Indesign là gì? Tìm hiểu phần mềm thiết kế chuyên nghiệp Indesign

Tác giả: Trần Hải Minh 09-08-2024

Hiện nay, một trong những phần mềm thiết kế đồ họa phổ biến mà được rất nhiều dùng đó chính là Indesign. Có thể với các bạn mới bắt đầu học thiết kế thì mới chỉ nghe qua tên chứ chưa biết hết được công dụng của phần mềm này. Vậy Indesign là gì? Và nó giúp ích thế nào trong công việc thiết kế?

1. Indesign là gì?

Các bạn hay nhìn thấy các thiết kế đẹp mắt trên sách báo, tạp chí mà có bao giờ tự hỏi người ta tạo ra những sản phẩm đó bằng cách nào không? Indesign chính là phần mềm thiết kế các ấn phẩm như tạp chí, sách, báo, catalogue, brochure,… và còn hỗ trợ nhiều chức năng có ích khác cho các nhà xuất bản chuyên nghiệp và Designer.

Ngoài ra, Indesign còn tạo ra những trang văn bản chuyên nghiệp và có yêu cầu chuyên sâu về đồ họa. Đây được coi là công cụ thiết kế và trình bày các điều khiển có độ chính xác cao và giao tiếp hoàn hảo với các ứng dụng đồ họa chuyên nghiệp khác của Adobe.

 Indesign là gì?

Phần mềm Indesign cho phép người dùng có thể dễ dàng “nhúng” hay liên kết link với các định dạng file hình bitmap của Photoshop như jpeg, psd,… và cả file ảnh có vector llustrator như pdf, ai, tiff.

Ngoài ra, do Indesign cùng một nhà với hai phần mềm thiết kế Photoshop và llustrator nên bạn có thể dễ dàng điều chỉnh các file hình ảnh và vector trực tiếp trong đó. Indesign sẽ có thể tự cập nhật sau khi có sự thay đổi trong bản thảo mà không cần xuất file hay chèn liên kết lại từ đầu. Đặc biệt, phần mềm này còn cho phép người dùng có thể chèn các tệp tin văn bản dưới dạng pdf hay .doc.

Phần mềm thiết kế chuyên nghiệp

Đánh giá của người dùng ro rằng Indesign là một phần mềm vô cùng tiện ích giúp cho các designer có thể quản lý các yếu tố văn bản, hình ảnh chuyên nghiệp và phối hợp dàn ý, bố cục ở số lượng lớn sao cho phù hợp với chúng.

Mặc dù những phần mềm thiết kế như Photoshop hay llustrator cũng khá phổ biến với các designer. Nhưng trên thực tế điều này sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức trong quá trình xuất file ảnh để in ấn. Do vậy, bạn hãy xem tính chất công việc của mình như thế nào rồi hẵng quyết định học Indesign hay không nhé!

Xem thêm: Bí quyết tự học thiết kế đồ họa hiệu quả cho người mới bắt đầu

2. Phân biệt Indesign và llustrator

Có rất nhiều người lầm tưởng công dụng của hai phần mềm thiết kế này như nhau nhưng điều đó là không phải. llustrator là phần mềm chuyên về sự sáng tạo trong thiết kế còn Indesign lại có công vụ chuyên về bố cục và dàn trang.

Với công dụng của Indesign thì sẽ thuận lợi hơn cho việc tạo ra sách, báo, tạp chí và có thể chỉnh sửa nhiều trang cùng trên một vùng làm việc. Trái với nó thì llustrator chỉ cho phép tạo ra một lượng trang nhất định (trong khoảng 8 trang) để tránh gây nặng máy của bạn. Chính vì vậy mà việc kết hợp hai phần mềm này có thể thiết kế vào sáng tạo ra một bố cục hoàn hảo.

Phân biệt Indesign và llustrator

Có thể các bạn sẽ nghĩ rằng, việc chỉ soạn một đoạn văn bản dài trong sách báo, tạp chí thì chỉ cần dùng đến Microsoft Word cho đơn giản. Tuy nhiên, Indesign có thể làm hơn phần mềm Microsoft Word hay các phần mềm soạn thảo khác ở rất nhiều điểm như phối hợp hình ảnh, bố cục trang, họa tiết và kết hợp màu sắc một cách hoàn chỉnh. Ngoài ra, còn một tính năng tuyệt vời nữa của Indesign là hỗ trợ các ấn bản tương thích với công việc in offset.

