[Cơ hội nghề nghiệp] Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là gì?

Theo dõi work247 tại
Cát Tường tác giả work247.vn Tác giả: Cát Tường

Ngày đăng: 02-05-2024

Bạn có hay tìm hiểu về các khối ngành kinh doanh không. Trong kinh doanh có các khối ngành có vị trí vô cùng nổi bật như ngành quản trị kinh doanh, ngành quản trị kinh doanh – marketing, ngành kinh tế đối ngoại, ngành tài chính – marketing,,… nhưng ngoài những cái tên quen thuộc và chiếm vị trí quan trọng đó còn có một ngành giữ vị trí quan trọng không hề kém để thúc đẩy phát triển nên kinh tế hội nhập đó chính là ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng. Vậy ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là gì và cơ hội nghề nghiệp của ngành sau khi ra trường như thế nào bạn đã biết chưa? Hãy cùng đi tìm câu trả lời với work247.vn nhé!

Việc làm xuất nhập khẩu

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Thông tin chung về ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

1.1. Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là gì

Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là một ngành học về nghiên cứu, đầu tư, phát triển, kích cầu hội nhập và quản lý điều hành các dịch vụ vận chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh của một công ty, doanh nghiệp.

Logistics có nghĩa là hình thức kinh doanh một chuỗi các hoạt động bao gồm lên ý tưởng, tạo lập một kế hoạch đầy đủ và chi tiết, sau đó áp dụng những phương thức và kiểm soát các luồng di chuyển và lưu thông của hàng hóa, kiểm soát số lượng, khối lượng của những nguồn nguyên liệu, nhiên liệu, cơ sở, vật tư (số lượng đầu vào) và khối lượng, số lượng những sản phẩm cuối cùng (đầu ra) từ điểm xuất phát là khẩu sản xuất, chế tạo cho tới điểm kết thúc hoàn thành là quá trình tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm ra thị trường bên ngoài, đến tay người tiêu dùng. Có thể nói rằng Logistics là một khâu ở giữa, trung gian để chuyển những sản phẩm từ nơi cung cấp cho tới tay người tiêu dùng, những khách hàng tiềm năng. Những hoạt động cụ thể của Logistics bao gồm những hoạt động như là:

+ Vận tải, di chuyển hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu

+ Quản lý đội tàu, kho bãi, nguyên liệu, vật liệu, cơ sở, vật tư

+ Thực hiện, thao tác với những đơn hàng chưa vận chuyển

+ Quản trị, kiểm soát, định vị những mặt hàng tồn kho

+ Hoạch định, tính toán cung và cầu

Thông tin chung về ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
Thông tin chung về ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

Logistics cũng có bao gồm những khâu làm việc như tham gia tìm kiếm những nguồn nguyên liệu đầu vào, tính toán định mức sản xuất, đóng gói sản phẩm, chăm sóc dịch vụ cho khách hàng.

Quản lý chuỗi cung ứng là bao gồm toàn bộ các hoạt động quản lý phía sau, hậu cần cho công việc xuất nhập khẩu gồm thiết lập, tạo lập những kế hoạch và quản trị, quản lý tất cả những hoạt động có liên quan đến việc tìm nguồn hàng, sản phẩm cung ứng và thu gom, mua lại bao gồm tất cả các hoạt động trong mảng Logistics.

Ngành học Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng là một quá trình rộng lớn về hệ thống kinh doanh để giúp cho nhà lãnh đạo, chủ doanh nghiệp, nhà đầu từ, người quản trị có thể nhìn nhận đưa ra những chiến lược phát triển sản xuất, kinh doanh thương mại sao cho hiệu quả, thu lại lợi nhuận nhiều nhất và có cách thức tìm kiếm khách hàng, phân bổ hàng hóa đến tận tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng nhất.

Thông tin chung về ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
Thông tin chung về ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

Các ngành nghề của Logistics cũng vô cùng đa dạng mà bạn cần biết để hiểu thêm về Logistics. Mỗi mảng trong đó có một vai trò riêng và kết hợp với nhau tạo nên một công việc hiệu quả. Trong Logistics có thể chia làm 3 mảng chính đó là kho bãi, giao nhận hàng hóa và vận chuyển hàng hóa. Bên cạnh đấy, Logistics cũng bao gồm nhiều lĩnh vực, công việc, nhiệm vụ khác nhau như:

+ Các công việc về bốc dỡ và sắp xếp lên những phương tiện chuyên chở hàng hóa như lên tàu, xe, container…

+ Dịch vụ cho thuê các khu đất rộng thoáng như vùng đất, kho bãi để lưu giữ, đặt để hàng hóa: thuê lại hoặc cho thuê các kho hàng chứa nguyên vật liệu, thiết bị, các kho bãi rộng của xe container…

+ Hoạt động đại lý làm thủ tục hải quan và lên kế hoạch vận chuyển, tháo lắp bốc dỡ các mặt hàng, hàng hóa.

