M-commerce là gì? Tiềm năng của thương mại di động hiện nay
Tác giả: Bùi Nguyệt 02-07-2024
M-commerce là gì? M-commerce khác gì với E-commerce? Hiệu quả của xu hướng kinh doanh M-commerce như thế nào tại Việt Nam hiện nay? Chúng ta hãy cùng nhau khám phá cụ thể hơn trong bài viết dưới đây của work247.vn bạn nhé.
1. M-commerce là gì Bạn đã hiểu?
Kỷ nguyên bùng nổ công nghệ, ứng dụng tuyệt vời của hàng loạt các thiết bị bị di động đã và đang đẩy nền kinh doanh trực tuyến phát triển đến đỉnh cao. Là dân bán hàng, marketing trong thời điểm hiện tại, chắc chẳng quá xa lạ với thuật ngữ M-commerce là gì?
Tuy nhiên với những người mới chân ướt chân ráo với vào những ngành này hay những dân ngoại đạo, để có một cái nhìn đầy đủ về thuật ngữ này đặc biệt là để khu biệt với một định nghĩa khác, khá thông dụng trong ngành như E-commerce chuẩn chỉnh, hẳn rằng sẽ tốn khá khá thời gian. Vậy thực chất thì M-commerce là gì? M-commerce hay cụm viết tắt của từ Mobile commerce có thể hiểu là thương mại di động. Bạn có thể hiểu đơn giản nhất, đây chính là hình thức thương mại cung cấp hàng hóa tiếp cận với sản phẩm, mặt hàng đến người dùng thông qua các thiết bị di động.
Về cơ bản, giữa M-commerce và E- commerce (thương mại điện tử không khác quá nhiều với nhau. Cả hai đều là hình thức mang lại người dùng sự tiếp cận với các sản phẩm, mặt hàng trên nền tảng công nghệ. Chỉ có điều, phạm vi của của M-commerce hẹp hơn đôi chút so với thương mại điện tử. Các thiết bị thông dụng nhất được sử dụng trong mô hình m-commerce có thể kể đến như điện thoại di động, máy tính bảng, máy tính và dựa trên một số hệ điều hành thông dụng như IOS, Android hay một số nền tảng web dành riêng cho di động.
Nhờ vào những đặc điểm hiện đại của những ấn phẩm di động hiện nay, người dùng có thể mua hàng và giao hàng thông qua hệ thống định vị chính xác, thanh toán trực tiếp trên các thẻ tín dụng, đặc biệt là các ngân hàng di động như Internet banking hay Smart banking. Trong khi đó, E-commerce là hình thức mua sắm phổ biến dành cho người sử dụng máy tính để bàn, máy tính xách tay thường xuyên và chủ yếu hoạt động trên nền tảng website.
Vì kích thước quá khổ của chiếc máy tính mà việc di động gần như khó khăn hơn rất nhiều so với các thiết bị động động nhỏ gọn. Vì lý do này, mà ngay từ khi hình thành, M-commerce đã được đánh giá là hình thức mang lại nhiều hữu ích cho người tiêu dùng. Những ứng dụng mua hàng nổi bật hiện nay như tiki, shopee, Lazada… bạn tải về từ appstore hoặc CH để thực hiện mục đích mua sắm...chính là một trong những biểu hiện rất cho xu hướng M-commerce bành trướng mạnh mẽ trong cộng đồng những người mua sắm.
Đến đây, chắc chắn rằng, bạn đã tìm ra cho mình một định nghĩa đầy đủ nhất cho M-commerce là gì rồi đúng không nào? Hãy cùng khám những đặc điểm và độ phụ sóng của M-commerce tại Việt Nam hiện nay như thế nào ngay trong nội dung dưới đây nhé.
Xem thêm: Nhân viên quản lý sàn thương mại điện tử - Công việc hấp dẫn
2. M-commerce có những đặc điểm nổi bật?
So với thương mại điện tử, thương mại di động gây chú ý không chỉ với giới kinh doanh mà còn người dùng bởi một số đặc điểm nổi bật chúng ta không thể bỏ qua ngay sau đây:
2.1. M-commerce tiện dụng
Đây là một trong những đặc điểm nổi bật nhất của M-commerce, những thiết bị điện thoại nhỏ gọn, bạn có thể mang đi đây đó để liên lạc, chụp ảnh...hiện nay, có thể lấy ra truy cập mọi lúc, mọi nơi để mua sắm bất kỳ một sản phẩm nào mình thích thông qua các ứng dụng bằng thao tác vuốt, chạm màn hình. Cũng trên những thiết bị này, người mua dễ dàng tiếp cận những liên hệ, cuộc gọi, tin nhắn...của các shop thậm chí là của những đơn vị giao hàng tận nơi và nhận luôn hàng hóa.