Xem thêm: [Trả lời câu hỏi] FPT Arena Multimedia học phí bao nhiêu?

3. Phần mềm thiết kế Indesign làm được những gì?

Một phần mềm nhưng trong đó chứa bao nhiêu công dụng tiện ích mà các designer có thể thỏa sức sáng tạo với các sản phẩm của mình. Cụ thể những gì bạn có thể làm với phần mềm thiết kế Indesign bao gồm:

 Phần mềm thiết kế Indesign làm được những gì?

- Quản lý các file ảnh trong phần mềm thiết kế Indesign: Indesign không có khả năng chỉnh sửa ảnh nhưng bù lại khi thêm ảnh vào phần mềm này bạn có thể tiến hành chỉnh sửa file ảnh bằng AI hoặc PS. Sau khi chỉnh xong các thao tác thì Indesign sẽ tự động cập nhật dữ liệu mà bạn không cần phải lưu file mới, xóa file cũ.

- Tính năng thêm và sửa trực tiếp các file văn bản: bạn có thể tín hành hiệu chỉnh hầu hết các file tệp văn bản như: PDF, WORD, EXCEL.

- Hỗ trợ soạn thảo văn bản một cách tối đa: nhắc đến Indesign mà không nhắc đến tính năng soạn thảo ưu việt thì là một thiếu sót lớn. Nó hỗ trợ quản trang, soạn thảo văn bản một cách tuyệt vời và thân thiện như word.

Hỗ trợ soạn thảo văn bản một cách tối đa

- Thỏa sức sáng tạo: Indesign cho phép bạn có thể vẽ hình minh họa và thiết kế như llustrator. Bên cạnh đó, bạn có thể điều chỉnh bố cục theo ý muốn mà không hề gặp bắt cứ trở ngại nào.

- Giao diện thân thiện với người dùng: Cũng giống như các anh chị của nó kà AI và PS thì Indesign có giao diện không khác là mấy. Cách sử dụng các công cụ giống nhau do vậy việc làm chủ được phần mềm này rất dễ dàng.

4. Những công việc bạn có thể làm khi học phần mềm thiết kế Indesign

Như đã nói ở đầu bài Indesign là phần mềm hỗ trợ cho công việc thiết kế. Do vậy, bạn có thể làm việc bất cứ công việc nào có liên quan đến phần mềm đồ họa, ví dụ như:

Những công việc bạn có thể làm khi học phần mềm thiết kế Indesign

- Làm trong các trang sách báo, ấn phẩm điện tử.

- Thực hiện một số sản phẩm mà thường được làm bằng phần mềm illustrator ( baner, menu, poster, hình vẽ minh họa,…)

- Khi đã thành thạo việc sử dụng phần mềm Indesign thì bạn hoàn toàn có thể làm tại các xưởng in, chế bản in, tòa soạn báo,… Tất nhiên mức thu nhập bạn nhận được cũng phải là nhỏ nếu bạn có khả năng làm tốt.

Xem thêm: Tìm việc làm nhân viên thiết kế đồ họa

5. Hướng dẫn cách sử dụng phần mềm thiết kế Indesign

Nếu bạn là người mới bắt đầu bước chân vào tìm hiểu về phần mềm Indesign thì bạn nên nắm chắc nhưng điều cơ bản về hướng dẫn sử dụng phần mềm mà mình nêu dưới đây.

Hướng dẫn cách sử dụng phần mềm thiết kế Indesign

Thứ nhất, Margins và Bleeds

Nếu bản mong muốn thiết kế của mình sau khi hoàn thiện sẽ được in ra thì điều quan trọng là phải chú ý tới Margins và Bleeds ngay từ khi mới bắt đầu tạo thiết kế. Vùng thiết kế ngoài khổ giấy là Bleeds còn vùng thiết kế trong khổ giấy là của Margins. Hãy lưu ý rằng cài đặt ngay tập tin của bạn khi bắt đầu mở một document mới nhé.

