Phân tích hình tượng con trâu trong văn hóa Việt Nam từ xưa tới nay

Tác giả: Hoàng Thanh Vân 19-05-2024

Con trâu là vật nuôi vô cùng quen thuộc đối với người dân Việt Nam ta nói riêng và rất nhiều đất nước trên thế giới nói chung. Cùng phân tích hình tượng con trâu để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của con trâu trong đời sống.

Tuyển dụng việc làm

 

Phân tích hình tượng con trâu trong văn hóa dân gian Việt Nam ta

1. Khái quát hình tượng con trâu

Con trâu còn được gọi với nhiều tên khác nhau đó là: Sửu, Ngưu, Nghé (Trâu con), Bubalus Bubalis (Tên khoa học của con trâu), Bufalo (tên tiếng Anh)... là vật nuôi xuất hiện tại các vùng Châu Á, Đông Á, Nam Á và vùng Đông Nam Á, trong đó Việt Nam là nước có tỷ lệ nuôi Trâu rất lớn.

Trâu xuất hiện và gắn bó với người nông dân Việt Nam nói riêng đã từ rất lâu đời, có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống người dân. Con trâu là hình tượng biểu trưng cho sức khỏe dồi dào, thể hiện sự phát triển trong sản xuất nền nông nghiệp lúa nước của nước ta.

Con trâu từ lâu đã gắn liền với đời sống người dân ta

Đồng thời, khi nhắc tới hình tượng con trâu thì khiến cho chúng ta đều nghĩ ngay tới làng quê Việt Nam thanh bình yên ả, trâu cũng giống như người bạn gần gũi với con người, đặc biệt là người nông dân.

Để hiểu rõ hơn, hiểu một cách chi tiết hơn về con trâu cũng như là những ý nghĩa, giá trị đáng trân trọng của con trâu thì chúng ta cũng hãy đi đến các phần tiếp theo để phân tích và tìm hiểu về con trâu.

Tham khảo thêm: Thuyết minh về cây lúa nước

2. Ý nghĩa hình tượng con trâu trong đời sống

Con Trâu luôn mang đến những giá trị về vật chất lẫn tinh thần cho người dân, những điều mà chúng ta phân tích dưới đây sẽ gói gọn trong phạm vi của đất nước Việt Nam ta từ xa xưa tới nay.

Ý nghĩa hình tượng con trâu trong đời sống

2.1. Con Trâu – hình tượng gắn liền với làng quê Việt Nam

Hình tượng con trâu gắn với nền văn minh lúa nước hào hùng của đất nước Việt Nam ta nói riêng và toàn Đông Nam Á nói chung. Trâu theo người nông dân ra đồng cày ruộng, theo người nông dân chăn trâu cắt cỏ, trâu đằm mình dưới nước giữa những buổi trưa hè...

Đó chính là những hình ảnh quen thuộc, mộc mạc, giản dị thanh bình của làng quê Việt Nam, con trâu là biểu tượng của tính cách hiền lành, chịu thương chịu khó, là biểu tượng của sức khỏe, sự thật thà chất phác. Trâu là loài vật xuất hiện sớm nhất trong tiềm thức của người dân Việt Nam.

Phân tích con trâu là hình ảnh thuân thuộc gắn liền với hình ảnh làng quê Việt Nam

Cùng với đó, sự gần gũi của hình tượng con trâu cũng đã xuất hiện từ rất lâu trong những câu chuyện cổ tích Việt Nam, truyền thuyết, trong các thời kỳ của đất nước như: Chuyện “Trí khôn của ta đây”, truyền thuyết “Sự tích hồ Trâu Vàng”,... các nhà điều khắc đã tạc lên rất nhiều tượng trâu, trong lịch sử thời Lý Trần có chính sách bảo vệ trâu, theo đó con người phải biết tôn trọng con trâu, không giết hại trâu làm thịt...

Thêm nữa, hình tượng con trâu gần gũi với người dân bằng câu thành ngữ quen thuộc – “Con trâu là đầu cơ nghiệp” ý chỉ vai trò của Trâu trong nông nghiệp thời bấy giờ thực sự rất quan trọng, người nông dân muốn làm ra của để thì cần phải có con trâu luôn đồng hành trong công việc nhà nông để phụ trách những công việc nặng nhọc.

