Mô hình kinh doanh P2P là gì? Đặc điểm của mô hình kinh doanh P2P

Tác giả: Linh Anh Nguyễn 18-11-2024

Internet đã thay đổi hoàn toàn cách chúng ta giao tiếp với nhau, hay đơn cử như cách thức chúng ta xem TV và nghe nhạc. Tương tự, internet cũng làm thay đổi cách thức vận hành của các hoạt động kinh. Các mô hình kinh doanh sáng tạo đã và đang ra đời hàng ngày. Tiêu biểu trong số đó là mô hình kinh doanh ngang hàng, hay còn gọi là mô hình kinh doanh P2P. Vậy mô hình kinh doanh P2P là gì? Cùng tìm hiểu về mô hình P2P trong kinh doanh qua bài viết sau đây nhé!

1. Tìm hiểu về mô hình kinh doanh P2P

Sự phát triển mạnh mẽ của internet mở ra không gian cho tất cả các loại hình kinh doanh đột phá và đổi mới, trong đó cũng bao gồm mô hình kinh doanh P2P. Có thể nói rằng thị trường kinh doanh ngày nay đều xoay quanh việc thay đổi mô hình và thích ứng với những mô hình mới. Mô hình kinh doanh P2P, hay còn gọi là mô hình kinh doanh ngang hàng, dựa trên sự tiện lợi, bởi vậy là đang ngày càng trở nên phổ biến hơn.

Mô hình kinh doanh P2P đang ngày càng phổ biến hơn

1.1. Khái niệm và đặc điểm của mô hình P2P trong kinh doanh

1.1.1. Mô hình kinh doanh P2P là gì?

Mô hình kinh doanh P2P (Peer to Peer) là tên gọi của một mô hình phi tập trung, trong đó hai cá nhân tương tác trực tiếp với nhau để mua bán hàng hóa và dịch vụ hoặc sản xuất hàng hóa và dịch vụ cùng nhau mà không cần có bên thứ ba trung gian.

Trong giao dịch P2P, người mua và người bán giao dịch trực tiếp với nhau về việc chuyển giao hàng hóa hoặc dịch vụ cũng như thanh toán. Trong nền kinh tế P2P, người sản xuất thường là cá nhân hoặc nhà thầu độc lập. Người sản xuất sở hữu cả công cụ (hoặc phương tiện sản xuất) và thành phẩm.

Một số ví dụ tiêu biểu nhất về các công ty dựa trên mô hình kinh doanh ngang hàng là: Uber, eBay, Amazon, Alibaba…

1.1.2. Đặc điểm của mô hình kinh doanh P2P

Mô hình kinh doanh P2P là đặc trưng của nền kinh tế P2P, vốn được xem như một sự thay thế cho chủ nghĩa tư bản truyền thống. Trong nền kinh tế P2P, các doanh nghiệp kinh doanh sở hữu cả tư liệu sản xuất và thành phẩm. Các doanh nghiệp đóng vai trò là trung gian tài chính, bán thành phẩm và dịch vụ cho khách hàng. Doanh nghiệp cũng thuê lao động để thực hiện quá trình sản xuất trong trường hợp cần thiết.

Mô hình kinh doanh P2P là đặc trưng của nền kinh tế P2P

Trong mô hình P2P, bởi vì không có bên thứ ba tham gia vào giao dịch, nên sẽ tiềm ẩn khá nhiều rủi ro. Rủi ro thường thấy nhất đó là nhà cung cấp không giao hàng, sản phẩm không đạt chất lượng như mong đợi hoặc người mua không trả tiền… Giảm chi phí chung và giảm giá thành là những giải pháp thường được áp dụng để giải trừ những rủi ro kể trên.

Bởi vì các nhà cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ P2P sở hữu cả thành phẩm và phương tiện sản xuất, nền kinh tế ngang hàng có tính chất tương tự như nền kinh tế trong xã hội tiền công nghiệp khi mọi người đều tự sản xuất. Tuy nhiên internet và cuộc cách mạng CNTT đã làm cho nền kinh tế P2P trở thành một hệ thống khả thi hơn nhiều trong thời kỳ đại hiện đại.

Mặc dù mô hình P2P tập trung vào sự liên kết trực tiếp giữa người mua và người bán, nhưng không thể loại bỏ hoàn toàn vai trò của người trung gian. Sự thành công của mô hình kinh doanh P2P ngày nay không thể không kể đến vai trò của các giao dịch internet với hình thức thanh toán trực tuyến.

Mô hình P2P phát triển cùng với sự phát triển của internet

Nền kinh tế P2P hiện nay cũng chứng kiến nhiều sự đổi mới, trong đó tiêu biểu nhất là sự đầu tư vào các nhà cung cấp dịch vụ của những người không trực tiếp tham gia sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ P2P. Chính điều này đang giúp hoạt động giao dịch P2P diễn ra thường xuyên, an toàn và hiệu quả hơn.

1.2. Nguyên lý của mô hình kinh doanh P2P

Mô hình kinh doanh P2P mang lại lợi nhuận cho các bên tham gia bằng việc áp dụng phí giao dịch, phí truy cập và quảng cáo.

