Kinh doanh dịch vụ lữ hành là gì? Điều kiện khi kinh doanh

Tác giả: Trần Hải Minh

Trong cuộc sống của chúng ta ngày này thì ngoài các nhu cầu ăn uống và công việc thì nhu cầu giải trí cũng chính là một trong những thứ cần thiết đối với mọi người. Để có thể giải tỏa các áp lực trong công việc và học tập thì du lịch chính là thứ được rất nhiều người quan tâm và yêu thích. Vì vậy, sau dịch covid thì nó đang dần hồi và phát triển trở lại. Vì thế mà hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành đã xuất hiện và đem lại rất nhiều lợi nhuận cho các doanh nghiệp. Và để hiểu thêm về kinh doanh dịch vụ lữ hành là gì và làm sao để có thể kinh doanh được dịch vụ này thì chúng ta hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé.

1. Thông tin tổng quan về kinh doanh dịch vụ lữ hành 

1.1. Khái niệm của kinh doanh dịch vụ lữ hành là gì?

Như chúng ta đã biết thì du lịch chính là việc con người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình trong một thời gian ngắn đến một nơi khác nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí hay khám phá. 

Khái niệm của kinh doanh dịch vụ lữ hành

Theo như điều 2 luật du lịch 09/2017/QH14 ngày 19 tháng 6 năm 2017 quy định về khái niệm kinh doanh dịch vụ lữ hành: “Kinh doanh dịch vụ du lịch lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch”. 

1.2. Các sản phẩm có trong dịch vụ lữ hành

Theo đó thì các sản phẩm lữ hành sẽ có những đặc điểm như sau: 

1.2.1. Các sản phẩm của lữ hành thì có tính chất tổng hợp

Đây sẽ là sự kết hợp của nhiều dịch vụ khác nhau như: Các dịch vụ về vận chuyển, chỗ ở và ăn uống. Các nhà sản xuất ở đây đều là các nhà sản xuất riêng lẻ sau đó mới kết hợp để thành một sản phẩm mới. Sản phẩm lữ hành sẽ bao gồm trọn gói các chương trình về du lịch hay từng phần riêng lẻ. Khách hàng sẽ phải thanh toán chi phí trước khi đi du lịch theo dịch vụ này. 

1.2.2. Tính không đồng nhất của các sản phẩm lữ hành

Các sản phẩm lữ hành sẽ không được đồng nhất giữa các lần do chất lượng phục vụ sẽ phụ thuộc sẽ còn phục thuộc vào các yếu tố khách quan như trạng thái, tâm lý của những người phục vụ cũng như những người trải nghiệm.

1.2.3. Các hoạt động của sản phẩm lữ hành 

Các sản phẩm này sẽ bao gồm các hoạt động từ khi đón khách cho đến khi trở lại điểm xuất phát. Những hoạt động này cần phải đảm bảo được nhu cầu giải trí, tham quan cũng như việc đi lại, ăn ở và an ninh,...

Các hoạt động của sản phẩm lữ hành 

1.3. Các đặc điểm của kinh doanh dịch vụ lữ hành

Kinh doanh dịch vụ lữ hành sẽ mang tính thời vụ vì ở Việt Nam khí hậu sẽ mang tính chất theo mùa. Sẽ có 4 mùa rõ rệt được trải dài từ bắc vào nam, vì thế mà nhu cầu của du khách cũng sẽ khác nhau: 

- Vào mùa hè do khí hậu nắng nóng hơn nên du cầu du lịch ở biển sẽ tăng cao. Ngược lại mùa đông hay là những mùa bão sẽ rất ít du khách đến biển.

- Vào mùa xuân thì khách sẽ đến với du lịch với những nơi mà có nhiều lễ hội diễn ra. 

Không giống với các ngành khác, các sản phẩm của dịch vụ lữ hành sẽ không thể lưu trữ, bảo quản được và giá cả của các sản phẩm này cũng có tính linh động chứ không cố định. 

Chương trình dịch vụ trọn gói được coi là sản phẩm đặc trưng, có thể được thực hiện nhiều lần vào các thời gian khác nhau. 

