Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngành công nghệ sinh học ấn tượng
Tác giả: Trương Thanh Thanh 24-10-2024
Ngành công nghệ sinh học được dự đoán là một ngành nghề tiềm năng và sẽ phát triển mạnh trong tương lai. Chính vì vậy, để lọt vào mắt xanh nhà tuyển dụng và xây dựng một CV ấn tượng, ứng viên sẽ cần viết mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng và thực tế. Thông qua bài viết dưới đây, work247.vn sẽ cùng bạn đọc khám phá cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngành công nghệ sinh học nhé.
1. Đánh giá chung về mục tiêu nghề nghiệp trong CV ngành công nghệ sinh học
Nhiều ứng viên đã từng chia sẻ, mục khó viết nhất khi xây dựng CV là mục tiêu nghề nghiệp. Không chỉ trong CV ngành công nghệ sinh học mà còn trong nhiều ngành nghề khác, việc thể hiện rõ mong muốn của bản thân thông qua phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV được đánh giá là vô cùng khó khăn.
Tuy nhiên có thể khẳng định, chỉ thông qua một vài dòng giới thiệu cơ bản về mục tiêu nghề nghiệp mà rất nhiều ứng viên đã vượt qua vòng CV và thành công đến với vòng phỏng vấn. Ngành công nghệ sinh học cũng không ngoại lệ. Với sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ nói chung, các hạng mục công việc liên quan đến công nghệ sinh học ngày càng có nhiều đổi mới. Các vị trí sẽ dần có tính ứng dụng các chứ không còn thiên mạnh về nghiên cứu như trước đây.
Nhưng có thể nói, một môi trường hiện đại với nhiều công nghệ mới sẽ đòi hỏi nhiều hơn ở các ứng viên. Thêm vào đó, các doanh nghiệp cũng sẽ yêu cầu cao và khắt khe hơn, cần những người thực sự có năng lực, có thể cống hiến. Mục tiêu nghề nghiệp ngành công nghệ sinh học không chỉ cần ấn tượng mà phải tránh đi theo lối mòn, đem lại cảm giác sáo rỗng, thiếu thực tế.
Các công việc ngành công nghệ sinh học có thể trải dài từ các vị trí nghiên cứu sinh, kỹ sư công nghệ sinh học đến các vị trí quản lý kiểm tra chất lượng sản phẩm, nhân viên tư vấn bán hàng,... Với nhiệm vụ đảm bảo đưa đến tay khách hàng, người tiêu dùng những sản phẩm sử dụng công nghệ tiên tiến và phục vụ cho cuộc sống hiện đại, mục tiêu nghề nghiệp ngành công nghệ sinh học cũng phải bám sát nhiệm vụ và sứ mệnh này.
Cùng đến với phần tiếp theo của bài viết để biết cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngành công nghệ sinh học nhé.
Xem thêm: Nên viết CV tiếng Anh hay tiếng Việt để tỏa sáng hơn?
2. Cách viết mục tiêu nghề nghiệp ngành công nghệ sinh học
Mỗi người khi ứng tuyển vào một vị trí, một doanh nghiệp ắt sẽ có những mong muốn dự định riêng đối với công việc đó. Dưới đây là một số hướng triển khai mục tiêu nghề nghiệp của chúng tôi để bạn đọc tiện tham khảo và xây dựng cho CV mẫu của cá nhân mình.
2.1. Các cách viết mục tiêu nghề nghiệp phổ biến
Dưới đây là 4 cách xây dựng mục tiêu nghề nghiệp thường được các ứng viên áp dụng.
2.1.1. Viết mục tiêu nghề nghiệp dựa theo mô tả công việc
Khi ứng tuyển vào một vị trí, ứng viên chắc chắn phải nắm rõ mô tả công việc của vị trí đó. Vị trí này yêu cầu người như thế nào, có kinh nghiệm ra sao, phải đáp ứng được những gì. Chính từ bản mô tả công việc này, ứng viên có thể triển khai để viết mục tiêu nghề nghiệp đúng như những gì doanh nghiệp yêu cầu.
Ví dụ: Vị trí quản trị chất lượng công nghệ sinh học
- Mô tả:
+ Ứng viên có 2 năm kinh nghiệm tại vị trí ứng tuyển hoặc có ít nhất 1 năm kinh nghiệm làm việc tại vị trí quản lý trong ngành
+ Hiểu biết về công nghệ và dây chuyền sản xuất công nghệ sinh học
+ Có kiến thức và kỹ năng trong kiểm tra giám sát nhân viên
- Mục tiêu nghề nghiệp
Áp dụng những kiến thức trong thời gian làm việc để hỗ trợ doanh nghiệp kiểm soát chất lượng sản phẩm. Cung cấp các kiến thức dựa trên kinh nghiệm thực tiễn để dây chuyền sản xuất hoạt động trơn tru. Trong 1 năm làm việc đầu tiên phấn đấu trở thành leader team QC.