Xem thêm: Mẫu CV xin việc

2.2. Con Trâu – Linh vật được tôn sùng trong tín ngưỡng dân gian

Trâu được liệt vào hàng 12 con giáp, trong đó là con giáp thứ 2 (Sửu sau Tý) và cũng là con vật đứng đầu lục súc bao gồm: Sửu, Tuất, Ngọ, Dê, Kê, Hợi. Được con người tôn dùng, Trâu trở thành con vật dùng để dâng lên các vị thần thánh.  

Đối với đạo Phật thì Trâu là một loài súc sanh, xuất hiện trong nhiều câu chuyện ý nghĩa để răn dạy con người, nói lên những triết lý sống đạo đức, giữ lấy tâm chân thiện và giữ lấy bản ngã của chính mình.

Phân tích con trâu là linh vật được gắn liền với đời sống tâm linh của người dân

Bên cạnh đó, trong tín ngưỡng dân gian cũng đưa biểu tượng con trâu gắn với hình ảnh “Đầu trâu mặt ngựa” để nói về thuộc hạ của Diêm Vương cai quản âm cung.

Ở Việt Nam ta cũng có tục dùng trâu để tế lễ, chẳng hạn như ở Bắc Giang, từ thời xa xưa đã có tục lệ dùng trâu để tế, người dân ở vùng Bắc Giang thờ hình tượng con trâu trong những dịp lễ hội truyền thống của khu vực.

Một số lễ hội thờ trâu của dân làng mà chúng ta có thể kể tới như là: Dùng trâu còn sống để tế Thành hoàng làng tại làng Phú Khê, làng Nội Ninh, điều đó càng thể hiện vai trò và tầm quan trọng của con trâu trong đời sống tinh thần, tín ngưỡng của người dân, nói lên niềm tin của người dân vào một tương lai đầy đủ ấm no, đó cũng chính là niềm hy vọng của họ vào một cuộc đời sung túc.

Tin tuyển dụng: Việc làm Kỹ thuật nông nghiệp

2.3. Hình tượng con trâu trong tín ngưỡng nền nông nghiệp Việt Nam

Con Trâu còn xuất hiện ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó những chiếc sừng trâu khiến cho con người nhớ tới hình ảnh của mặt trăng có hình lưỡi liềm, đó chính là một biểu tượng của nước mà tín ngưỡng nông nghiệp ta vẫn quan niệm từ xưa tới nay.

Hình tượng con trâu trong tín ngưỡng nền nông nghiệp Việt Nam

Ngoài ra, vào thời khắc giao thừa từ năm cũ chuyển qua năm mới, những nhà nuôi trâu thường ra chuồng trâu hoặc đứng ở trong nhà nhìn ra xem con trâu quay đầu ra ngoài cửa hay là quay đầu vào trong để có thể đoán được năm đó gặp thời làm ăn tốt hay là làm ăn không thuận lợi.

3. Hình ảnh con trâu xuất hiện trong nhiều khía cạnh của đời sống

Không chỉ từ thời xưa mà còn tồn tại tới ngày nay, hình ảnh con trâu cũng vẫn luôn xuất hiện trong rất nhiều mặt của cuộc sống với ý nghĩa sâu sắc. Ở nhiều đình chùa, các nghệ nhân cũng có tác, điêu khắc, chạm khắc tượng câu trâu bằng nhiều chất liệu, chẳng hạn như tượng trâu được tạc bằng đá xuất hiện ở ngôi chùa Kim Ngưu tại Bắc Ninh.

Hay như tượng trâu có kích cỡ to y như trâu thật được tạc ở chùa Phật Tích (tỉnh Bắc Ninh) từ thời nhà Lý còn tồn tại đến bây giờ. Ở chùa Cảnh Phúc tại Nam Định cũng có hình con trâu được tạc đang nằm nghỉ...

Phân tích con trâu trong các khía cạnh đời sống khác nhau

Ngoài cách tạc tượng trâu thì hình tượng con trâu cũng xuất hiện nhiều trong các bức tranh dân gian, nghệ thuật điêu khắc gỗ ở các ngôi đình làng đầy tinh xảo hình ảnh con trâu.