+ Các dịch vụ hỗ trợ bổ sung khác: tiếp nhận hàng hóa, lưu kho bảo lưu, quản lý các thông tin và dữ liệu có liên quan đến quá trình vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt chuỗi logistics, tham gia xử lý nhiều vấn đề phát sinh như hàng hóa tồn kho, hàng hóa đã quá hạn sử dụng, hàng hóa đã bị khách hàng trả lại, hàng hóa đã bị hư, lỗi mốt… để mang về và tái phân phối lại các loại hàng hóa này, thực hiện những hoạt động cho thuê và thuê mua container.

1.2. Điểm chuẩn và khối thi

Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng có mã ngành là 7510605

Điểm chuẩn của ngành khá đa dạng, khá dễ dàng cho thí sinh thi vào ngành với mức điểm chuẩn từ 18 đến 26 điểm tùy theo khối ban xét tuyển và trường Đại học bạn chọn.

Điểm chuẩn và khối thi
Điểm chuẩn và khối thi

Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng xét tuyển theo các khối thi như sau:

+ Khối thi A00 gồm các tổ hợp bộ môn Toán, Lý, Hóa

+ Khối thi A01 gồm các tổ hợp bộ môn Toán, Lý, Anh

+ Khối thi C01 gồm các tổ hợp bộ môn Toán, Văn, Lý

+ Khối thi D01 gồm các tổ hợp bộ môn Toán, Văn, Anh

+ Khối thi D07 gồm các tổ hợp bộ môn Toán, Hóa, Anh

+ Khối thi D90 gồm các tổ hợp bộ môn Toán, Khoa học tự nhiên, Anh

+ Khối thi A16 gồm các tổ hợp bộ môn Toán, Văn, Khoa học tự nhiên

+ Khối thi C15 gồm các tổ hợp bộ môn Toán, Văn, Khoa học xã hội

1.3. Những trường Đại học đào tạo ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng

Nếu bạn yêu thích ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng và có dự định sẽ tìm một trường Đại học để học tập, bạn có thể đăng ký nguyện vọng vào các trường sau nhờ vào kết quả  kỳ thi THPT Quốc Gia:

- Các trường ở khu vực miền Bắc:

+ Trường Đại học Ngoại thương

+ Trường Đại học Hàng hải Việt Nam

+ Trường Đại học Quốc tế RMIT

+ Trường Đại học Kinh tế Quốc dân

+ Trường Đại học Công nghệ Giao thông Vận tải

+ Trường Đại học Bách khoa Hà Nội

+ Trường Đại học Điện lực

Những trường Đại học
Những trường Đại học 

+ Trường Đại học Thủ đô Hà Nội

- Các trường ở khu vực miền Trung:

+ Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng

- Các trường ở khu vực miền Nam:

+ Trường Đại học Quốc tế - Đại học quốc gia TP.HCM

+ Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc gia TP.HCM

+ Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM

+ Trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại TP.HCM

+ Trường Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu

+ Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Xem thêm: Tìm việc làm chuyên viên xuất nhập khẩu

2. Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng đào tạo những học phần gì?

Chương trình đào tạo của các trường Đại học có ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng đều hướng tới mục tiêu chung là rèn luyện cho sinh viên cả kiến thức chuyên môn lẫn kiến thức xã hội, kỹ năng cứng và kỹ năng mềm, giúp sinh viên sau khi ra trường có thể tự tin lựa chọn các cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho mình. Vậy trong chương trình học của ngành này có những môn học nào?

- Khối kiến thức giáo dục đại cương:

+ Môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê Nin I

+ Môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lê Nin II

+ Môn Tư tưởng Hồ Chí Minh

+ Môn Đường lối cách mạng của ĐCSVN

+ Môn Pháp luật đại cương

+ Môn Giáo dục thể chất 1

+ Môn Giáo dục thể chất 2

+ Môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh I

Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng đào tạo những học phần gì?
Ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng đào tạo những học phần gì?

+ Môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh II

+ Môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh III

+ Môn Tin học đại cương

+ Môn Tiếng Anh 1

+ Môn Tiếng Anh 2

+ Môn Tiếng Anh 3

+ Môn Kỹ năng mềm

+ Môn Kỹ năng giải quyết vấn đề

+ Môn Phương pháp học đại học và tư duy sáng tạo

+ Môn Toán cao cấp a1

- Khối kiến thức chuyên ngành:

+ Môn Kinh tế vĩ mô

+ Môn Kinh tế vi mô

+ Môn Quản trị học

+ Môn Nguyên lý thống kê – Kinh tế

+ Môn Marketing Căn bản

+ Môn Luật vận tải

+ Môn Quản trị hàng hóa trong Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

+ Môn Kiến thức chung của ngành

+ Môn Quản trị dự án đầu tư

+ Môn Vận tải đa phương thức

+ Môn Quản trị logistics

+ Môn Phương tiện xếp dỡ và vận chuyển tại cảng

+ Môn Khởi nghiệp trong lĩnh vực logistics

+ Môn Kỹ năng làm việc trong ngành Logistics và chuỗi cung ứng

+ Môn Quản trị chuỗi cung ứng

+ Môn Chứng từ trong vận tải đa phương thức

+ Môn Bảo hiểm

+ Môn Nghiệp vụ soạn thảo và phát hành vận đơn vận tải

+ Môn Nghiệp vụ ngoại thương

+ Môn Quản trị chất lượng logistics và chuỗi cung ứng

+ Môn Quản trị rủi ro logistics và chuỗi cung ứng

+ Môn Quản trị hiệu quả kho hàng trong chuỗi cung ứng

+ Môn Nghiệp vụ Hải Quan

+ Môn Thương mại điện tử và ứng dụng công nghệ thông tin trong Logistics

+ Môn Quản trị chi phí trong logistics và chuỗi cung ứng

+ Môn Nghiệp vụ giao nhận hàng nguyên container (FCL)/ hàng lẻ (LCL)

+ Môn Đại lý tàu biển

+ Môn Mô hình quản lý và vận hành cảng

+ Môn Kinh tế quốc tế

+ Môn Tổ chức xếp dỡ

+ Môn Luật kinh tế

+ Môn Quản trị Chiến lược Logistics

+ Môn Thanh toán quốc tế

+ Môn Quản lý tinh gọn trong chuỗi cung ứng

+ Môn Tiếp thị trong công ty Logistics

+ Môn Lập kế hoạch và điều độ trong chuỗi cung ứng

+ Môn Hỗ trợ ra quyết định Logistics

+ Môn Luật Quản lý Logistics

+ Thực tập cơ sở

+Thực tập chuyên ngành

+ Khóa luận tốt nghiệp

+ Môn Quản trị mua hàng trong chuỗi cung ứng

+ Môn Quản trị phân phối trong chuỗi cung ứng

+ Môn Đại lý giao nhận

Xem thêm: Việc làm xuất nhập khẩu tại Hải phòng

3. Ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng ra làm gì?

Cơ hội nghề nghiệp của ngành nghề này rất phong phú, bạn có thể đảm nhiệm và tiếp nhận những vị trí công việc khác nhau bởi môi trường thực hành công việc trong lĩnh vực này rất đặc biệt, bạn hãy tham khảo những công việc sau đây nhé:

- Làm chuyên viên nghiên cứu các chính sách cho các công ty

- Nhân viên xuất nhập khẩu

- Làm trong các phòng ban có chuyên môn phù hợp

 Ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng ra làm gì?
 Ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng ra làm gì?

- Làm tại các công ty có dịch vụ vận tải

- Chuyên viên kiểm kê

- Phân tích viên

- Điều phối sản xuất

- Điều phối vận tải

- Nhân viên thu mua, quản lý hàng hóa

- Giảng viên giảng dạy tại trường Đại học có chuyên ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng

Xem thêm: [Sales Logistics là gì] Nghề kinh doanh về vận tải hàng hóa

4. Mức lương cho lĩnh vực Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là bao nhiêu?

Đối với các bạn sinh viên mới ra trường mức lương cứng sẽ khoảng từ 5 đến 9 triệu, khi bạn làm được một vài năm và lên vị trí trưởng nhóm thì mức lương sẽ tăng lên khoảng từ 10 đến 15 triệu. Nói chung mức lương do các doanh nghiệp cân nhắc và trả lương khác nhau, có công ty chỉ trả 10 đến 20 triệu cho người làm trong ngành này nhưng có những doanh nghiệp sẵn sàng trả 80 đến 100 triệu. Mức lương của ngành này sẽ phụ thuốc theo kinh nghiệm và nhiệm vụ mà bạn phải hoàn thành.

Hy vọng với những thông tin mà work247.vn đem lại thì bạn đã hiểu rõ về ngành Logistics và quản lý chuỗi cung ứng là gì rồi. Để tìm hiểu thêm về những ngành nghề khác bạn hay truy cập website nhé. Chúc bạn may mắn và thành công trong công việc!

 

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem4422 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT