Bạn có biết học ngành kinh tế quốc tế ra làm gì hay không?
Tác giả: Phạm Hường 02-05-2024
Việt Nam đang trong quá trình hội nhập nền kinh tế sâu rộng, đòi hỏi nhu cầu cấp thiết về phát triển nhân lực về cả số lượng lẫn chất lượng. Đội ngũ lao động trẻ cần có những kiến thức vững vàng về kĩnh vực kinh tế quốc tế, thương mại ngoại giao, khả năng đánh giá phân tích tình hình thị trường và cả trình độ ngoại ngữ, kỹ năng về quan hệ đối ngoại giao thương để có thể đảm đương trách nhiệm nghề nghiệp kinh tế quốc tế một cách hiệu quả nhất. Vậy để trở thành những doanh nhân kinh tế giỏi giang bạn cần phải có được những gì? Cùng work247.vn giải đáp những vấn đề xoay quanh “ Ngành kinh tế quốc tế là gì ” ?
1. Bóc tách những ý nghĩa liên quan đến “ Ngành kinh tế quốc tế ”
Ngành kinh tế quốc tế được xem là những hoạt động giao dịch, kinh doanh với những quốc gia nhằm đáp ứng với những yêu cầu của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân và hơn thế nữa kinh tế quốc tế thuộc khối khoa học, chuyên ngành kinh tế học nhưng lại có bản chất đi sâu vào nghiên cứu sự liên kết giữa các khu vực quốc gia. Đây là ngành nghề có sự kết hợp giữa thương mại và ngoại ngữ và thuộc trong “ top ” những ngành ăn tiền hot nhất trong thị trường lao động hiện nay ở nước ta.
Chính sự xuất hiện của xu thế toàn cầu hóa dẫn đến sự thúc đẩy về nền kinh tế quốc tế phát triển ngày càng mạnh và trở thành những tiềm năng, cơ hội, nhân tố quan trọng cho sự phát triển vượt bậc của thị trường doanh nghiệp. Việt Nam đang tăng cường giao thương, sản xuất, buôn bán, xuất nhập khẩu với nhiều nước trên thế giới từ khi gia nhập tổ chức WHO nên về cơ hội nghề nghiệp đối với ngành kinh tế quốc tế cũng được chào đón, rộng mở trong những năm gần đây.
Chú ý rằng có vô số người nhầm lẫn giữa “ kinh doanh quốc tế ” với “ kinh tế quốc tế ”. Kinh doanh quốc tế mang bản chất chính là thiên về hoạt động kinh doanh nhiều hơn. Những kiến thức được trang bị bao gồm về quản trị kinh doanh, đầu tư kinh doanh, tái tạo kinh doanh, cung ứng vận tải quốc tế…Còn đối với lĩnh vực kinh tế quốc tế sẽ tập trung chủ yếu về kinh tế học, kinh tế toàn cầu, thiên về 2 mảng hoạt động chính là thương mại và tài chính quốc tế.
1.1. Ngành kinh tế quốc tế cần phải học những chuyên ngành gì?
Vì là ngành học liên quan đến mở rộng thị trường nên khi theo học kinh tế quốc tế bạn sẽ được trang bị những kiến thức cơ bản về kinh doanh thương mại, các chính sách đối nội đối ngoại để phù hợp ứng phó với doanh nghiệp đầu tư, được trực tiếp nghiên cứu những phương pháp mở rộng quy mô kinh tế sang những thị trường nước ngoài, tìm hiểu về luật quốc tế và môi trường hoạt động kinh tế quốc tế tại các khu vực khác nhau. Ngoài ra bạn có thể được trau dồi những kỹ năng giao tiếp, đàm phán quốc tế, hoạt động xuất nhập khẩu trong và ngoài nước, phân tích giải đáp thị trường, cải thiện những kĩ năng giao tiếng tiếng anh thương mại, đầu tư quốc tế, những chính sách về bảo hiểm ngoại thương hay cách thức xâm nhập thị trường nước ngoài, bên cạnh đó sinh viên sẽ được trải nghiệm những kỹ thuật nghiệp vụ về kinh tế thị trường, rủi ro và bảo hiểm trong kinh tế quốc tế.
