Ngành Quản trị nhân lực ra làm gì? - Cơ hội việc làm hấp dẫn
Tác giả: Trương Ngọc Lâm 02-05-2024
Thân Nhân Trung đã từng nói “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, …” quả đúng là như vậy. Lịch sử dân tộc là minh chứng rõ nhất cho câu nói này. Câu nói của vị tiến sĩ triều Lê không chỉ đúng với một dân tộc mà trong thời hiện đại nó còn đúng với sự hưng thịnh của một doanh nghiệp, “hiền tài” lúc này không chỉ là “nguyên khí quốc gia” mà còn là “nguyên khí” hưng thịnh của một doanh nghiệp. Và một trong những vị trí, công việc có vai trò quan trọng đối với việc tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, … các hiền tài đó chính là bộ phận quản trị nhân lực - những cử nhân tốt nghiệp ngành quản trị nhân lực. Để hiểu rõ hơn về công việc, ngành học và những thông tin liên quan đến ngành nghề này bạn hãy đọc bài viết dưới đây nhé!
1. Tìm hiểu Ngành quản trị nhân lực
Nhân lực là yếu tố quyết định trực tiếp đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Không khó để giải thích cho tại sao khi ứng tuyển những doanh nghiệp lớn, yêu cầu công việc, yêu cầu hồ sơ tuyển dụng từ vòng sơ loại cũng khắt khe hơn rất nhiều so với các doanh nghiệp nhỏ cùng ngành. Điều này không có nghĩa là nguồn nhân lực doanh nghiệp nhỏ không tốt mà là doanh nghiệp lớn họ luôn đề cao chất lượng và giá trị nhân lực của chính mình. Chất lượng ở đây là quy trình và yêu cầu tuyển dụng ngặt nghèo, giá trị là những chi trả, là “lương” cho công sức làm việc của họ.
Hiểu được điều này, các doanh nghiệp nói chung, đặc biệt là những doanh nghiệp lớn họ luôn đặc biệt quan tâm đến vai trò quản trị nhân lực trong doanh nghiệp. Bởi vậy nên việc bổ sung, xây dựng và tuyển dụng nhân sự bộ phận quản trị nhân lực - những người trực tiếp quyết định đến chất lượng nhân sự doanh nghiệp - ngày càng được doanh nghiệp quan tâm. Trước tương lai phát triển ngày càng mạnh của các doanh nghiệp như hiện nay, ngành học quản trị nhân lực được đánh giá là ngành học của tương lai.
1.1. Ngành quản trị nhân lực là gì?
Ngành học quản trị nhân lực là ngành học đào tạo ra các cử nhân có trình độ, năng lực thực hiện công tác quản trị nhân lực, tuyển dụng và đào tạo nhân sự mới, tạo môi trường làm việc thuận lợi để người lao động có thể phát huy hết năng lực của mình, … Sinh viên quản trị nhân lực trong quá trình học tập còn được trang bị rất nhiều kiến thức liên quan đến hành chính văn phòng, công tác đánh giá đào tạo nhân sự, quản lý điều hành doanh nghiệp, … Vị trí quản trị nhân lực trong doanh nghiệp thường gắn liền với vị trí nhân viên hành chính nhân sự, những Hr trong tương lai.
Những cử nhân chuyên ngành quản trị nhân lực sau khi tốt nghiệp sẽ được trang bị khối kiến thức đầy đủ bao gồm các kiến thức chuyên ngành trong công tác quản lý, tuyển dụng và đào tạo nguồn nhân lực. Cùng với đó là các kiến thức về luật lao động, định mức tiền lương, nghệ thuật lãnh đạo, … và một số kiến thức bổ trợ về tài chính kinh doanh, hành chính văn phòng, … Đặc biệt là các kỹ năng về phỏng vấn, kỹ năng mềm hay kỹ năng giao tiếp khác để bổ trợ cho quá trình làm việc.
Đáp ứng những yêu cầu năng lực này, sinh viên chuyên ngành sẽ được học, thực hiện các bài thi đánh giá năng lực như bài điều kiện, bài kết thúc môn để từng bước nâng cao chuyên môn của họ. Song song với các kiến thức chuyên ngành là khối các kiến thức nền tảng như khoa học chính trị, kiến thức về thể dục và giáo dục quốc phòng an ninh, tin học văn phòng và tiếng Anh cơ sở phục vụ cho quá trình làm việc. Chuyên ngành học quản trị nhân lực hiện có thời gian đào tạo 4 năm đối với bậc đại học, sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành này sẽ cần đáp ứng tối thiểu 135 tín chỉ trong quá trình học tập của mình.
