được cân nhắc bởi những công ty nhỏ và khó có thể cạnh tranh trên thị trường Search.
- Thứ ba, thanh toán đa hình thức: Trả phí trên GDN có thể thông qua PPC hoặc CPM. Hình thức thanh toán có thể chủ động xây dựng để tối ưu lợi nhuận.
- Thứ tư, sử dụng hình ảnh: Nghiên cứu cho thấy, thông tin được não bộ tiếp cận tốt hơn dưới dạng hình ảnh. Bạn chỉ có thể sử dụng text thuần túy ở quảng cáo Search thì ngược lại, ưu điểm của GDN là bao gồm dưới nhiều hình thức trực quan như hình ảnh, video,...
- Thứ năm, tiếp thị lại: Tiếp thị lại là một trong những điểm mạnh nhất của GDN. Với tính năng này, bạn có thể khoanh vùng người dùng tiềm năng. Nếu người dùng của bạn đã từng tìm kiếm một sản phẩm nhưng chưa thực hiện quyết định mua sắm, GDN sẽ thực hiện nhiệm vụ hiển thị ở những vị trí tiếp theo mà người dùng tiềm năng đến, thúc đẩy, nhắc nhờ họ mua sản phẩm đó.
Xem thêm: Zclouding là gì? Có nên tham gia kiếm tiền tại Zclouding?
5. Xác định một số điểm hạn chế của GDN
- Khó khăn khi xác định đối tượng: Hạn chế về tính linh hoạt và chủ động chính là nhược điểm của GDN. Khi người dùng đang thao tác trên một website khác, các quảng cáo GDN chỉ xuất hiện tình cờ trước mắt họ. Khi so với quảng cáo Search, tính xác định mục tiêu của GDN kém chính xác hơn.
- Traffic về website có thể kém chất lượng: Phạm vi tiếp cận rộng chưa hẳn là đã tốt. Có những người dùng click vào quảng cáo chỉ vì vô tình, hoặc tò mò mà thôi. Mặc dù vậy, với mục tiêu gia tăng nhận thức thương hiệu, công cụ này vẫn rất hiệu quả.
- Xác suất quảng cáo hiển thị trên những trang web không liên quan: Bạn sẽ khó kiểm soát được việc quảng cáo GDN sẽ xuất hiện trên trang web cụ thể nào, thậm chí là những website rác. Để ngăn ngừa tình trạng này, đa phần sẽ phải thực hiện những thao tác thủ công, tuy nhiên việc kiểm tra từng website một trong hệ thống lớn các website dường như là điều không thể.
- Tỷ lệ nhấp thấp hơn quảng cáo Search: Trung bình trong quảng cáo Google, tỷ lệ nhấp của toàn bộ ngành là 1.91% đối với quảng cáo Search, trong khi GDN chỉ mang về tỷ lệ khoảng 0.35%. Như đã nói, Search xuất hiện đáp ứng luôn nhu cầu thời điểm đó của người dùng, còn GDN thì không.
Mặc dù tỷ lệ nhấp không cao, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc GDN không có công dụng trong việc mang lại số lượng khách hàng tiềm năng cho bạn. Có thể ít ai nhấp vào quảng cáo, nhưng nhận diện về thương hiệu đã xuất hiện trong tâm trí của họ, lâu dần họ có thể chủ động truy vấn lại sản phẩm và mua.
Cuối cùng, hạn chế chung của tất cả các hình thức quảng cáo Google là chỉ tiếp cận được người dùng khi họ có sẵn thị hiếu về sản phẩm, chứ không tạo ra được thị hiếu mới cho người dùng như Facebook Ads.
6. Tìm hiểu các phân loại và kích thước của GDN
Nhiều người cho rằng, GDN chỉ phát triển một loại hình đó là bằng hình ảnh. Thế nhưng trên thực tế, GDN hỗ trợ quảng cáo ở nhiều phân loại đa dạng. Đó là những loại sau:
6.1. Các phân loại của GDN là gì?
- Thứ nhất, loại Text Ads: Loại này gần giống với quảng cáo Search, chúng bao gồm hai dòng nội dung và một tiêu đề.
- Thứ hai, Image Ads: Đây là loại quảng cáo bằng hình ảnh. Một hình ảnh cố định sẽ dành trọn vị trí của ad block trên trang web mà nó hiển thị. Bố cục, hình ảnh, nền của quảng cáo GDN có thể được chủ động tùy chỉnh sao cho thích hợp với nhu cầu.
- Thứ ba, Rich Media Ads: Loại này bao gồm ảnh động, các yếu tố tương tác hoặc các tiêu chí khác được tùy chỉnh dựa trên cơ sở người dùng xem quảng cáo và phương thức mà họ tiếp cận cũng như tương tác với quảng cáo. Ví dụ như hình ảnh động thể hiện các sản phẩm chạy theo hình thức carousel.
- Thứ tư, Video Ads: Quảng cáo thông qua video ngày càng là một xu hướng kể từ thời điểm nền tảng Youtube chính thức gia nhập hệ thống quảng cáo GDN. Bên cạnh các sản phẩm video của Youtube, bạn có thể tận dụng quảng cáo Google để hiển thị quảng cáo của mình.
Xem thêm: Chạy quảng cáo chuyển đổi là gì? Hướng dẫn chạy quảng cáo chuyển đổi
6.2. Tổng hợp các kích thước tiêu chuẩn
20 block size quảng cáo là con số gắn liền với GDN. Mỗi trang web đăng ký hiển thị Google Ads sẽ tùy thuộc vào cấu trúc trang web của họ mà xác định một ad block cho mình. Để quảng cáo hiển thị tốt ở bất kỳ vị trí nào cũng được thì lời khuyên là bạn nên thiết lập quảng cáo ở đa dạng size.
GDN được tải lên ở các định dạng cho phép bao gồm ZIP, PNG, JPG, GIF và SWF, kích thước tệp không được vượt quá 150KB.
So với quảng cáo bằng dạng text, thì dạng đa phương tiện hoặc hình ảnh sẽ mang lại tỷ lệ nhấp cao hơn, thế nhưng tỷ lệ chúng xuất hiện lại thấp hơn. Vì Google có thể chứa hơn một quảng cáo dạng text vào một ad block, tuy nhiên chỉ chứa được một hình ảnh vào một vị trí gần giống. Chính bởi vậy, chi phí để đặt quảng cáo dưới dạng hình ảnh bao giờ cũng đắt đỏ hơn.
Trong trườn hợp bạn không có đủ điều kiện để thiết lập một quảng cáo dạng hình ảnh, thì có thể thử trải nghiệm trình Google’s Display Ad Builder (một trình tạo quảng cáo của Google). Mặt khác, trong mỗi quảng cáo, hãy đảm bảo có sự hiện diện của thương hiệu, lời kêu gọi hành động, các khía cạnh thiết kế sao cho tương thích với phong cách website của bạn nhất.
Hy vọng những kiến thức trên đây sẽ giúp bạn hình dung rõ hơn GDN là gì?