Trang bị những kiến thức chuyên ngành đó sẽ giúp sinh viên nâng cao về nền tảng quản trị kinh doanh, quản trị kinh tế, những vấn đề chuyên sâu về thương mại quốc tế, tranh chấp thương mại quốc tế, cách thức xâm nhập thị trường nước ngoài để phù hợp với nhu cầu xu hướng hóa, toàn cầu hóa, hội nhập với kinh tế tại Việt Nam.
Ngành Kinh Doanh nông nghiệp là gì? Cơ hội việc làm ngành Kinh doanh nông nghiệp
1.2. Ngành kinh tế quốc tế được đào tạo tại những môi trường cụ thể nào?
Do đặc thù về tính chất công việc sau khi tốt nghiệp kết hợp với sự đa dạng, phong phú và mức độ phổ biến của kinh tế quốc tế nên hiện nay trong nền giáo dục tại Việt Nam có rất nhiều trường top đào tạo chuyên ngành kinh tế quốc tế. Các bạn có thể tham khảo như:
Đại học Ngoại Thương - 91 Chùa Láng, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội
Trường Đại học Kinh tế (Đại học quốc gia Hà nội) - 144 đường Xuân Thủy, quận Cầu Giấy, Hà Nội
Đại học Kinh tế Quốc dân - 207 Giải Phóng, Hai Bà Trưng, Hà Nội
Học viện Ngoại giao - 69 Phố Chùa Láng, Đống Đa, Hà Nội
Đại học Ngân hàng ( Thành phố Hồ Chí Minh ) - 36 Tôn Thất Đạm, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh
Đại học Thương Mại - 79 Hồ Tùng Mậu, Cầu Giấy, Hà Nội
Có rất nhiều trường đại học ngày nay đào tạo ngành kinh tế quốc tế, tùy vào sở thích cũng như khả năng kiến thức bạn có thể lựa chọn ngôi trường mà mình mong muốn. Dĩ nhiên những kiến thức ở trường đại học chỉ góp một phần nào đó vào khả năng làm việc của bạn sau này, còn tất cả những phần còn lại là tùy thuộc vào bạn. Nếu muốn nâng cao trình độ học thuật bạn cũng có thể trở thành thạc sỹ, chuyên gia về ngành kinh tế quốc tế. Hãy nhớ rằng 99% thành công trong công việc phụ thuộc vào trình độ của bạn.
Việc làm xuất nhập khẩu tại Hải Phòng
2. Những công việc bạn có thể làm sau khi tốt nghiệp lĩnh vực/ngành kinh tế quốc tế
Mặc dù ngành kinh tế quốc tế phổ biến nhưng vẫn không ít người thắc mắc rằng sau khi tốt nghiệp ra trường sẽ làm những công việc cụ thể nào?
- Cơ hội trở thành những chuyên gia marketing quốc tế: là những người chuyên áp dụng những nguyên tắc, lý thuyết cơ bản trong điều kiện liên quan đến môi trường quốc tế để quảng bá sản phẩm hay đánh giá độ hiệu quả công việc.
- Nhân viên xuất/nhập khẩu, đây là công việc xuất nhập khẩu hàng hóa được hoạch định những công việc cụ thể như đàm phán, lên sàn giao dịch với khách hàng, đối tác kinh doanh; lên kế hoạch xây dựng mạng lưới xuất khẩu; có thể dịch và soạn thảo những bản hợp đồng quốc tế bằng ngoại ngữ.
- Chuyên viên phân tích và tư vấn đầu tư quốc tế sẽ có nhiệm vụ nghiên cứu, quan sát tình hình kinh tế, những thay đổi cơ cấu về chính sách thương mại để đưa ra những chiến lược, tầm nhìn rộng, định hướng cho các nhà đầu tư.
- Nhân viên xúc tiến thương mại sẽ đại diện cầu nối để liên kết, hợp tác phát triển kinh tế giữa 2 bên, cụ thể là 2 nước khác nhau.
- Chuyên gia quản trị chuỗi cung ứng có nhiệm vụ quản lý những công việc thu mua và cung ứng sản phẩm.
- Chuyên gia hoạch định tài chính quốc tế sẽ triển khai những mô hình tài chính quốc tế để phân tích những số liệu thị trường phù hợp, hiệu quả, sau đó đề xuất thay đổi cách vận hành quản lý công việc.
- Nhân viên cước tại hàng không hay cảng biển, công việc sẽ liên quan đến những cước phí tại các cảng hàng không quốc tế hay những cảng biển giao thương với những nhà đầu tư trên toàn thế giới.
