Mẫu thư giới thiệu của giáo viên và những điều cần biết!

Tác giả: Cát Tường 17-04-2024

Bạn đã từ xin thư giới thiệu của giáo viên chưa? Mục đích bạn xin thư giới thiệu để làm gì? Để đi du học, đi xin việc hay với mục đích nào khác? Còn đối với giáo viên – người viết thư giới thiệu cần trình bày một bức như thế nào mới đúng chuẩn? Đây sẽ là những câu hỏi liên quan đến mẫu thư giới thiệu của giáo viên được đề cập tới nhiều nhất đồng thời cũng là những câu hỏi sẽ được giải đáp ngay trong nội dung bài viết dưới đây!

1. Mục đích xin thư giới thiệu của giáo viên 

Mục đích xin thư giới thiệu của giáo viên 

Có thể thấy, tại Việt Nam hiện nay việc xin thư giới thiệu của giáo viên chưa thực sự phổ biến dù với mục đích như thế nào. Bởi tại Việt Nam các yêu cầu đặt ra còn khá đơn giản dù là xét học bổng trên trường hay khi phỏng vấn, xem xét năng lực của ứng viên. Tuy nhiên tại những quốc gia phát triển có nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ với thương trường kinh doanh cạnh tranh khốc liệu cùng hệ thống giáo dục với nhiều trường quốc tế thì để đảm bảo khả năng trúng tuyển việc làm hay muốn ứng tuyển du học ở nước ngoài tại một trường quốc đồng thời để có cơ hội giành học bổng, lá thư giới thiệu của giáo viên là cần thiết. 

Như vậy có thể tóm gọn việc xin thư giới thiệu của giáo viên phổ biến trong 03 trường hợp là đi xin việc, đi du học ở nước ngoài hoặc khi xin học bổng tại các trường quốc tế với mục đích xin thư giới thiệu trong những trường hợp này là để:

- Tạo sự khác biệt giữa học sinh/sinh viên với những cá nhân khác: Đặc biệt trong trường hợp có hàng ngàn ứng viên cùng chung một điểm đến có trình độ ngang nhau và không ai có thành tích nổi bật hơn đang cạnh tranh với mong muốn lọt vào danh sách được lựa chọn có hạn của 1 đơn vị nào đó thì một lá thư giới thiệu có thể sẽ giúp bạn nổi bật hơn, cơ hội đạt được mục tiêu mở rộng hơn 

Mục đích xin thư giới thiệu của giáo viên giúp học sinh/sinh viên chứng minh quả năng lực 

- “Quảng cáo” hiệu quả những ưu điểm nổi bật của bản thân: Có thể bạn đang sở hữu những đức tính, khả năng và trình độ chuyên môn mà chủ thể đọc thư đang cần nhưng nếu bạn chỉ thể hiện nó trong bản CV do tự mình xây dựng nên thì chắc chắn độ tin cậy sẽ không bằng việc bên thứ 3 nhận xét về bạn trong lá thư giới thiệu. 

- Thư giới thiệu được viết từ giáo viên sẽ giúp sinh viên bao quát toàn diện về quá trình học tập, thành tích đạt được khi còn đi học để chủ thể đọc thư có thể hiểu hơn về ứng viên của mình trong từng trường hợp cụ thể. Từ đó để có những đánh giá, xem xét về mức độ phù hợp với các tiêu chí đã đề ra ở tùy từng mục đích 

Nếu những phẩm chất tốt, năng lực nổi bật của học sinh/sinh viên được trình đầy đầy đủ và rõ ràng trong bức thư giới thiệu thì đây chắc chắn sẽ là một thứ vũ khí “lợi hại” nhất giúp học sinh/sinh viên đạt được ý nguyện đang ấp ủ. Tuy nhiên để đạt hiệu quả cao nhất, nội dung bức thư giới thiệu không chỉ thể hiện những ưu điểm mà nên lồng ghép một số điểm hạn chế còn tồn tại để bức thư được khách quan và đảm bảo tính trung thực nhất có thể.  

Việc làm cho sinh viên mới ra trường

2. Nên xin thư giới thiệu của những giáo viên nào? 

Thư giới thiệu của giảng viên 

Tùy vào từng đơn vị nộp thư để bạn lựa chọn người xin thư phù hợp bởi mỗi đơn vị lại có một yêu cầu khác nhau đối với thư giới thiệu. Có những nơi đánh giá cao lá thư giới thiệu được viết bởi giảng viên trường đại học hơn là thư được viết bởi giáo viên THPT nhưng có những nơi lại yêu cầu một lá thư được viết từ nhà nghiên cứu khoa học uy tín, giảng viên có trình độ tiến sĩ, phó giáo sư,… Vậy nên trước khi xin thư giới thiệu hãy tìm hiểu thật kỹ yêu cầu của điểm đến để đảm bảo lá thư đạt hiệu quả ở mức tối đa.  