1.2. Ngành quản trị nhân lực trường nào?
Các bạn đang không biết trường nào có ngành quản trị nhân sự thì tham khảo dưới đây nhé:
1.3. Ngành quản trị nhân lực thi khối nào?
- Ngành học quản trị nhân lực hiện có mã ngành là 7340404 với tổ hợp tuyển sinh theo 3 khối học truyền thống là khối A, A1, C, D. Cụ thể:
- Ngành xét tuyển tổ hợp khối A00 bao gồm ba môn là toán văn và tiếng Anh
- -Xét tuyển tổ hợp khối A01 bao gồm ba môn là toán, tiếng Anh và vật lý
- -Tổ hợp khối C00 bao gồm ba môn là văn học - lịch sử và địa lý
- Cuối cùng là khối D01 với tổ hợp 3 môn xét tuyển là văn - toán và tiếng Anh.
2. Học ngành quản trị nhân lực ra làm gì? TOP việc làm hấp dẫn cho bạn
Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành quản trị nhân lực nói chung đều có cơ hội việc làm rất hấp dẫn với những chọn lựa nghề nghiệp đa dạng. Sau khi học xong ngành này, sinh viên có thể chọn thực hiện các công việc tiêu biểu sau:
2.1. Nhân viên hành chính nhân sự
Một trong những lựa chọn nghề nghiệp được rất nhiều sinh viên quản trị nhân lực chọn lựa đó là trở thành nhân viên hành chính nhân sự. Với các môn học chuyên ngành, môn bổ trợ giúp sinh viên quản trị nhân lực có kiến thức vững chắc về hành chính văn phòng và quản lý điều hành doanh nghiệp. Đây sẽ là nền tảng để sinh viên thực hiện các công tác hành chính nhân sự bao gồm tuyển dụng và đào tạo nhân sự, theo dõi và đánh giá nhân viên, thực hiện các quy định về nghỉ việc và đuổi việc, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong doanh nghiệp, …
Việc làm nhân sự tại Hồ Chí Minh
Nhân viên hành chính nhân sự được tuyển dụng nhiều tại hầu hết các doanh nghiệp lớn, vừa và nhỏ. Nhân viên hành chính nhân sự là những người trực tiếp quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực doanh nghiệp và xa hơn là sự phát triển của doanh nghiệp đó. Công việc này hiện có mức lương trung bình khoảng 8 - 10 triệu đồng tùy vào yêu cầu công việc cụ thể của doanh nghiệp.
2.2. Chuyên viên tuyển dụng và đào tạo nhân sự
Chuyên viên tuyển dụng và đào tạo nhân sự là công việc tương tự như những nhân viên hành chính nhân sự, tuy nhiên, đa phần các chuyên viên tuyển dụng và đào tạo làm việc trong các trung tâm đào tạo nghề, các trung tâm tìm kiếm việc làm hay doanh nghiệp kinh doanh thương mại điện tử trong lĩnh vực hỗ trợ tuyển dụng và tìm việc làm. Ví dụ điển hình như những chuyên viên tuyển dụng của work247.vn, họ thực hiện công tác tìm kiếm và chọn lọc ứng viên cho doanh nghiệp, kiểm soát chất lượng cv xin việc trước khi cv đó được gửi tới doanh nghiệp tuyển dụng để đảm bảo chất lượng ứng viên ứng tuyển.
Những chuyên viên tuyển dụng và đào tạo kép khi họ làm việc tự do, làm việc trực tuyến, trở thành những “thợ săn đầu người” - headhunter tìm kiếm nguồn nhân lực cho doanh nghiệp từ hệ thống hay nguồn ứng dụng chính mình. Dù là công việc tự làm hay làm trong các cơ quan doanh nghiệp, thì các chuyên viên đào tạo và tuyển dụng nhân sự đều là công việc hấp dẫn.
This công việc có mức lương rất linh hoạt vào số lượng ứng viên mà họ tuyển được, tuy nhiên con số này trung bình khoảng 10 - 12 triệu đồng một tháng.
Ngành quản lý nhà nước làm gì?
2.3. Trưởng phòng - giám đốc nhân sự
Các sinh viên quản trị nhân lực đều có định hướng phấn đấu cho sự nghiệp của mình và một trong những vị trí được nhiều sinh viên ước tính đó là trở thành trưởng phòng nhân sự hay giám đốc nhân sự của doanh nghiệp. Đây là cấp cao cấp quản lý trong lực lượng quản trị viên.
Những trưởng phòng và giám đốc là những người đánh giá chung về tính hình nhân lực doanh nghiệp, nhu cầu thiếu - thừa nhân lực của từng bộ phận, dựa vào tình hình tài chính, định hướng phát triển doanh nghiệp để vạch ra và thực hiện các kế hoạch về nhân sự cho doanh nghiệp đó. Giám đốc nhân sự cũng thực hiện các báo cáo đánh giá nhân lực để trình lên cấp trên, trực tiếp đánh giá năng lực chung của nhân viên công ty thông qua các báo cáo của trường phòng nhân sự. Đặc biệt, họ là những người phỏng vấn và tuyển dụng các vị trí cấp cao, vị trí quản lý trong doanh nghiệp đó.
