Khám phá câu hỏi “Ngành Công nghệ truyền thông ra làm gì?”
Tác giả: Lê Minh Phượng 24-04-2024
Dưới sự khởi sắc của khoa học, lĩnh vực công nghệ truyền thông ngày càng có nhiều điều kiện phát triển và trở thành một ngành được đào tạo bài bản. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu sâu sắc về ngành nghề này. Các chuyên gia tư vấn việc làm tại timvec365.com cứ vào mùa tuyển sinh lại nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến ngành Công nghệ truyền thông, điền hình như ngành Công nghệ truyền thông ra làm gì? Ngành này học gì? Cần chuẩn bị những gì để trúng tuyển vào ngành?,…
Trong nội dung bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về ngành Công nghệ truyền thông và giải đáp tất cả những điều đa số mọi người còn đang thắc mắc ở trên.
1. Ngành Công nghệ truyền thông là ngành gì?
Nói ngắn gọn thì ngành Công nghệ truyền thông là một ngành có nhiệm vụ lập trình, xây dựng ứng dụng về ngành công nghệ thông tin để dưa chúng vào nhiều lĩnh vực đa dạng khác nhau của ngành truyền thông. Ngành đào tạo ra những cử nhân có khả năng vận dụng các kiến thức, kỹ năng về công nghệ thông tin, về quản trị, sản xuất và làm kinh doanh đối với các sản phẩm đến từ truyền thông để nhằm mục đích phục vụ tốt nhất cho nhiều đơn vị hoạt động trong mảng ngành này như các công ty giải trí đa phương tiện, đài truyền hình, đài phát thanh, cơ quan báo chí, các công ty chuyên làm quảng cáo, tổ chức sự kiện,…
Có thể thấy, nếu đem cân đo với ngành Truyền thông đa phương tiện thì ngành Công nghệ truyền thông là hoạt động khởi nguồn, thiết kế, xây dựng các ứng dựng phục vụ cho ngành truyền thông, còn Truyền thông đa phương tiện chỉ việc sử dụng các phương tiện có sẵn đưa vào phát triển hoạt động.
Tin tuyển dụng: Việc làm Marketing - PR
2. Ngành Công nghệ truyền thông có kiến thức chuyên môn nào được đưa vào giảng dạy?
Có rất nhiều mảng kiến thức thú vị nằm thuộc nội dung của chương trình giảng dạy trong ngành Công nghệ truyền thông. Trở thành sinh viên của ngành, người học sẽ được đào tạo chuyên sâu các kiến thức báo chí truyền thông, kèm theo đó còn được học cả các kiến thức về mỹ thuật và kiến thức công nghệ thông tin nhằm tạo ra các sản phẩm mà chúng ta vẫn quen thuộc như điện ảnh, truyền hình, phát thanh, đa phương tiện. Bạn sẽ được đào tạo để nắm bắt các quy trình sản xuất ra một sản phẩm truyền thông đó kèm theo cả kỹ năng quản trị hoạt động trong sản xuất.
Sinh viên Công nghệ truyền thông cũng được đào tạo năng lực quản trị kinh doanh các sản phẩm truyền thông qua nhiều hoạt động được xây dựng trong chương trình học như lên kế hoạch truyền thông, nghiên cứu nhu cầu thị hiếu của mọi người, làm marketing,…
Những môn học chuyên ngành phổ biến mà sinh viên của ngành Công nghệ truyền thông được đào tạo có thể nhắc tới như:
- Quản trị truyền thông đa phương tiện tích hợp
- Kỹ xảo điện ảnh số
- Xây dựng chương trình Báo phát thanh
- Xây dựng chương trình Truyền hình
- Sản xuất phim truyện
- Quy trình sản xuất SP truyền thông nghe nhìn
- Thiết kế in ấn & Quảng cáo
- Xuất bản Truyền thông
- Truyền thông đa phương tiện
- …
Trong quá trình học, sinh viên Công nghệ truyền thông cũng sẽ được trang bị cho nhiều kỹ năng hữu ích để có thể phục vụ một cách đắc lưc cho sự nghiệp trong tương lai. Đó là:
- Kỹ năng biên tập
- Kỹ năng sáng tạo
- Kỹ năng giao tiếp
- Kỹ năng làm quản trị kinh doanh chuyên mảng quảng cáo
- …
Xem thêm: Học ngành mạng máy tính và truyền thông dữ liệu ra làm gì?