Thông thường những đối tượng giáo viên được xin thư giới thiệu gồm: 

- Giảng viên đã hoặc đang trực tiếp giảng dạy bạn tại cơ sở giáo dục mà bạn đang theo học 

- Giảng viên đã hoặc đang trực tiếp hướng dẫn làm BCTT/KLTN hoặc đề tài nghiên cứu khoa học bởi họ sẽ là người hiểu rõ nhất về năng lực của bạn trong quá trình thực hiện những vấn đề mang tính chuyên sâu

- Nếu bạn đã từng học ở nước ngoài thì đừng ngại ngần xin thư giới thiệu của thầy cô đã dạy mình. Sở hữu một bức thư giới thiệu của các thầy cô nước ngoài sẽ giúp bạn tăng cơ hội hơn khi đi xin việc. 

Việc làm sinh viên mới ra trường tại Hà Nội

3. Hướng dẫn cách viết email xin thư giới thiệu của giáo viên 

Cách viết email xin thư giới thiệu của giáo viên 

Để xin thư giới thiệu từ giáo viên bạn có thể gặp mặt nói chuyện trực tiếp để cùng giáo viên trao đổi về mục đích xin thư cũng như là nội dung cần có trong bức thư hoặc cũng có thể gửi email cho giáo viên. Điều này sẽ giúp giáo viên có cái nhìn cụ thể hơn về bạn cũng như hiểu về nguyện vọng bạn muốn đề cập trong bức thư đó. Vậy khi xin thư giới thiệu qua email, bạn nên trình bày những nội dung gì? Trước hết hãy lựa chọn người viết thư theo yêu cầu của đơn vị nộp thư và hãy đảm bảo người được lựa chọn hiểu rõ nhất về năng lực của bạn rồi thực hiện các bước sau đây: 

- Gửi email xin thư giới thiệu trước ít nhất 1 tháng và càng sớm càng tốt để thầy/cô có nhiều thời gian hoàn thiện một bức thư hiệu quả 

- Cách xưng hô trong thư: Nếu bạn và thầy/cô khá thân thiết thì có thể mở đầu một cách thân mật bằng tên riêng. Nếu không hãy mở đầu bằng cách xưng hô theo chức danh của thầy/cô đó

- Chủ đề của email (bắt buộc phải có) để thầy/cô biết chính xác điều mà email nói đến và để tìm ra nó dễ dàng hơn. Chủ đề email có thể được đặt bằng tên của bạn 

- Đề cập tới mong muốn của bạn ở đoạn mở đầu thư: “Em gửi mail vì muốn nhờ thầy/cô viết giúp em viết một lá thư giới thiệu” rồi trình bày nội dung thông tin của bạn tại trường:

+ Họ tên đầy đủ của bạn 

+ Khóa học 

+ Khoa 

+ Những lớp bạn đã được giảng viên trực tiếp giảng dạy 

+ Lý do bạn xin thư giới thiệu 

+ Hạn cần nộp thư 

Nội dung viết email gửi giảng viên

 

- Nội dung tiếp theo hãy cho thầy/cô biết lý do tại sao lại nhờ họ viết thư giới thiệu và mong muốn được trúng tuyển vào đơn vị mình nộp thư sắp tới. Chẳng hạn: 

“Trong thời gian học tập tại trường, thầy/cô là người em được làm việc cùng nhiều nhất và cũng là người hiểu rõ nhất về năng lực và khả năng thực tế của em,…”

“Em muốn vào học tại trường…. tại ….. do điều kiện và môi trường học tập ở đó rất thích hợp để em nâng cao trình độ của bản thân....”

“Em muốn làm việc tại Công ty… vì ở đây có môi trường làm việc rất tốt để em học hỏi và tích lũy kinh nghiệm quan trọng hơn là khi làm việc trong Công ty em có nhiều cơ hội phát triển sự nghiệp trong tương lai…” 

- Ngụ ý về điều bạn muốn thầy cô nói về mình trong bức thư. Chẳng hạn: 

“Qua những lần may mắn được làm việc cùng thầy/cô cũng như thái độ học tập và năng lực thực tế của em trên trường, lớp thầy/cô chính là người trực tiếp thấy rõ những cố gắng của em trong thời gian qua. Vì vậy nếu có thể, em hy vọng thầy/cô có thể đề cập tới cách mà em đã hoàn thành KLTN sau những căng thẳng, khó khăn em đã gặp phải vì đó sẽ là dẫn chứng thuyết phục để hội đồng phỏng vấn đánh giá cao về năng lực của em….”

Trao đổi thông tin thể hiện trong thư với giáo viên 

- Đưa ra một số thông tin như: Bức thư sẽ gửi đến đâu? Khi nào bạn cần gửi nó? Thầy/cô có sẵn mẫu điền hay viết tay?.... Đính kèm cũng bức thư những thông tin cần thiết như sơ yếu lý lịch, CV xin việc, luận văn tuyển sinh,… tùy theo yêu cầu của bên nhận.

