Hướng dẫn chi tiết chuẩn bị hồ sơ xin việc kiến trúc sư

Tác giả: Trần Hải Minh

Công việc của người kiến trúc sư là sử dụng bộ óc sáng tạo của mình cùng những kỹ năng chuyên môn để sáng tạo ra những công trình vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa đảm bảo tính khoa học, phù hợp với thị hiếu khách hàng. Đứng trước tốc độ đô thị hóa của Việt Nam, nghề kiến trúc sư lại càng được nhiều người lựa chọn. Vậy làm thế nào để chuẩn bị hồ sơ xin việc kiến trúc sư? Xem ngay!

1. Các giấy tờ cần thiết trong hồ sơ xin việc kiến trúc sư

1.1. Sơ yếu lý lịch

Hồ sơ xin việc kiến trúc sư hay ở bất cứ hồ sơ xin việc của một công việc nào khác cũng cần phải có sơ yếu lý lịch. 

Ứng viên có thể sử dụng mẫu sơ yếu lý lịch có sẵn trong hồ sơ xin việc hoặc tự tạo cho mình mẫu sơ yếu lý lịch trên word. Cần điền đầy đủ và chính xác các thông tin trên sơ yếu lý lịch vì đây sẽ là cơ sở để các bạn có thể được hưởng các chế độ đãi ngộ về bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. Nếu sử dụng mẫu viết tay, ứng viên cần chú trọng đến ngoại hình chữ viết, không gạch hay dùng tẩy xóa ảnh hưởng đến thẩm mỹ. 

Xin việc kiến trúc sư

Ở một số các công ty kiến trúc lớn thì họ cũng có những yêu cầu riêng về sơ yếu lý lịch, ứng viên sẽ cần phải điền sơ yếu lý lịch theo mẫu mà doanh nghiệp đưa ra và nộp lại khi tham gia ứng tuyển. 

Sơ yếu lý lịch đã được dán ảnh và được công chứng bởi các văn phòng dịch vụ công chứng hoặc ủy ban nhân dân địa phương. 

1.2. CV xin việc

CV xin việc được coi như một bản giới thiệu khái quát về bản thân cũng như những thành tích đạt được trong suốt những tháng năm học hành và kinh nghiệm tích lũy từ thời gian trước đó. CV kiến trúc nội thất cần đảm bảo được các nội dung như sau: 

- Thông tin cá nhân: họ tên ứng viên, năm sinh, địa chỉ hiện tại, phương thức liên lạc (số điện thoại, email, mạng xã hội).

CV xin việc kiến trúc sư

- Mục tiêu nghề nghiệp: Ứng viên có thể chia mục tiêu nghề nghiệp kiến trúc nội thất thành mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để thể hiện được định hướng của bản thân trong tương lai. Những mục tiêu này phải gắn với thực tế và được đánh giá là có khả năng thực hiện được. Đặc biệt, ứng viên có thể nhấn mạnh về khả năng của bản thân trong mục tiêu nghề nghiệp. Với những bạn sinh viên mới ra trường, chưa có kinh nghiệm, các bạn nên đề cập đến nền tảng kiến thức vững chắc cũng như sức trẻ, sức cống hiến và những kỹ năng mềm của mình. Với những người đã có kinh nghiệm thì nên nhắc đến kinh nghiệm làm việc của bản thân để lấy được ưu thế. 

- Trình độ học vấn: Tốt nghiệp chuyên ngành nào? Trường nào? Xếp loại tốt nghiệp hoặc điểm GPA. 

- Kinh nghiệm làm việc: Thời gian làm việc, ứng viên đã làm ở vị trí nào, công ty (tổ chức) nào, nhiệm vụ công việc ở vị trí đó. 

- Kỹ năng: Có thể là các kỹ năng mềm (kỹ năng giao tiếp, tạo dựng mối quan hệ, làm việc nhóm, thuyết trình,...), kỹ năng sử dụng phần mềm thiết kế, tiếng anh giao tiếp,...

- Chứng chỉ: Các chứng chỉ bạn đã nhận được trong quá trình học tập tại trường đại học, chứng chỉ sử dụng phần mềm, chứng chỉ hành nghề kiến trúc sư.

Chuẩn bị hồ sơ xin việc kiến trúc sư

- Giải thưởng: Những danh hiệu, giải thưởng nào bạn đã nhận được trong quá trình học tập tại trường và làm việc tại công ty cũ. 

- Hoạt động/dự án: Ở đây, các hoạt động được kể đến thường là các hoạt động xã hội đoàn thể, câu lạc bộ và các dự án, công trình kiến trúc đã từng tham gia.

Ngoài ra, còn có các thông tin khác trong CV như đối tượng tham khảo (là những người trực tiếp quản lý hoặc đồng nghiệp tại công ty cũ) và sở thích cá nhân ứng viên. 

