Hợp tác xã là gì? Cơ cấu tổ chức và ưu điểm, nhược điểm của mô hình hợp tác xã
Tác giả: Hằng Lê 22-03-2024
Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về khái niệm, cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động, những ưu và nhược điểm của mô hình hợp tác xã. Mời bạn đọc theo dõi.
1. Mô hình hợp tác xã là gì?
Hiện nay, theo tìm hiểu có rất nhiều định nghĩa khác nhau về mô hình hợp tác xã. Nhưng theo tổng hợp, chúng ta có thể hiểu một cách khái quát, hợp tác xã là một loại mô hình tổ chức kinh tế của tập hợp những cá nhân tự nguyện thành lập nên (ít nhất 07 người), nhằm đáp ứng các nhu cầu và nguyện vọng về kinh tế, văn hóa, xã hội chung của họ. Hợp tác xã có tư cách pháp lý và mang tính dân chủ, bình đẳng.
Ngoài ra, sự liên kết, kết nối giữa các hợp tác xã với nhau (ít nhất 4 HTX) thì được gọi là Liên hiệp hợp tác xã. Trường hợp các liên hiệp hợp tác xã hoạt động với quy mô lớn hơn nữa thì sẽ hình thành nên các doanh nghiệp hợp tác xã.
Theo truyền thống của những người sáng lập, hợp tác xã tồn tại phải dựa trên nguyên tắc hoạt động: tự lực, tự giác, tự chịu trách nhiệm, dân chủ, bình đẳng, công bằng và đoàn kết. Các thành viên hợp tác xã tin vào các giá trị đạo đức của sự trung thực, cởi mở, trách nhiệm xã hội.
Việc làm phát triển thị trường
2. Cơ cấu tổ chức của hợp tác xã
2.1. Nguyên tắc tổ chức
- Về cơ cấu tổ chức hợp tác xã: tất cả các cá nhân, hộ gia đình có thể tự nguyện gia nhập hoặc rút lui khỏi hợp tác xã; về cơ cấu tổ chức của liên hiệp hợp tác xã: tất cả các hợp tác xã có thể tự nguyện gia nhập hoặc rút lui khỏi liên hiệp hợp tác xã.
- Sự kết nạp của hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã mang tính rộng rãi, tạo thành các hợp tác xã thành viên.
- Tất cả các quyền biểu quyết, nêu ý kiến của các thành viên trong hợp tác xã đều ngang nhau, không có phân biệt đối xử về cấp trên cấp dưới, ai có đóng góp lớn hay đóng góp nhỏ, dựa trên sự bình đẳng, công bằng và tôn trọng lẫn nhau. Các báo cáo, giấy tờ liên quan đến hoạt động của hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã đều phải chia sẻ công khai cho các thành viên, và ai là thành viên cũng có quyền được biết.
- Như đã đề cập, đây là một mô hình tổ chức kinh tế có tư cách pháp lý, cho nên hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã phải tự chịu tất cả các trách nhiệm về các hoạt động của tổ chức trước pháp luật.
- Các hợp tác xã và các liên hiệp hợp tác xã có trách nhiệm đào tạo, quan tâm, chia sẻ đến tất cả các thành viên trong tổ chức, các thông tin cũng như lợi ích của hợp tác xã và liên hợp tác xã.
- Đồng thời, hợp tác xã và liên hợp tác xã còn phải có trách nhiệm duy trì con đường phát triển hiện tại cũng như định hình phương hướng phát triển trong tương lai. Tất cả các thành viên trong hợp tác xã cũng như liên hiệp hợp tác xã có trách nhiệm hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau nhằm góp phần mở rộng quy mô tổ chức.
- Các thu nhập tổng hợp của hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã phải được chia cho tất cả các thành viên theo nhu cầu sử dụng của thành viên và hợp tác xã thành viên hoặc chia theo công sức đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã.
2.2. Điều kiện gia nhập hợp tác xã
Nếu muốn gia nhập hợp tác xã, tất cả các cá nhân và hộ gia đình phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Người muốn gia nhập hợp tác xã phải đủ 18 tuổi trở lên, là công dân Việt Nam, trường hợp nếu là người nước ngoài thì phải có giấy tờ cư trú tại Việt Nam hợp pháp. Là người có trách nhiệm hành vi dân sự, thuộc hộ gia đình mà chủ hộ gia đình là đại điện hợp pháp.
- Người muốn gia nhập hợp tác xã phải là người có mong muốn hợp tác vá muốn sử dụng các sản phẩm, dịch vụ do hợp tác xã sản xuất.