- Kết thúc thư bạn có thể viết: 

“Em cần thư gửi đi vào ngày…tháng…năm. Vì vật nếu có thể thì thầy/cô hãy cho em biết trước thời gian hoàn thành để em trực tiếp đến văn phòng của thầy/cô lấy thư bất cứ lúc nào” 

“Hy vọng thầy cô cân nhắc và gửi lại phản hồi về quyết định viết thư giới thiệu cho em…

Cảm ơn thầy/cô đã dành thời gian đọc thư….”

Việc làm it phần mềm

4. Cách để giáo viên tạo ra một bức thư giới thiệu hiệu quả và thuyết phục 

4.1. Lên ý tưởng nội dung 

Nội dung một bức thư giới thiệu của giáo viên 

Nội dung một bức thư giới thiệu nên có là những sự kiện liên quan đến quá trình phát triển và thể hiện năng lực thực tế của học sinh đó qua quá trình lên lớp, hoạt động trong các câu lạc bộ trong và ngoài trường, giải thưởng mà học sinh đó nhận được. Cụ thể một số nội dung cần đề cập trong thư gồm: 

- Tình trạng sinh sống và các mối quan hệ của học sinh/sinh viên 

- Khả năng học tập và giải quyết các vấn đề trong thực tế của học sinh/sinh viên 

- Tài năng, kỹ năng mà học sinh/sinh viên có 

- Điều mà thầy/cô ấn tượng về học sinh/sinh viên này 

- Dẫn chứng khả năng giải quyết vấn đề và thực hiện công việc trong thực tế 

-…. 

4.2. Thực hiện Marketing cho những ưu điểm của học sinh/sinh viên 

Thư giới thiệu giúp thể hiện ưu điểm của bản thân 

Trong thư không chỉ thể hiện lặp đi lặp lại các ý về lớp học, câu lạc bộ và giải thưởng hay những thông tin mà sinh viên đề cấp trong sơ yếu lý lịch,… mà hãy đề cập thêm tới những năng khiếu của học sinh/sinh viên trong các môn học chẳng hạn có khiếu khoa học, viết luận, thể thao hoặc bất cứ năng khiếu nào mà học sinh/sinh viên ấy đang có thế mạnh. Đây sẽ là nội dung mà giáo viên thực hiện chiến lược Marketing hiệu quả nhất cho sinh viên trước đơn vị tuyển dụng. Nếu có thể hãy đưa ra những dẫn chứng trong trường hợp cụ thể chứ đừng nên nhận xét hay chỉ là “nói” một cách liệt kê. 

Việc làm Marketing

4.3. Cách dùng từ ngữ trong thư 

Một số cụm từ mô tả điểm mạnh của học sinh/sinh viên: sâu sắc, thích khám phá, tinh tế, sáng tạo hoặc chủ động trong việc giải quyết một vấn đề cụ thể,… Nên sử dụng những tính từ nhấn mạnh được năng lực cụ thể của đối tượng đang giới thiệu. Bên cạnh đó một số cụm từ có thể dùng miêu tả về sinh viên khác như: linh hoạt, rộng lượng, nhạy bén, lãnh đạo, năng động, tự tin, đầy tham vọng và kỹ năng giao tiếp,…  

4.4. Tổng hợp những thông tin cần xuất hiện trong bức thư 

Tổng hợp những thông tin cần xuất hiện trong bức thư 

- Giới thiệu về học sinh/sinh viên mà giáo viên đang viết thư giới thiệu 

- Giới thiệu người viết thư về họ tên, vị trí tại trường và các mối quan hệ với đơn vị nộp thư (nếu có) 

- Giới thiệu về học sinh/sinh viên, mối quan hệ của người viết thư với học sinh ấy và cung cấp cho đơn vị nộp thư những đánh giá của bạn nhưng không được PR quá đà, đánh giá trên quan điểm khách quan. Bên cạnh đó nên cân bằng điểm mạnh và điểm yếu của học sinh/sinh viên bằng cách trình bày một số hạn chế của học sinh với một lời giải thích về khuyết điểm nào đó để biến nó thành sức mạnh của bức thư

- Đưa ra những dẫn chứng để chứng minh năng lực của học sinh trong việc hoàn thành nhiệm vụ được giao và có tiềm năng đóng góp cho công ty trong tương lai 

- Cung cấp thông tin liên lạc của bạn  và đề nghị gọi điện hoặc gửi email nếu đơn vị có bất kỳ câu hỏi thêm nào. 

Tải mẫu thư giới thiệu của giáo viên để tham khảo tại đây: 

Tải xuống ngay

Tải xuống ngay

Tải mẫu thư giới thiệu của giáo viên bằng tiếng Anh để tham khảo tại đây:

Tải xuống ngay

Hy vọng với những thông tin tìm hiểu về mẫu thư giới thiệu của giáo viên trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về thứ vũ khí lợi hại giúp bạn có lợi thế cạnh tranh, chinh phục đơn vị ứng tuyển. Còn giáo viên có thể giúp học sinh/sinh viên của mình viết một lá thư giới thiệu hiệu quả nhất!