[Hướng dẫn] Cách viết mẫu đơn xin việc gửi qua mail ấn tượng!
Tác giả: Nguyễn Hà Linh 15-05-2024
Email là một trong những phương thức đại diện cho “công nghệ ứng tuyển 4.0”. Để nhanh chân nộp hồ sơ vào một vị trí công việc mà bạn hằng mong ước. Có lẽ viết một mẫu đơn xin việc gửi qua mail là cách đơn giản và tiết kiệm thời gian nhất. Nhưng gửi đơn xin việc qua email không dễ dàng như bạn nghĩ. Nếu còn chưa biết bắt đầu tư đâu, hãy để work247.vn “dẫn đường chỉ lối” cho bạn nhé!
1. Đơn xin việc gửi qua email là gì?
Rất rất nhiều ứng viên đã tự tay vứt bỏ đi cơ hội việc làm của mình chỉ vị xem nhẹ mẫu đơn xin việc gửi qua mail. Làm thế nào để mẫu đơn xin việc 4.0 này đến tay nhà tuyển dụng một cách ấn tượng và thu hút nhất? Đó là một câu hỏi không chỉ của riêng bạn!
Đơn xin việc gửi qua email hiểu một cách đơn giản chính là phần nội dung bên trong email mà bạn viết khi gửi CV xin việc trong quá trình ứng tuyển. Xin việc qua email khác với những phương thức truyền thống khác ở chỗ, nó chỉ đơn tối giản hóa về mặt nội dung, truyền tải những thông điệp súc tích nhất chứ không quá dài dòng văn tự.
Theo đó, ứng viên không nên đưa vào những thông tin quá chi tiết và cụ thể về mình. Hãy để dành phần đó ở hồ sơ hay CV xin việc. Tựu chung, mẫu đơn xin việc gửi qua mail đóng vai trò như “màn dạo đầu” mà ứng viên làm cho mình trở nên “nóng bỏng” trong mắt nhà tuyển dụng, gây ấn tượng và thúc đẩy việc nhà tuyển dụng xem CV của bạn nhanh hơn đó.
2. Viết mẫu đơn xin việc gửi qua mail chuẩn nhất
Một nguyên tắc cần nằm lòng trước khi bắt tay vào viết đơn xin việc gửi email đó chính là địa chỉ email. Cần đảm bảo tính nghiêm túc và chuyên nghiệp cho địa chỉ email, đây cũng là một trong những yếu tố minh chứng bạn là một ứng viên cẩn thận và nghiêm túc trong công việc.
Về chi tiết cách viết mẫu đơn xin việc email, ứng viên cần lưu ý những điểm quan trọng như sau:
- Thứ nhất, phần tiêu đề: Tiêu đề cũng chính là chủ đề của email bạn gửi đi. Đó là thông tin duy nhất cho biết bên trong email của bạn nói lên nội dung gì? Tiêu đề cần đảm bảo yếu tố ngắn gọn, nhưng phải đánh vào trọng tâm, tức là chứa đựng những nội dung chính yếu nhất. Đừng chỉ đơn giản viết một câu xin chào, hãy cụ thể hóa bằng việc viết cụ thể vị trí mà bạn ứng tuyển, chẳng hạn như: “Đơn xin ứng tuyển vị trí chuyên viên Marketing”.
- Thứ hai, đừng quên đính kèm biểu mẫu CV xin việc của bạn: Mẫu đơn xin việc được gửi qua email như thay công tác ứng tuyển trực tiếp của bạn vậy. Do đó, đừng quên đính kèm CV của bạn và đề cập đến nó trong nội dung của email. Với mẫu đính kèm, bạn cũng cần lưu ý về định dạng và tên của file, tránh gây khó khăn trong lúc nhà tuyển dụng mở mẫu CV ra. File đính kèm nếu không muốn lỗi, hãy chọn định dạng Pdf. Tên của file nên đặt không dấu, có dấu gạch ngang và theo một công thức tùy chọn. Chẳng hạn như: CV xin viec-HaLinh-Chuyen vien marketing.