- Người muốn gia nhập hợp tác xã phải có giấy đăng ký tự nguyện gia nhập theo quy định và phải đồng ý những thỏa thuận theo điều lệ của hợp tác xã.
- Người muốn gia nhập hợp tác xã phải thực hiện đóng góp vốn theo luật của Nhà nước và theo quy định của hợp tác xã.
- Bên cạnh các điều kiện bắt buộc đã nêu ở trên, người muốn gia nhập còn có thể chấp hành đáp ứng một số điều kiện khác có trong nội dung quy định của hợp tác xã.
3. Hợp tác xã có tư cách pháp nhân không?
Theo luật hợp tác xã hoàn toàn có tư cách pháp nhân vì hợp tác xã đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại điều 74 Bộ luật dân sự năm 2015. Tư cách pháp nhân của hợp tác xã được khẳng định trong những khía cạnh sau
Xem thêm: Việc làm kế toán - kiểm toán
4. Ưu điểm và nhược điểm của hợp tác xã
Bất cứ một mô hình tổ chức kinh tế nào đều có những ưu và nhược điểm riêng, tùy vào đặc thù của từng loại hình. Thế những ưu điểm, nhược điểm của hợp tác xã là gì?
- Về ưu điểm:
+ Thứ nhất, đây là một loại mô hình tổ chức kinh tế duy nhất có thể tạo sức hút hấp dẫn được nhiều người gia nhập. Vì số lượng thành viên trong hợp tác xã thường đông đảo, nên điều này tạo tiền đề góp phần huy động nguồn lực để phát triển sản xuất. Hợp tác xã cũng là mô hình giúp đỡ các cá nhân sản xuất nhỏ lẻ có điều kiện kinh doanh tốt hơn.
+ Thứ hai, tất cả các hoạt động của hợp tác xã đều dựa trên nguyên tắc công bằng, dân chủ về cả vấn đề nêu ý kiến, biểu quyết hay vấn đề về phân chia thu nhập. Nhờ vậy mà các thành viên không phải lo lắng về việc bị phân biệt đối xử khi hoạt động trong hợp tác xã.
+ Thứ ba, các thành viên khi gia nhập hợp tác xã theo quy định là chỉ có nghĩa vụ chịu trách nhiệm về số lượng vốn đã góp của các thánh viên vào hợp tác xã. Việc này góp phần tạo một môi trường lành mạnh, thoải mái, tạo sự yên tâm cho các thành viên khi có ý định hợp tác đầu tư vào kinh doanh, sản xuất các sản phẩm, dịch vụ.
- Bên cạnh những ưu điểm, mô hình này cũng tồn tại một số các nhược điểm như sau:
+ Thứ nhất, chính điểm thuận lợi cũng trở thành điểm khó khăn cho mô hình kinh doanh này. Sự công bằng, bình đẳng trong mọi cơ chế hoạt động về phần nêu ý kiến hay ai ai cũng có quyền biểu quyết ngang nhau và phần chia thu nhập không dựa vào số vốn đóng góp của các thành viên, mà chỉ dựa vào nhu cầu sử dụng của các thành viên sẽ dẫn đến việc những thành viên cảm thấy không phù hợp. Vì một người góp vốn lớn hơn nhưng lại có thể chỉ nhận được phần thu nhập thấp hơn người góp vốn ít hơn chỉ vì nhu cầu sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của họ ít hơn.
+ Thứ hai, vì hợp tác xã là mô hình kinh doanh có sức hấp dẫn đối với nhiều người, nên hợp tác xã luôn chứa đựng một số lượng đông đảo các thành viên. Điều này cũng gây một số khó khăn nhất định trong công tác quản lý
+ Thứ ba, như đã đề cập ở trong bài, nguồn vốn cảu hợp tác xã được tạo ra phần lớn là từ vốn tự có của các thành viên bỏ vào. Ngoài ra, hợp tác xã còn được nhận các phần hỗ trợ từ các cơ quan, tổ chức khác hay phần trợ cấp của Chính phủ. Điều này cho thấy, khả năng thu hút vốn của mô hình kinh doanh này so với các loại hình khác là còn thấp.
Mặc dù còn nhiều điểm bất cập và tồn tai, nhưng nhìn vào góc độ khách quan mà thấy, hợp tác xã là một mô hình tổ chức kinh tế thân thiện và lành mạnh, có nhiều đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế và xã hội cho đất nước.
Cảm ơn các bạn đã xem bài.