Trưởng phòng nhân sự hay giám đốc nhân sự đều thuộc bộ phận quản lý doanh nghiệp, bởi vậy mức lương và những chế độ khác mà họ được hưởng là rất hấp dẫn. Trung bình con số thu nhập tối thiểu của chức vụ này ước tính khoảng 30 đến 50 triệu đồng.
2.4. Thực hiện công tác quản lý nhân lực trong cơ quan nhà nước
Trong các cơ quan nhà nước, hoạt động quản trị nhân lực cũng được đẩy mạnh từ khâu lên kế hoạch tuyển dụng, quy trình tuyển dụng đến khâu phỏng vấn và đào tạo nhân lực. Nổi bật trong các cơ quan về quản trị nhân lực nhà nước phải kể tới các phòng ban, sở nội vụ hay bộ nội vụ nước ta.
Tại các phòng ban này, nhân viên quản trị nhân lực sẽ trực tiếp nhận các đề bạt về nhu cầu tuyển dụng khác nhau của các sở ban ngành khác nhau, các cấp chính quyền để thực hiện kế hoạch thi tuyển công chức, tuyển dụng biên chế hay tuyển dụng nhân sự theo hợp đồng có thời hạn. Công việc này có mức lương trung bình khoảng 8 triệu đồng.
Việc làm công chức - viên chức
2.5. Giảng viên chuyên ngành quản trị nhân lực
Các sinh viên chuyên ngành có trình độ và năng lực chuyên môn cao có thể thực hiện công tác giảng dạy ngành học quản trị nhân lực tại các trường đại học hay tại các trường cao đẳng có chuyên ngành quản trị nhân lực, ngành quản lý nhà nước, … hay một số ngành liên quan khác.
Tuy nhiên, để thực hiện công tác giảng dạy, sinh viên sẽ phải tham gia học tập và nghiên cứu các hệ sau đại học đối mới có thể đi dạy đối với hệ đại học. Đối với hệ trung cấp, cao đẳng việc học sau đại học có thể được tiến hành song song trong quá trình giảng dạy tại trường.
Tùy vào kinh nghiệm làm việc, bằng cấp và năng lực mà những giảng viên sẽ có mức lương chênh lệch nhau. Nhưng nhìn chung, với một giảng viên đã có kinh nghiệm thì mức lương trung bình của họ đạt được khoảng 15 triệu đồng. Ngoài ra, giảng viên có thể giảng dạy hợp đồng tại nhiều trường đại học, chưa kể tới là họ có thể tham gia và công tác nghiên cứu, viết sách giáo trình, … giúp nguồn thu nhập của mình tăng lên đáng kể.
Ngoài ra, sinh viên chuyên ngành học quản trị nhân lực cũng có thể làm việc trong các bộ phận về hành chính nhân sự tại các khu nghỉ dưỡng, khách sạn, khu resort, các trung tâm phát triển nguồn nhân lực hay các tổ chức về hành chính nhân sự, … Bạn có thể truy cập work247.vn để tìm hiểu chi tiết các tin tuyển dụng và việc làm ngành học quản trị nhân lực cho mình.
3. Tiềm năng phát triển ngành quản trị nhân lực sau khi tốt nghiệp.
Thắc mắc học xong có xin được việc hay không là một nỗi lo chung của mọi người ở tất cả các ngành học, và ngành học quản trị nhân lực cũng vậy. Với ngành học quản trị nhân lực bạn có thể lựa chọn những vị trí làm việc như sau:
– Bộ phận Hành chính, Tổ chức, Văn phòng của các doanh nghiệp, tổ chức, tập đoàn, công ty nước ngoài,
– Trung tâm hỗ trợ đào tạo tuyển dụng, phát triển nguồn nhân lực;
– Trường cao đẳng, đại học,…
– Hệ thống khách sạn, resort, khu nghỉ dưỡng,…
4. Công việc chính khi làm ngành quản trị nhân lực.
Ở ngành này thì công việc khá đa dạng, đòi hỏi sự năng động, kiến thức sâu rộng, bao gồm:
- Bạn phải biết Xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển các quy trình hỗ trợ giúp công ty phát triển hơn nữa
- Khai thác, phân công và sử dụng nguồn lực tốt nhất.
- Đưa ra phương hướng, mục tiêu cho từng công việc của người lao động, chú trọng tại bộ phận quản lý.
- Hỗ trợ và phối hợp với bộ phận nhân sự xây dựng chương trình đào tạo, tiếp nhận và đánh giá hiệu quả công việc nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Là một nghề thu hút và hấp dẫn, hệ thống quản trị nhân lực là một lựa chọn không thể thiếu với những thí nghiệm sinh tham dự thi trung học phổ thông quốc gia. Hy vọng rằng, những chia sẻ trên đã giúp bạn hiểu rõ về ngành học quản trị nhân lực và những công việc sau khi ra khỏi trường của ngành nghề hấp dẫn.