3. Chọn trường nào để theo đuổi ngành Công nghệ truyền thông?
Với nhu cầu tạo ra ngày một nhiều các sản phẩm của truyền thông đáp ứng đa dạng nhu cầu và thị hiếu của mọi người, nhiều trường đào tạo chuyên ngành này Công nghệ truyền thông đã được xây dựng và tổ chức hoạt động. Khi yêu thích khám phá ngành học Công nghệ truyền thông và muốn tương lai sự nghiệp của mình sẽ phát triển ở ngành nghề này thì bạn có thể cân nhắc lựa chọn đăng ký thi tuyển và theo học ở một số ngôi trường như:
- Trường Học viện Báo chí và Tuyên truyền
- Trường Đại học FPT
- Trường Học viên công nghệ Bưu chính viễn thông
- Trường Đại học Kinh tế - Tài chính Thành phố Hồ Chí Minh
- Đại học Công nghệ thông tin – Truyền thông (Đại học Thái Nguyên)
- Đại học Hoa Sen
Xem thêm: Việc làm truyền thông tại Hà Nội
4. Những khối thi tuyển học ngành Công nghệ truyền thông
Theo thông tin chính thống cập nhật được từ Bộ Giáo dục, ngành Công nghệ Truyền thông có mã ngành 7320104, được xét tuyển ở nhiều khối thi với các tổ hợp bộ môn cụ thể như sau:
- Khối A01: Xét tuyển tổ hợp bộ môn Toán – Lý - Hóa
- Khối A16: Xét tuyển tổ hợp bộ môn Toán – Ngữ Văn – Khoa học tự nhiên
- Khối C00: Xét tuyển tổ hợp bộ môn Văn – Sử - Địa
- Khối C02: Xét tuyển tổ hợp bộ môn Văn – Toán - Hóa
- Khối C15: Xét tuyển tổ hợp bộ môn Văn – Toán – Giáo dục Công dân
- Khối D02: Xét tuyển tổ hợp bộ môn Văn – Toán – Ngoại ngữ Tiếng Nga
- Khối D14: Xét tuyển tổ hợp bộ môn Văn – Sử - Ngoại ngữ Tiếng Anh
- Khối D15: Xét tuyển tổ hợp bộ môn Văn – Địa lý – Ngoại ngữ Tiếng Anh
5. Cơ hội việc làm hấp dẫn sau khi tốt nghiệp ngành Công nghệ truyền thông
5.1. Nhu cầu tuyển dụng việc làm ngành Công nghệ truyền thông cao
Sau khi cầm tấm bằng tốt nghiệp bước chân ra khỏi cổng trường đào tạo ngành Công nghệ truyền thông, bạn sẽ có rất nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn. Nếu như chưa biết bản thân có thể đảm đương công việc gì và làm ở đâu thì hãy đọc thông tin bên dưới.
Trở thành một chuyên viên nghiên cứu: chuyên nghiên cứu các chương trình hoặc nghiên cứu những ứng dụng phục vụ cho lĩnh vực truyền thông như ứng dụng vào làm quảng cáo, làm các chương trình truyền hình, xây dựng website, chương trình game,… Đồng thời cũng đảm đương luôn công việc quản lý và điều phối hoạt động sản xuất, điều phối các chương trình và thời lượng của chương trình kinh doanh, thời lượng phát sóng các game show, phim truyện,…
Ngoài ra, người tốt nghiệp ngành Công nghệ truyền thông cũng có thể làm việc tại vị trí phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên biên tập trong các tòa soạn báo, đài phát thanh, đài truyền hình các cấp, từ cấp trung ương đến các cấp địa phương.
Cơ hội trở thành một chuyên viên Marketing, nhân viên quan hệ công chúng, quan hệ khách hàng trong các công ty, doanh nghiệp; làm chuyên viên chuyên phụ trách công việc tổ chức sự kiện truyền thông, quảng cáo cho doanh nghiệp, cá nhân và các tổ chức liên quan đến ngành truyền thông.
Ngoài những công việc trên, cử nhân ngành Công nghệ truyền thông còn có thể làm giảng viên giảng dạy ở tất cả các trường có ngành đào tạo này.
5.2. Cơ hội nhận mức lương hấp dẫn của ngành Công nghệ truyền thông
Dựa vào nhu cầu thị trường và độ hot của ngành thì có thể nói Công nghệ truyền thông hứa hẹn rất nhiều mức lương hấp dẫn dành cho người lao động. Ở thời điểm mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm việc làm, lại cần có sự hướng dẫn, đào tạo từ đơn vị công ty tuyển dụng cũng đã có thể mang đến cho người lao động một mức lương hậu hĩnh từ 6 đến 8 triệu đồng mỗi tháng. Còn với những người đã có kinh nghiệm ngành nghề thì mức lương tăng lên ở mức 10 triệu hoặc hơn 10 triệu đồng. Một người cũng có thể đạt được mức lương từ 15 đến trên 20 triệu đồng nếu như giữ chức vụ quản lý hoăc có thâm niên làm việc trong ngành.