- Cơ hội làm giảng viên nghiên cứu tại các trường đại học top đầu của cả nước.
Những nơi có thể đầu quân của ngành kinh doanh quốc tế như: các văn phòng quản lý đầu tư quốc tế/ các tổ chức kinh tế xã hội, Bộ Công thương, Bộ kế hoạch và Đầu tư, cơ quan thương mại, các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu, các công ty vận tải và giao nhận quốc tế, bộ phận thanh toán quốc tế trong các ngân hàng thương mại, các trường đại học hoặc những viên nghiên cứu hoạch định kinh tế.
3. Những lý do bạn nên chọn ngành kinh tế quốc tế để theo học và làm việc
3.1. Tình hình hội nhập xu thế cao
Việt Nam đang từng bước tiến đến những hội nhập quốc tế lớn trên thế giới và khu vực, điển hình như Cộng đồng kinh tế ASEAN ( Association of Southeast Asian Nations ) – AEC hay gia nhập và kí kết hợp đồng thành công Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương – TPP, nên việc trang bị những kiến thức, khả năng hiểu biết về lĩnh vực quốc tế là không thể bỏ qua. Khi làm kinh tế quốc tế bạn sẽ có những trải nghiệm được làm ăn, nói chuyện với các đối tác kinh tế mang tầm cỡ châu lục. Vì vậy đây có lẽ là lý do to lớn nhất thôi thúc các bạn theo học ngành nghề này.
3.2. Thúc đẩy khả năng logic và sáng tạo của con người
Vì tính chất ngành học, công việc đòi hỏi bạn cần có những sáng tạo mới mẻ, những phương diện quản lý công việc đổi mới nhất, từ đó mới có khả năng thăng tiến trong công việc. Các kĩ năng về xử lý, tìm kiếm, cập nhập thông tin mỗi ngày hay làm việc nhóm, thuyết trình, giao tiếp ứng xử, nghiên cứu khoa học rồi xây dựng chiến lược đâu chỉ theo một mô típ là thực hiện được. Bạn cần vận động tư duy não bộ để cải biến nó một cách mới mẻ hơn và độc đáo hơn, từ đó mới thu hút được những chính sách tốt của các nhà đầu tư.
3.3. Tiềm năng, cơ hội làm việc lớn
Như chúng tôi đã đề cập trên, sau khi tốt nghiệp ngành kinh tế quốc tế bạn sẽ có những cơ hội làm việc tại vô vàn cơ sở, công ty, doanh nghiệp lớn nhỏ trong và ngoài nước. Các bộ, sở liên quan đến lĩnh vực kinh tế hay những công ty chuyên viên tư vấn, nhân viên thương mại, bạn đều có thể ứng tuyển tại đây.
4. Để trở thành những doanh nhân giỏi trong ngành kinh tế quốc tế bạn cần những kĩ năng gì?
- Đầu tiên hơn hết đó chính là những kiến thức am hiểu về kinh doanh/kinh tế thị trường, chuyên môn về kinh tế cao
- Trình độ ngoại ngữ chuyên ngành, giao tiếp đều phải tốt
- Khả năng ăn nói lưu loát, trôi chảy, biết cách thuyết phục đối tượng
- Nhanh nhạy và biết cách nắm bắt thông tin, những xu thế mới nhất trên thế giới
Dù có lựa chọn bất cứ ngành nghề nào thì bạn vẫn phải có cho mình sự say mê, nhiệt huyết trong công việc thì mới có thể thành công được. Hơn nữa, vì môi trường công việc ngày càng lớn nên ngoài những kỹ năng trên bạn vẫn cần có sự linh hoạt để điều tiết được những biến cố kinh tế xảy ra bất ngờ, khó lường trước được.
Bài viết trên đây đã cung cấp đủ cho người đọc những thông tin chính về “ ngành kinh tế quốc tế ” và những thông tin cơ bản liên quan đến ngành nghề này, hy vọng với những chia sẻ trên bạn đã nắm bắt được phần nào những cơ hội công việc để định hình cho mình những công việc có liên quan trong tương lai không xa. Bên cạnh đó, bạn có thể tìm kiếm những công việc về lĩnh vực này thông qua trang tuyển dụng work247.vn sẽ đưa đến những công việc với mức lương hấp dẫn, môi trường làm việc tuyệt vời cho bạn thỏa sức lựa chọn. Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của chúng tôi, hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết sau!