- Thứ ba, nếu muốn được nhà tuyển dụng liên hệ sau đó, hãy cố gắng trong việc bày tỏ nguyện vọng của bạn trong mẫu đơn xin việc. Trong đoạn cuối cùng của nội dung đơn xin việc email, hãy bày tỏ nguyện vọng của bạn về công việc, đừng quên nhắc đến mẫu CV được đính kèm. Hơn hết, hãy ra một lời ngỏ rằng bạn mong muốn được gặp gỡ nhà tuyển dụng ở buổi phỏng vấn để trao đổi rõ hơn về những thế mạnh của bạn, những giá trị phù hợp cho vị trí mà họ đang tuyển dụng.
- Thứ tư, đừng gửi email đi tức thì, hãy cố gắng đọc và kiểm tra lại tổng thể đơn xin việc bằng email. Xem xét những yếu tố về chính tả, tiêu đề, hành văn, bố cục, giọng điệu,.... Nếu tất cả dường như đã ổn, bạn có thể sẵn sàng gửi đi thông điệp của mình cho nhà tuyển dụng biết!
3. Những lưu ý khi viết mẫu đơn xin việc gửi qua email
Tỷ lệ cạnh tranh trong thị trường việc làm ngày càng trở nên gay gắt. Vì bạn biết đấy, vấn đề thất nghiệp vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để ở nước ta. Nói điều này để thấy rằng, các ứng viên cần làm cho bản thân sở hữu những thế mạnh mà người khác không có, để xây dựng một giá trị, một thương hiệu mà nhà tuyển dụng bước đầu cảm thấy sẽ bị chinh phục bởi bạn. Đối với một công việc mà bạn đam mê từ lâu, điều này lại càng thêm quan trọng. Hãy cho nó trở thành động lực để thúc đẩy việc bạn giành lấy cơ hội cho chính mình.
Đó cũng chính là lý do, ngay từ bước ứng tuyển đầu tiên, đừng khiến mình trở nên thiếu chuyên nghiệp chỉ vì mắc các lỗi sai cở bản trong mẫu đơn xin việc gửi qua mail. Sai gì ư? Dưới đây là câu trả lời:
3.1. Lưu ý về chính tả
Trong quá trình viết đơn xin việc gửi bằng email, chính tả là lỗi sai cơ bản nhưng lại là lỗi thường gặp nhất. Do đó, trước khi gửi email đi, hãy chắc chắn rằng bạn kiểm tra lỗi chính tả lặp đi lặp lại, thậm chí là gửi cho một người thứ hai đọc nó, chẳng hạn như người thân hay bạn bè. Họ sẽ giúp bạn chỉ ra những lỗi khách quan, không đơn giản là một lỗi chính tả.
Đừng xem nhẹ lỗi chính tả nhé. Vì chỉ cần một va vấp của bạn trong vấn đề này, cũng có thể minh chứng cho sự bất cẩn, cẩu thả và kém chuyên nghiệp của bạn trong mắt các nhà tuyển dụng. Đặc biệt, nhiều ứng viên “kém tiếng Việt”, dẫn đến sai chính tả quá nhiều. Điều này sẵn sàng tước mất đi cơ hội nghề nghiệp của bạn. Đọc đơn xin việc cẩu thả, thì nhà tuyển dụng cũng sẽ không thèm mở mẫu CV được đính kèm của bạn đâu.
3.2. Lưu ý về thông tin nhà tuyển dụng
Đa số các ứng viên đều tự tin rằng, sẽ chẳng bao giờ họ nhầm lẫn hay viết tên nhà tuyển dụng sai cả. Tuy nhiên, công tác ứng tuyển không hề dễ dàng, đặc biệt với những người chưa có kinh nghiệm. Một hành trình khá dài, với nhiều công đoạn phải chuẩn bị, đôi khi sẽ khiến các ứng viên cảm thấy chán nản và mết mỏi. Ứng tuyển một lúc nhiều công việc, ở nhiều nhà tuyển dụng khác nhau, cũng là lý do dẫn đến sai lầm này của bạn.