Xem thêm: Mô tả công việc Truyền Thông Nội Bộ
6. Cần những tố chất gì để thành đạt với ngành Công nghệ truyền thông
Khi đã bị Công nghệ truyền thông thu hút khiến cho bạn muốn gắn bó và sống cùng với nghề nghiệp lĩnh vực này thì còn gì tuyệt vời hơn nữa khi chính bản thân bạn đã xác định được niềm đam mê sự nghiệp cho riêng mình. Thế nhưng đứng trước bất cứ sự lựa chọ nghề nghiệp nào cũng vậy, người ta sẽ chẳng tránh khỏi sự môn lung, ngờ vực về sự thành công ở con đường phía trước. Với một nghề giàu tính nghệ thuật và tính kỹ thuật như Công nghệ truyền thông thì sự định hướng những bước đi cho tương lai sẽ càng trở nên khó thực hiện.
Để biết được khả năng của mình có phù hợp và thỏa mãn niềm đam mê hay không, nhất định bạn hãy tự nhìn lại mình xem bản thân có những tố chất này hay chưa? Nếu chưa có bất kỳ điều gì trong số đó, cố gắng bồi dưỡng, tích lũy để phục vụ cho mục tiêu theo đuổi sự nghiệp ngành Công nghệ truyền thông bạn nhé.
6.1. Niềm đam mê, tình yêu lớn với hoạt động công nghệ truyền thông
Đam mê sẽ đóng vai trò là kim chỉ nam dẫn lối cho bạn đủ mạnh mẽ bước trên những chông gai nghề nghiệp. Cũng giống như biết bao ngành nghề khác, Công nghệ truyền thông chứa đựng những khó khăn, thử thách mà nếu người theo đuổi nó không có đủ mạnh mẽ, không đủ đam mê thì sẽ nhanh chóng bị nghề nghiệp đào thải. Nhất là với tính chất đòi hỏi tính sáng tạo cao để tạo ra những sản phẩm có giá trị và mới mẻ thì quả thực chẳng dễ gì mà theo đuổi ngành này theo một hành trình đi thẳng. Vậy nên hãy lấy niềm đam mê trở thành nguồn cảm hứng bất tận và hoạt động hết mình với nghề, chắc chắn bạn sẽ bước đến được những đích vinh quang của ngành truyền thông.
6.2. Sự chủ động học hỏi, trau dồi kiến thức
Truyền thống là một lĩnh vực đặc biệt khi nó nương theo thị hiếu, sự yêu ghét của khán thính giả rất nhiều. Chính vì thế, người học lĩnh vực này cần phải luôn ở trong một tâm thế chủ động cao nhất để phóng tầm mắt nhìn rộng ra bên ngoài xã hội, nhạy bén đánh giá mọi yếu tố, nắm bắt những xu hướng hiện hành. Sự chủ động sẽ luôn giúp bạn đi trước một bước để có khả năng phát triển những ứng dụng công nghệ truyền thông hữu dụng trong tương lai, là thứ tương lai sẽ dung nạp và trở thành nổi bật.
6.3. Nghiêm túc, có khả năng tư duy logic, độc lập
Lao động trong bất kỳ ngành nghề nào cũng cần nghiêm túc, và lao động trong nghệ thuật lại càng phải nghiêm túc gấp năm gấp mười lần. Công nghệ truyền thông trở thành cái nôi để nuôi dưỡng cái đẹp của nghệ thuật cho nên chẳng thể nào phát triển nếu thiếu đi thái độ nghiêm túc với nghề.
Hơn nữa mỗi thời, ngành truyền thông lại mang một màu sắc khác nhau; mỗi thời người ta tìm đến với truyền thông theo những xu hướng khác nhau. Nhiệm vụ của Công nghệ truyền thông chính là thỏa mãn xu hướng và sự đòi hỏi của thị hiếu đó. Và để làm được điều này, người lao động trong nghề cần có một khả năng tư duy độc lập và kiên trì nỗ lực hết mình để hướng về mục tiêu tạo ra những sản phẩm truyền thông riêng biệt, sáng tạo và độc đáo.
Sẽ còn rất nhiều yếu tố khác mà ngành Công nghệ truyền thông đòi hỏi ở người theo đuổi nó. Do đó, muốn đi trên con đường này, đừng chỉ chăm chăm khám phá xem ngành Công nghệ truyền thông ra làm gì mà hãy tìm hiểu để biết bản thân mình cần thỏa mãn những đòi hỏi gì ở ngành nghề này. Có như vậy, sự thành công nghề nghiệp mới thực sự bắt tay cùng với các bạn.