Chưa hết, cũng thông qua các thiết bị động mang đi muôn nơi, ngoài wifi hay kết nối với máy tính văn phòng, điện thoại, máy tính bảng có thể tự động phát dữ liệu di động và trực tiếp truy cập mà không phải lệ thuộc hoàn toàn vào việc làm thiết lập các kết nối mạng Internet. Ngoài mua sắm, người mua cũng được tìm hiểu, tiếp cận với các tin tức về sản phẩm và các tin tức liên quan một cách dễ dàng.
Xem thêm: Thương mại điện tử và cơ hội tìm kiếm việc làm
2.2. Tính phổ thông
Bạn có thể khó bắt gặp những người ở nông thôn sở hữu một chiếc máy tính hoặc chỉ sắm riêng máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn phục vụ mục đích mua sắm. Thế nhưng, điện thoại thì hầu như ai cũng có một chiếc.
Bên cạnh những tính năng nổi bật như liên lạc, kết nối bạn bè, người thân… giờ đây, trên các ứng dụng của điện thoại hay máy tính bảng, hầu hết chúng ta có thể truy cập đọc các tin tức liên quan đến các loại hàng hóa yêu thích, mua sắm trên các ứng dụng hoặc thông qua các mạng xã hội như Facebook, Zalo...Số lượng người sử dụng các sản phẩm di động đông đúc cũng là căn nguyên tác động đến các thương hiệu chuyên sản xuất, phân phối bắt buộc phải chạy song song giữa hai mô hình bán hàng trên web và bán hàng thông qua các sản phẩm các ứng dụng dùng trên di động.
2.3. Khả năng định vị chính xác
Như đã nhấn mạnh, bên cạnh độ tiện dụng có thể mang đi, mọi lúc, mọi nơi và tính phổ thông, xu hướng bán hàng trên nền tảng M-commerce, gây chú ý với giới kinh doanh và bộ phận tiêu dùng bởi khả năng định vị chính xác vị trí. Chỉ cần bật định vị vị trí của bạn, tại các đường phố lớn đến những vùng đất xa xôi, sau đó tìm kiếm trên google hay các ứng dụng mua hàng, giao hàng, ngay lập tức khoảng cách từ đơn vị gần nhất sẽ hiện lên màn hình. Ví dụ, bạn đi phượt và cảm thấy đói có thể dừng lại và tìm kiếm thông tin các cửa hàng ăn đến tạp hóa gần đó để mua đồ ăn, thức uống.
Xem thêm: Hoạt động thương mại là gì? Nguyên tắc trong hoạt động thương mại
2.4. Tính cá nhân hóa cao
Khi truy cập bằng điện thoại di động, máy tính bảng và thực hiện được những tác vụ mua sắm, mỗi người sẽ được tự động lựa chọn cho mình một ứng dụng nổi bật về mua sắm khác nhau và không bị giới hạn. Tùy vào những tìm kiếm của bạn trên di động, thiết bị của bạn sẽ dễ dàng điều hướng người dùng đến những mặt hàng, địa chỉ mua sắm phù hợp.
Trên đây chính là những đặc điểm nổi bật nhất của mô hình M-commerce có thể bạn chưa biết.
Xem thêm: Việc làm thương mại điện tử
3. Tiềm năng của mô hình M-commerce tại thị trường Việt Nam
Sự phát triển mạnh mẽ của mạng lưới công nghệ, đặc biệt là sự lên hương của các thiết bị di động đã và đang biến M-commerce trở thành một trong những xu hướng hốt bạc của nhiều đơn vị kinh doanh và mang lại sự tiện dụng không kể xiết cho người tiêu dùng bận rộn.
Sự phát triển này được minh chứng bằng vài số liệu đáng nói sau. Theo Flurry Analytics Report năm 2013, Việt Nam đã là nước có tốc độ tăng trưởng về số lượng người dùng các sản phẩm di động nằm trong tốp đầu thế giới với tỷ lệ khoảng 266% so với cùng kỳ năm trước.
Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2014 cho biết rằng, doanh thu của nền thương mại điện tử Việt Nam trên nền tảng là các thiết bị di động đạt đến 2,97 tỷ USD và chiếm khoảng trên 2% tổng mức bán lẻ hàng hóa và đang có xu hướng tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm tới. Cùng với đó là dịch vụ quảng cáo trực tuyến trên điện thoại. Khảo sát trên thực tế cho thấy được, Việt Nam là mảnh đất màu mỡ cho sự đi lên của M-commerce bởi bùng nổ của nền tảng mua sắm trực tuyến mở rộng.
Biểu hiện rõ nhất chính là sự tải về và sử dụng của các ứng dụng Lazada, Tiki, Shopee. Cùng với đó là các dịch vụ nhắn tin, trao đổi thông tin hàng hóa, sản phẩm, quảng cáo qua Zalo, Viber và Messenger. Thanh toán trực tuyến qua hệ thống ví điện tử trên điện thoại hay các ứng dụng tài chính cài đặt trên các thiết bị di động...ngày càng đưa M-commerce đến gần hơn với người tiêu dùng và giới kinh doanh.
Trên đây là toàn bộ những thông tin xoay quanh M-commerce là gì. Mong rằng những thông tin này sẽ thực sự hữu ích với tất cả các bạn.