Xem thêm: Hướng dẫn tạo sơ yếu lý lịch sinh viên xin việc đơn giản nhất

1.3. Đơn xin việc

Đơn xin việc kiến trúc nội thất là một văn bản hành chính để ứng viên bày tỏ những mong muốn của bản thân được làm việc ở vị trí kiến trúc sư trong công ty. 

Đơn xin việc kiến trúc sư

Đơn xin việc cần đảm bảo các yếu tố về hình thức của văn bản hành chính. Người viết có thể sử dụng mẫu đơn xin việc có trong bộ hồ sơ mẫu hoặc tìm kiếm, tự tạo cho mình mẫu đơn xin việc phù hợp hơn qua máy tính. 

Phần mở đầu bao gồm các thông tin về quốc hiệu, tiêu ngữ, tên đơn, người nhận đơn, giới thiệu bản thân người tham gia ứng tuyển

Phần thân bao gồm các thông tin: Người ứng tuyển biết thông tin tuyển dụng qua phương tiện nào? Lý do gì khiến bạn biết mình phù hợp với công việc đó? Bạn sẽ làm gì nếu như được nhận vào làm việc? Bày tỏ mong muốn và lời cảm ơn.

Phần kết: ngày tháng viết đơn và chữ ký người viết.

1.4. Thư xin việc

Cũng để sử dụng nhằm mục đích bày tỏ mong muốn của mình được làm việc trong công ty. Nhưng thư xin việc khác đơn xin việc ở chỗ, nó có thể sử dụng ngôn từ thoải mái hơn, không phải bó buộc về mặt hình thức như đơn xin việc. 

Các doanh nghiệp thường ít yêu cầu ứng viên viết thư xin việc. Tuy nhiên, việc chuẩn bị đầy đủ cho mình tất cả những giấy tờ hồ sơ cần tiết càng chứng tỏ được sự cẩn thận, chu toàn, thể hiện bản thân đã đầu tư rất nhiều công sức cho quá trình xin việc lần này. 

Thư xin việc kiến trúc sư

Các bạn có thể truy cập vào website của chúng tôi để download các mẫu thư xin việc phù hợp với nhu cầu bản thân. 

1.5. Một số giấy tờ khác

Các bạn cần photo các chứng chỉ, bằng khen mình đã nhận được trong suốt quá trình rèn luyện và làm việc trước đó. Một số doanh nghiệp sẽ yêu cầu thêm giấy quyết định nghỉ việc hoặc giấy nhận xét nhân viên tại công ty, nơi làm việc trước đó của bạn. 

Đồng thời, đừng quên mang theo giấy tờ tùy thân để đối chiếu thông tin trên sơ yếu lý lịch các bạn nhé. 

Xem thêm: Hồ sơ xin việc cần mấy tấm ảnh và những câu hỏi thường gặp nhất

2. Lưu ý khi xin việc kiến trúc sư

Các công việc kiến trúc sư thường xuyên được tuyển dụng như: kiến trúc sư cảnh quan, kiến trúc sư thiết kế nội thất, kiến trúc sư thiết kế công trình, kiến trúc sư cầu đường,... 

Mỗi doanh nghiệp lại có những yêu cầu khác nhau về trình độ của ứng viên. Công nghệ ngày càng hiện đại, các kiến trúc sư chẳng cần phải tưởng tượng và vẽ trên giấy như ngày xưa nữa. Các phần mềm cũng xuất hiện ngày càng nhiều hỗ trợ cho các kiến trúc sư làm việc. Hiện tại, chỉ cần trên bản vẽ, ngay cả tới những người không có kiến thức chuyên môn trong nghề kiến trúc cũng có thể tưởng tượng được ngôi nhà hoàn thiện có hình dáng như thế nào.

Cập nhật khoa học công nghệ vào thiết kế

Thế nên, ngoài việc học các kiến thức trên trường lớp thì các bạn học ngành thiết kế kiến trúc cũng cần học thêm những phần mềm hỗ trợ trong quá trình làm việc như: photoshop, 3DS max, Autocard,... 

Không tiến có nghĩa là đang thụt lùi, bằng lòng với những gì mình đang biết trong khi ai ai cũng đang nỗ lực để tiếp cận với công nghệ. Một ngày không xa, tất cả những gì bạn đang biết, đều sẽ là lạc hậu. Chính vì thế, những người làm việc trong ngành kiến trúc đều phải không ngừng học hỏi, không ngừng phát triển bản thân để sáng tạo ra những công trình phù hợp với khách hàng và gìn giữ hình ảnh văn hóa Việt. 

Trên đây là toàn bộ thông tin về chuẩn bị hồ sơ xin việc kiến trúc sư. Work247 chúc các bạn có thể hoàn thiện hồ sơ của mình và sớm có công việc mình mong ước.