POD trong marketing là gì? Sự khác biệt giữa POD và POP
Tác giả: Trần Mai Phương
Hiện nay các doanh nghiệp kinh doanh trên thị trường thường đều cùng ngành lĩnh vực, mức độ cạnh tranh gay gắt để tồn tại trên thị trường. Các sản phẩm mới mới vào thị trường không có mức cạnh tranh thường sẽ bị đẩy ngay khi vừa vào thị trường. Vậy làm thế nào để các sản phẩm có đủ sức cạnh tranh trên thị trường đó là tạo ra các điểm khác biệt cho sản phẩm để làm mới sản phẩm của mình. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ POD (điểm khác biệt) trong marketing là gì?
1. POD trong marketing là gì?
POD được viết tắt từ Points Of Difference là điểm khác biệt. Trong doanh nghiệp nó được biết đến là tạo ra những điểm khác biệt cho sản phẩm/thương hiệu so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Đặc điểm chính của POD là thể hiện mong muốn, chuyển giao và khác biệt. Mong muốn thể hiện những cái con người đang hướng đến hay những sản phẩm đạt yêu cầu họ đưa ra. Chuyển giao là những gì doanh nghiệp tạo ra giá trị cho sản phẩm đáp ứng được nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Khác biệt thể hiện sản phẩm/thương hiệu khác với các đối thủ cạnh tranh khác.
Điểm khác biệt thường được sử dụng thay thế cho đề xuất bán hàng duy nhất. Doanh nghiệp có thể có một danh sách dài các khả năng mang lại giá trị cạnh tranh. Mỗi một khả năng trong danh sách đó sẽ được coi là một điểm khác biệt. Tuy nhiên, điểm khác biệt được đánh giá cao nhất bởi thị trường mục tiêu của doanh nghiệp là đề xuất bán hàng độc đáo của doanh nghiệp.
Ví dụ về điểm khác biệt bao gồm việc cung cấp dịch vụ trong một khung thời gian nhất định, chất lượng sản phẩm được đảm bảo theo các tiêu chuẩn nhất định, quy trình độc quyền, danh sách giải thưởng và lời hứa về một loại trải nghiệm hoặc giải pháp nhất định.
Xem thêm: Tìm hiểu thông tin về thuật ngữ Impression trong Marketing là gì?
2. Các loại POD trong marketing
2.1. Khác biệt hoá sản phẩm
Khác biệt hoá về sản phẩm thể hiện ở các tính năng khác biệt, bao bì, kiểu dáng sản phẩm khác biệt với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Để tạo ra sự khác biệt hoá sản phẩm doanh nghiệp chỉ cần thêm một vài tính chất vào các sản phẩm cơ bản để tạo ra một sản phẩm mới mà không cần phải sáng tạo một sản phẩm mới hoàn toàn.
Ngoài ra còn một số yếu tố để tạo ra sự khác biệt sản phẩm như: công dụng sản phẩm, độ bền của sản phẩm. Khách hàng thường có xu hướng so sánh các thông số ghi trên sản phẩm của các thương hiệu để đưa ra các quyết định mua. Đây cũng là điều doanh nghiệp cần chú trọng trong việc tạo ra điểm khác biệt cho sản phẩm
2.2. Khác biệt về giá
Giá cả là một trong yếu tố để khách hàng đưa ra các lựa chọn mua sản phẩm. Doanh nghiệp cần xác định tập khách hàng mục tiêu để đưa ra các mức giá khác nhau. Trong cùng một tập khách hàng mục tiêu để tìm điểm khác biệt về giá, các sản phẩm mới cùng ngành với các đối thủ cạnh tranh thời có giá thấp hơn một chút nhưng chất lượng và sản phẩm ngang hàng với đối thủ. Điều này giúp khách hàng có thể đưa ra sự phân vân và có mong muốn mua sản phẩm mới dùng thử.
Đến đây đã là thành công khi thu hút được sự chú ý của khách hàng đến sản phẩm mới của doanh nghiệp.
2.3. Khác biệt về nhận biết thương hiệu
Một sản phẩm trên thị trường đều có một cái tên gắn liền với tên thương hiệu. Hình ảnh thương hiệu không chỉ thể hiện trên hình ảnh, màu sắc trên logo của sản phẩm mà nó còn được thể hiện qua câu slogan. Để sản phẩm in sâu vào tâm trí khách hàng các doanh nghiệp thường sáng tạo những câu slogan để thể hiện giá trị của thương hiệu muốn đem đến cho khách hàng. Những câu slogan độc đáo, ngắn gọn, hài hước khách hàng càng dễ nhớ và khi nhắc đến câu slogan là sản phẩm và thương hiệu sẽ hiện lên trong tâm trí họ.
3. Tầm quan trọng POD trong doanh nghiệp
Điểm khác biệt tạo ra lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm/thương hiệu. POD làm cho thương hiệu trở nên quan trọng và đáng nhớ trong tâm trí của khách hàng mỗi khi nhắc đến hình ảnh hay một chi tiết nhỏ liên quan đến sản phẩm.