Hình tượng con trâu cũng đi vào kiến trúc xây dựng nhà cửa, trong đó có người Sán Chay có xây nhà theo hình một con trâu thần. Ngoài ra, những người dân tộc khác cũng coi trọng hình tượng con trâu và đều coi trâu là con vật linh thiêng, có nơi thờ tụng rất chu đáo và đối với trâu như một thành viên trong gia đình.

4. Những câu thành ngữ về con trâu

Như chúng ta đã phân tích ở trên thì con trâu là vật nuôi cũng là vật linh của người dân các dân tộc Việt Nam, xuất hiện từ lâu đời, xuất hiện trong các câu chuyện dân gian, câu chuyện cổ tích, các thần thoại và những lĩnh vực khác nhau.

Chính bởi vậy mà dân gian Việt Nam ta có rất nhiều câu ca dao, tục ngữ, các câu thành ngữ nói về con trâu, hình tượng con trâu được mang ví von với nhiều điều trong cuộc sống, từ đó để có thể răn con người trong các hành vi cuộc sống,...

Có rất nhiều câu thành ngữ về con trâu có ý nghĩa trong đời sống

Câu thành ngữ về trâu có vô số kể, thông qua các câu thành ngữ này mà người dân có thể nhìn lại chính mình và điều chỉnh hành vi, thái độ sống của mình sao cho phù hợp để tạo nên sự hài hòa, đúng mực, chuẩn mực đạo đức của con người.

Một số câu thành ngữ dưới đây sẽ giúp các bạn sử dụng trong cuộc sống khi muốn nói về điều gì đó để răn dạy con người:

Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà

Trong ba việc ấy, ắt là khó thay

Câu thành ngữ này được sử dụng rất nhiều trong cuộc sống, kể cả trong thời hiện đại ngày nay, ý muốn nói việc tậu trâu luôn là việc đầu tiên, có tầm quan trọng đối với một người làm nghề nông. So với việc trọng đại của con người là lập gia đình và làm nhà là nơi nương trú cả đời thì việc tậu trâu ý muốn nói tới sự lập nghiệp phải được ưu tiên hàng đầu. Đồng thời điều đó cũng nói lên được đây là công việc rất quan trọng.

Phân tích con trâu - Thành ngữ, ca dao nói về con trâu

Trên đồng cạn, dưới đồng sâu

Chồng cày, vợ cấy, con trâu đi bừa

Đó là câu ca dao hết sức nhẹ nhàng, đằm thắm và toát lên được vẻ hạnh phúc của cặp vợ chồng, câu ca dao này đầy ý nghĩa hàm súc và không thiếu đi vẻ trữ tình. Hình tượng con trâu xuất hiện trong câu ca dao này trước các vế đối, các tiểu đối giữa trên và dưới, giữa cạn và sâu, tiếp theo là các tiểu đối mang tính chất dàn trải của vợ và chồng, của công việc cày và cấy. Cuối cùng hình tượng con trâu xuất hiện toát lên đầy vẻ ung dung, có sự chậm chạp thong thả, có sự khoan thai nhịp nhàng yên ả.

Ngoài những câu ca dao, tục ngữ này thì còn vô số các câu khác được sử dụng trong đời sống hàng ngày mà các bạn có thể khám phá, điển hình như:

- Nói về tình cảm đôi lứa, sự chủ động của người nam với người nữ: Trâu đi tìm cọc chứ ai đời cọc đi tìm trâu.

- Nói về sự sung túc đầy đủ của người nông dân: Ruộng sâu trâu nái,

- Nói về sự thiếu hiểu biết của con người: Nghé con không sợ hổ.

- ...

Phân tích con trâu - Một trong những con vật được đưa vào văn học nhiều nhất

Nói chung là có vô số câu ca dao tục ngữ về con trâu thể hiện được các ý ẩn dụ trong mọ khía cạnh của cuộc sống.

Trên đây là một vài phân tích về con trâu cũng như nói lên ý nghĩa, vai trò của con trâu trong đời sống của người dân ta từ xưa tới nay, cho dù cuộc sống của con người có thay đổi theo nhiều chiều hướng khác nhau thì hình tượng con trâu vẫn còn đó, vẫn vẹn nguyên các ý nghĩa sâu sắc để răn dạy người đời có cách sống đúng mực và đàng hoàng.