2.1.2. Viết mục tiêu nghề nghiệp dựa theo mục tiêu thăng tiến
Mỗi người sẽ có những tham vọng riêng. Khi tham gia ứng tuyển, có những ứng viên chỉ muốn đạt được mục tiêu có công việc như ý, nhưng cũng có nhiều ứng viên muốn phát triển bản thân, có một nơi làm việc xuất sắc để có bệ đỡ thăng tiến trong tương lai.
Nếu bạn chọn lựa cách viết mục tiêu công việc theo mục tiêu thăng tiến bạn cần xác định con đường sự nghiệp bạn muốn đi bắt đầu từ điểm nào và vị trí cao nhất bạn muốn đạt được là gì.
Ví dụ: Mục tiêu trong một năm đầu tiên là trở thành kỹ sư công nghệ sinh học đạt loại xuất sắc, tham gia và hoàn thành tốt các dự án công ty giao phó. Mục tiêu lớn nhất của tôi là phấn đấu trở thành trưởng bộ phận kỹ sư công nghệ sinh học, quản lý và hỗ trợ công ty trong hoạt động đào tạo các nhân viên mới.
2.1.3. Viết mục tiêu nghề nghiệp theo từng mốc thời gian
Với một công việc yêu cầu tính chính xác cao và đề cao sự khoa học như những công việc thuộc ngành công nghệ sinh học, việc xây dựng mục tiêu nghề nghiệp dựa trên những kỹ năng của bản thân cũng được nhiều người lựa chọn. Các công ty cũng có thể thấy rõ ứng viên là người có quyết tâm và nghiêm túc khi tham gia ứng tuyển. Bạn có thể chia mục tiêu công việc ra thành: 3 tháng/ 6 tháng - 1 năm - 3 năm - 5 năm hoặc gộp chung thành mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.
Ví dụ: Trong 1 năm đầu làm việc tại vị trí kỹ sư công nghệ sinh học, tôi sẽ làm quen và thực hiện các dự án được giao phó một cách tốt nhất. Trong 3 năm tiếp theo, mục tiêu của tôi là trở thành kỹ sư trưởng của bộ phận công nghệ sinh học. Trong 5 năm tới, tôi muốn trở thành trưởng phòng bộ phận công nghệ sinh học của công ty.
2.1.4. Viết mục tiêu nghề nghiệp dựa theo kỹ năng bản thân
Đây là cách viết mục tiêu thường được các bạn sinh viên mới ra trường hoặc những người mới tham gia vào ngành áp dụng. Thông qua mục tiêu công việc, bộ phận tuyển dụng cũng phần nào đánh giá được các kiến thức, kỹ năng của ứng viên có phù hợp với vị trí hay không.
Ví dụ: Tuy chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong công việc, nhưng tôi có năng lực học hỏi và thích nghi cao, mục tiêu của tôi là áp dụng những kiến thức từ trường lớp vào công việc. Tôi mong được làm việc trong một trường chuyên nghiệp để thử thách bản thân và đóng góp cho công ty.
Xem thêm: Gợi ý cách viết mục tiêu nghề nghiệp trong đơn xin việc ấn tượng
2.2. Những điểm cần lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp ngành công nghệ sinh học
Tiếp theo, hãy cùng điểm qua 2 vấn đề cần lưu ý khi viết mục tiêu nghề nghiệp ngành công nghệ sinh học.
2.2.1. Mục tiêu nghề nghiệp phải gắn liền với năng lực bản thân
Khi viết mục tiêu nghề nghiệp, nhiều ứng viên thường có quan điểm mục tiêu phải càng “đao to búa lớn”, càng “to tát” mới nhận được sự coi trọng của nhà tuyển dụng. Tuy nhiên, hãy đặt trường hợp bạn là một sinh viên mới ra trường, chưa nhiều kinh nghiệm thực tiễn, bạn không thể đặt mục tiêu gần là giúp công ty chiếm thị phần lớn hay đạt những thành tích cấp quốc gia.
Chính vì vậy, bất kể bạn chọn cách xây dựng mục tiêu nghề nghiệp nào cũng hãy dựa theo năng lực thực tế của bản thân, tránh thổi phổng, đem lại sự thiếu chuyên nghiệp cho bản CV.
2.2.2. Mục tiêu nghề nghiệp phải phù hợp với vị trí ứng tuyển
Ngành công nghệ sinh học hiện nay có rất nhiều vị trí và bạn không thể xây dựng một mục tiêu nghề nghiệp cho tất cả các bản CV nếu bạn đang nộp CV cho nhiều công ty khác nhau.
Hãy theo dõi các website về doanh nghiệp, xem xét kỹ doanh nghiệp muốn gì ở vị trí họ tuyển dụng để đưa ra mục tiêu phù hợp nhất nhé.
Mong rằng work247.vn đã cung cấp cho bạn những kiến thức bổ ích để xây dựng mục tiêu nghề nghiệp ngành công nghệ sinh học chuyên nghiệp và đầy đủ. Chúc bạn tìm được công việc như ý và gặt hái được nhiều thành công.