Xem thêm: Bật mí điều kiện để có thể kinh doanh dịch vụ homestay

2. Những quy định của bộ luật về phạm vi kinh doanh

Theo như điều 30 luật du lịch năm 2017 quy định thì phạm vi kinh doanh của dịch vụ lữ hành bao gồm: 

 Những quy định của bộ luật về phạm vi kinh doanh

Thứ 1: Kinh doanh các hoạt động du lịch lữ hành nội địa để phục vụ các khách du lịch nội địa. 

Thứ 2: Kinh doanh các hoạt động du lịch lữ hành quốc tế để phục vụ khách du lịch nước ngoài đến với Việt Nam và những du khách Việt Nam ra nước ngoài. 

Thứ 3: Doanh nghiệp quốc tế được kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế và dịch vụ lữ hành nội địa trừ trường hợp quy định tại điều 4. 

Thứ 4: Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ du khách nước ngoài muốn đến với Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

3. Những điều kiện cần để doanh nghiệp có thể kinh doanh dịch vụ lữ hành

3.1. Đối với hình thức kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa

Doanh nghiệp phải được thành lập theo quy định của pháp luật về việc thành lập doanh nghiệp.

Đối với hình thức kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa

Doanh nghiệp cần phải ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng. 

Phải có bằng trung cấp về chuyên ngành lữ hành trở lên đối với người phụ trách. Hoặc có bằng trung cấp trở lên của chuyên ngành khác nhưng có chứng chỉ điều hành du lịch nội địa. 

Nếu muốn kinh doanh doanh nghiệp phải đáp ứng được tất cả các điều kiện trên mới được cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa.

Phí thẩm định sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí. 

3.2. Đối với hình thức kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế

Doanh nghiệp phải được thành lập theo quy định của pháp luật về việc thành lập doanh nghiệp.

Doanh nghiệp cần phải ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng. 

Phải có bằng cao đẳng trở lên về chuyên ngành lữ ngành đối với người phụ trách. Hoặc có bằng cao đẳng trở lên của chuyên ngành khác nhưng có chứng chỉ điều hành du lịch quốc tế. 

Nếu muốn kinh doanh doanh nghiệp phải đáp ứng được tất cả các điều kiện trên mới được cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế.

Phí thẩm định sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí. 

Đối với hình thức kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế

Xem thêm: Cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú là gì và những thông tin cần biết

4. Quy trình của một hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành

4.1. Nghiên cứu các thị trường và ra đề án thiết kế các chương trình du lịch

Đây chính là việc mà các nhà quản lý cần phải nghiên cứu về sở thích, nhu cầu, đặc điểm tiêu dùng, quỹ thời gian cũng như khả năng tài chính của khách hàng. Trên cơ sở đó để thiết kế ra các chương trình phù hợp đáp ứng những nhu cầu phục vụ cho khách hàng.

Việc tổ chức chương trình sẽ được thực hiện theo 4 bước sau:

Bước 1: Thu thập thông tin về các tuyến sẽ tham quan. 

Bước 2: Sơ đồ hóa các tuyến du lịch,

Bước 3: Định giá cho các chương trình du lịch theo kế hoạch. 

Bước 4: Viết bản mô tả cho chương trình sẽ thực hiện. 

4.2. Quảng cáo và tổ chức bán các tour du lịch

Sau khi đã lên kế hoạch xây dựng các chương trình và định giá được các tour du lịch doanh nghiệp cần phải quảng cáo và marketing để bán được các tour này. Việc quảng cáo cần tập trung vào các nội dung như tên tour, thời gian và mức giá của tour đó. 

Có thể quảng cáo ở trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, diễn đàn về du lịch, website của doanh nghiệp,...

4.3. Tổ chức thực hiện xuyên suốt các chương trình du lịch

Quảng cáo và tổ chức bán các tour du lịch

Việc tổ chức các chương trình du lịch sẽ bao gồm các hoạt động như: Tổ chức tham quan các địa điểm du lịch, vui chơi giải trí, bố trí các địa điểm để ăn ở và đi lại. 

4.4. Thanh toán hợp đồng

Sau khi kết thúc các chương trình, doanh nghiệp dịch vụ lữ hành cần các thủ tục thanh toán hợp đồng trên cơ sở quyết toán tài chính và các vấn đề phát sinh khác. 

Trên đây là tất cả những thông tin về kinh doanh dịch vụ lữ hành là gì, những điều kiện cần để kinh doanh cũng như phạm vi kinh doanh. Mong rằng với những chia sẻ trên của work247.vn đã giải đáp thắc mắc được cho bạn.