Thứ hai, Master Pages

Đây chính là tính năng hữu dụng giúp bạn có thể hoàn thiện công việc rất nhanh và tiết kiệm thời gian khi bạn cần rất nhiều trang thiết kế. Master Pages sẽ có thể tự động chèn những yếu tố liên quan cùng xuất hiện trong nhiều trang khác nhau. Để thiết lập được công cụ này thì bạn hãy bật bảng Pages, sau đó nháy đúp chuột vào “A – Master”. Từ đó, thêm những yếu tố hay nội dung cần sử dụng nhiu lần trong quá trình thiết kế.

Tính năng Master Pages

Ngoài ra, có thể dùng nhiều Master Pages để có thể thay đổi phong cách thiết kế của mình làm sao linh hoạt và sáng tạo hơn. Chỉ cần nhấp và kéo chúng vào khung trang là bạn có thể sử dụng tính năng này sau đó làm các thao tác như bình thường.

Thứ ba, Framrs

Tất cả hình ảnh, văn bản và nội dung thiết kế đều được đặt trong Framrs bao gồm 2 loại là: image và text. Để thực hiện bước này bạn cần tạo 1 khung văn bản với một hình dạng bất kỳ tùy thuộc vào yêu cầu. Có thể lựa chọn nhập trực tiếp nội dung vào khung và import để sửa các tài liệu sẵn có.

Thứ tư, thay đổi kích thước và nội dung của khung

Thao tác này rất đơn giản, bạn chỉ cần sử dụng các phím tắt để thay đổi kích thước hay nội dung như mong muốn. Để giữ được kích thước ảnh trong Frame thì hãy ấn Command + Option + Shift + E. Còn nếu bạn muốn giữ hình ảnh trong Frame thì ấn t hợp phím Command + Option + Shift + C.

Thay đổi kích thước và nội dung của khung

Thứ năm, lựa chọn các frame

Đây là công đoạn rất dễ dàng trong thiết kế. Tuy nhiên, với một số trường hợp đặc biệt mà Frames chồng chéo lên nhau thì việc thực hành các bước sẽ trở nên khó khăn hơn và đòi hỏi sự khéo léo từ bạn. Một mẹo để xử lý tình trạng đó nhanh hơn là bạn hãy lựa chọn thực hành các bước luân chuyển bằng các yếu tố giữ Command bên Mac và Control rồi sau đây vào Frame bạn phải chọn.

Thứ sáu, sử dụng nhiều định dạng ảnh

Indesign cho phép bạn có thể sử dụng nhiều định dạng ảnh khác nhau như PNG, JPEG, PSD, PICT,… Đây là những định dạng ảnh đều được chấp nhận nếu như bạn đang chuẩn bị một tập để in. Khi nhập ảnh ở bất kì định dạng nào đi chăng nữa thì bạn cũng nên quan tâm đến độ phân giải của nó đã phù hợp hay chưa cũng giống như việc chúng đang được lưu ở chế độ nào. Một tip nhỏ để tránh làm vỡ hình là bạn không nên kéo ảnh lớn hơn các kích thước thật của nó. Những định dạng mà thông thường các bạn thiết kế chuyên nghiệp hay sử dụng là TIFF và EPS để in.

Sử dụng nhiều định dạng ảnh

Thứ bảy, Import PDS tệp

Việc bạn có thể Import PDS tệp sẽ giúp ích cho bạn khi thiết kế kế ví chúng có sử dụng các nền tảng đồ họa. Import PDS có thể giữ được Opacity vốn có mà bạn thậm chí có thể thực hiện công đoạn bật, tắt, chuyển các layer trong PSD tệp ngay trong phần mềm Indesign mà không cần sử dụng đến PS.

Trên đây là những chia sẻ của mình về Indesign là gì? Mong rằng bạn đã bổ sung được nhưng thông tin hữu dụng trong quá trình tìm hiểu về Indesign và con đường chở thành một designer chuyên nghiệp.