Có một số loại luồng doanh thu khác nhau mà mô hình kinh doanh P2P có thể sử dụng. Các khoản phổ biến nhất là phí giao dịch (cố định hoặc tỷ lệ phần trăm của giá trị), phí truy cập (hoặc truy cập nâng cao) và quảng cáo.

2. Lợi ích của mô hình kinh doanh P2P

2.1. Chi phí cần bỏ ra thấp hơn

Thông thường, quá trình sản xuất hàng hóa đòi hỏi rất nhiều chi phí và nhân công. Điều này gây ra những khó khăn đáng kể đối với các nhà sản xuất, đặc biệt là các cá nhân.

Các công ty truyền thống phải chi rất nhiều khoản để đầu tư vào thiết kế, sản xuất, thuê nhân công, vận chuyển, tiếp thị, quảng cáo, bảo hiểm… và rất nhiều khoản nhỏ khác nữa.

Mô hình kinh doanh P2P giúp nhà cung cấp tiết kiệm chi phí

Tuy nhiên các doanh nghiệp hay cá nhân áp dụng mô hình kinh doanh P2P lại tiết kiệm được một phần hoặc toàn bộ những khoản chi phí kể trên. Internet giúp các doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm và tiếp cận với khách hàng hơn. Trên thực tế, chi phí cho các dịch vụ tiếp thị và quảng cáo không qua internet sẽ tốn kém hơn rất nhiều, tuy nhiên hiệu quả đạt được không hề vượt trội hơn so với tiếp marketing online.

2.2. Chuyên môn hóa lực lượng lao động

Mô hình kinh doanh P2P cũng tạo điều kiện cho các nhà cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ có sự chuyên sâu hơn trong lĩnh vực kinh doanh của họ.

Bỏ qua các yếu tố trung gian như là tiếp thị hàng hóa, nhà cung cấp có thể tập trung tối đa các nguồn lực hiện có để đào sâu hơn vào chuyên môn, đồng thời cải thiện chất lượng của những sản phẩm họ cung cấp.

2.3. Giảm thiểu rủi ro

Thị trường luôn có sự biến động hàng giờ, hàng ngày, bởi vậy những rủi ro mà cá nhân hay doanh nghiệp có thể gặp phải luôn luôn tiềm ẩn. Khi thị trường xuất hiện những sự thay đổi lớn trong hành vi hay thói quen mua sắm của khách hàng, hoặc thậm chí ngay cả khi khủng hoảng và thiên tai xảy ra, thì chính người sản xuất mới là người “đứng mũi chịu sào”.

Mô hình P2P giúp giảm thiểu đáng kể rủi ro

Trong mô hình kinh doanh P2P, ngoài việc giảm chi phí nêu trên, công ty đóng vai trò trung gian cũng phải gánh chịu một phần rủi ro trực tiếp phát sinh từ việc quản lý doanh nghiệp.

Bằng cách hiểu một phần lớn các quy trình liên quan đến việc cung cấp hàng hóa và dịch vụ, các nền tảng này giảm thiểu đáng kể những tổn thất và sự không chắc chắn mà nhà sản xuất sẽ phải đối mặt.

3. Mô hình kinh doanh P2P và mô hình kinh tế chia sẻ

Kinh tế chia sẻ là một mô hình kinh tế hoạt động dựa trên mô hình kinh doanh P2P, cung cấp hoặc chia sẻ quyền truy cập vào hàng hóa và dịch vụ thông qua một nền tảng thống nhất.

Nền kinh tế chia sẻ liên quan đến các giao dịch P2P ngắn hạn để chia sẻ việc sử dụng tài sản nhàn rỗi hoặc tạo điều kiện hợp tác. Ví dụ, những căn phòng để trống có thể được cho thuê khi không có người ở.

Một số nền tảng kinh tế chia sẻ thường thấy nhất bao gồm: Nền tảng thời trang, việc làm chung, cho vay ngang hàng, freelancer…

Thanh toán P2P là tên gọi chung cho những giao dịch chuyển tiền được thực hiện thông qua hình thức giao dịch điện tử. Những chuyển tiền này được tiến hành thông qua một nền tảng trung gian, chẳng hạn như cổng thanh toán ngang hàng online.

Thanh toán P2P được thực hiện thông qua các giao dịch điện tử

Thanh toán P2P thường được giao dịch thông qua bất kỳ thiết bị di động hoặc thiết bị điện tử nào có quyền truy cập Internet. Đây là một sự thay thế cho các phương thức thanh toán thông thường khác đã không còn quá phù hợp với xu hướng của nền kinh tế hiện nay.

Giao dịch P2P là một thành công lớn trong thị trường thương mại điện tử và bán hàng trực tuyến. Tại đây người mua và người bán có thể chọn bất kỳ ứng dụng thanh toán nào của bên thứ ba để thực hiện thao tác thanh toán.

Như vậy là qua bài viết, bạn đọc đã có một góc tiếp cận gần hơn với mô hình kinh doanh P2P và tìm ra câu trả lời cho câu hỏi mô hình kinh doanh P2P là gì. Mô hình kinh doanh P2P đã phát triển mạnh mẽ song hành với sự phát triển của thương mại điện tử. Hiện nay, người tiêu dùng ưa thích kết nối trực tiếp với người bán theo hình thức trực tuyến hơn là gặp gỡ trực tiếp.