Khi tạo ra khác biệt cho sản phẩm giúp doanh nghiệp nâng cao giá trị của sản phẩm và khách hàng có thể đánh đổi với mức giá bán ra có thể cao hơn so với đối thủ cạnh tranh cùng ngành để được sở hữu sản phẩm. Giá cao làm tăng doanh thu lợi nhuận và tình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng đi lên và ngày càng phát triển.
Khác biệt hoá giúp thu hẹp đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp. Những điểm khác biệt thường sẽ tập trung vào một yếu tố nào đó để nhắm đến khách hàng tiềm năng. Đây là cách để tiết kiệm chi phí hơn so với việc cố gắng bán nhiều sản phẩm cho mọi đối tượng.
Xem thêm: PLC trong Marketing là gì? Phân tích các giai đoạn trong PLC
4. So sánh POD và POP
4.1. Điểm khác biệt POD và POP
Để xác định vị trí thương hiệu/sản phẩm trên thị trường, doanh nghiệp cần đảm bảo rằng thương hiệu của doanh nghiệp phải có sự khác biệt hoá trong sản phẩm để khách hàng có thể nhận biết thương hiệu của mình với các thương hiệu khác. Bên cạnh đó để xác định vị trí của thương hiệu cũng cần có điểm ngang hàng với các sản phẩm chính trong danh mục sản phẩm của thương hiệu.
Khác biệt hoá (POD) và điểm ngang bằng (POP) bản chất là đối ngược nhau.
POD là mọi thứ liên quan đến sản phẩm như: bao bì thiết kế, chất lượng, tính năng,.. thể hiện sự khác biệt với các sản phẩm của thương hiệu khác. Khi nhắc đến sản phẩm của thương hiệu người ta sẽ nhận ra được đâu là thương hiệu mình đang muốn sử dụng, đây là mục đích của sự khác biệt hoá.
POP là các khía cạnh của sản phẩm như: tính năng sản phẩm khác nhau, lợi ích, giá trị thương hiệu và các yếu tố kết hợp tiếp thị khác (bao gồm giá cả và địa điểm, cộng với bất kỳ yếu tố kết hợp tiếp thị liên quan nào của dịch vụ) cung cấp phần lớn tương tự với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh tương tự.
4.2. Hiểu hơn về POD và POP
Một sản phẩm của thương hiệu muốn đưa ra ngoài thị trường đều trải qua qua các bước trong chu trình sống sản phẩm. Bắt đầu từ triển khai và thâm nhập thị trường, giai đoạn 2 là phát triển, giai đoạn 3 bão hoà, giai đoạn cuối của vòng đời sản phẩm là suy thoái và dần dần biến mất khỏi thị trường.
Trong cả hai trường hợp POD và POP, sản phẩm thường sẽ cần giành thị phần từ các đối thủ cạnh tranh đã có tên tuổi. Đây là cơ hội cho những sự sáng tạo dựa trên những gì đã có sẵn trên thị trường, cách tiếp cận nhanh nhất đến với khách hàng.
Để sản phẩm giành được thị phần với các các đối thủ lớn, đòi hỏi người tiêu dùng hiện tại trên thị trường phải thay đổi hành vi mua hàng của họ. Điều đó có nghĩa là những khách hàng hiện đang mua một sản phẩm cạnh tranh sẽ cần dùng thử sản phẩm mới hoặc những người không phải là người tiêu dùng hiện tại cần được kích hoạt để mua hàng trong danh mục sản phẩm lần đầu tiên.
Để đạt được mục tiêu thay đổi hành vi mua hàng đã có, doanh nghiệp vừa phải đáp ứng nhu cầu cốt lõi của sản phẩm, vừa mang lại một cái gì đó mới cho thị trường. Những cái mới phải khác biệt với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh mới có thể thu hút sự chú ý của khách hàng.
Một thách thức đối với các sản phẩm/thương hiệu mới xuất hiện trên thị trường là khách hàng chưa được biết đến sản phẩm khác biệt với đối thủ cạnh tranh, cũng như họ đã quen với những sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Để có chỗ đứng nhất định trên thị trường, một trong những mục đích của việc định vị là khách hàng luôn nhớ đến thương hiệu khi được nhắc đến một đặc điểm nào đó của sản phẩm.
Với thời đại công nghệ 4.0 bùng nổ Internet, truyền thông tiếp thị là một phương tiện rất cạnh tranh và rất khó để truyền đạt nhiều thông điệp về một sản phẩm khi mức độ quan tâm của các sản phẩm có tiếng đã lấn áp những truyền đạt khác, đặc biệt là một sản phẩm có mức độ tham gia thấp. Do đó, vì cần đơn giản hóa thông điệp, các doanh nghiệp cần cẩn thận về việc đưa ra quá nhiều điểm khác biệt.
Với những gì work247.vn chia sẻ đến bạn đọc về POD trong marketing là gì? Từ đây bạn có thể biết các thương hiệu đã làm thế nào để tồn tại và phát triển sản phẩm trong môi trường cạnh tranh khốc liệt. Hy vọng rằng đây sẽ những thông tin hữu ích dành cho bạn.