Một thống kê cho thấy, hầu hết hoặc đa phần các nhà tuyển dụng sẽ dựa vào tên của mình trong đơn xin việc của ứng viên là đúng hay sai để loại ngay tức thì. Để không sai tên nhà tuyển dụng, hãy cố gắng viết ra giấy tên gọi chính xác của công ty bạn đang muốn gửi email ứng tuyển. Trong quá trình viết, bạn sẽ dễ dàng viết tên của họ mà không sợ bị sai. Đừng quên kiểm tra chính tả nữa nhé.
3.3. Lưu ý về trọng tâm của nội dung email
Trong quá trình viết đơn xin việc bằng email, lỗi sai dễ mắc phải đó chính là khoe khoang về bản thân quá nhiều. Nhà tuyển dụng mong muốn tìm được những ứng viên có thể cung cấp những giá trị bản thân trong việc cống hiến để đạt được mục đích chung của tập thể. Hơn cả, nhà tuyển dụng muốn biết được ứng viên có thể làm được những gì cho công ty của họ.
Tất nhiên, ứng tuyển bằng việc trình bày các giá trị của bạn về cả kỹ năng, trình độ, kinh nghiệm, thành tích là một điều dễ hiểu. Tuy nhiên, hãy chắc chắn bạn thể hiện những giá trị đó đúng cách. Đảm bảo tất cả những yếu tố này đều liên quan đến vị trí ứng tuyển, đặc biệt là phù hợp với yêu cầu công việc từ nhà tuyển dụng. Nếu bạn cứ vô tư trình bày những gì không liên quan một cách quá độ, câu chuyện của bạn chắc chắn sẽ rất hài hước trong mắt nhà tuyển dụng đấy.
Một mẹo để bạn biết mình nên đưa vào những gì trong email đơn xin việc, đó chính là hãy nghiên cứu kỹ bản mô tả công việc của vị trí mà bạn đang ứng tuyển nhé.
3.4. Độ dài và tiêu đề email
Nhà tuyển dụng luôn nhìn thấy đầu tiên tiêu đề email, đặc biệt là tên và địa chỉ của ứng viên ứng tuyển. Tiêu đề email chính là cơ sở cho biết bạn là ai, bạn gửi email với mục đích gì. Nếu bạn cứ để trống tiêu đề, nhà tuyển dụng có thể bỏ qua email của bạn vì nghĩ rằng chúng thuộc vào danh sách spam hay tin rác đấy nhé. Hãy nhớ đặt một tiêu đề thật rõ ràng, chi tiết, nhưng ngắn gọn và đặc biệt là tuyệt đối không được sai lỗi chính tả.
Về độ dài của email đơn xin việc, hãy cố gắng giữ chúng đứng quá dài nhưng cũng đừng quá ngắn. Chẳng hạn như nhà tuyển dụng sẽ nghĩ rằng bạn không hứng thú và nghiêm túc lắm với công việc họ đang tuyển vì đơn xin việc của bạn là quá ngắn. Bên cạnh đó, một mẫu đơn xin việc gửi bằng email quá dài cũng sẽ gây cảm giác nhàm chán, mất thời gian của nhà tuyển dụng,... email xin việc quá dài cũng minh chứng cho độ thiếu chuyên nghiệp, suy nghĩ không logic của ứng viên.
3.5. Lưu ý về việc đính kèm CV xin việc
CV xin việc chính là cơ hội để bạn cho nhà tuyển dụng thấy được những giá trị bên trong con người đối với công việc của bạn. Nào là kinh nghiệm cụ thể, các kỹ năng, chuyên môn trình độ và cả mục tiêu, thành tích,... Đó chính là lý do, ứng viên không nên lặp lại những nội dung trong CV xin việc đối với đơn xin việc qua email. Hãy cố gắng kích hoạt sự tò mò của nhà tuyển dụng bằng cách khác. Không quên đính kèm một mẫu CV chuẩn chỉnh và lời hẹn phỏng vấn hoặc mong muốn được nhà tuyển dụng liên hệ lại nhé!
Qua những thông tin chia sẻ về bí kíp viết mẫu đơn xin việc gửi qua mail, work247.vn tin rằng bạn sẽ tự tin hơn trong hành trình theo đuổi công việc của mình đấy!