AIDA là gì? Bật mí về chiến lược thú vị trong kinh doanh

Theo dõi work247 tại
Diệp Lạc tác giả work247.vn Tác giả: Diệp Lạc

Trong nghệ thuật bán hàng, chắc hẳn không ít lần các bạn bắt gặp thuật ngữ AIDA. Đây là một công thức thường xuyên được áp dụng trong các chiến dịch quảng bá sản phẩm nhằm thúc đẩy sản lượng tiêu thụ. Vậy AIDA là gì? Hãy cùng work247.vn khám phá ở bài viết sau đây.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. AIDA là gì? 

1.1. Định nghĩa chung

AIDA là từ kết hợp bởi những chữ cái đầu của các từ sau: Attention hoặc Awareness (Sự chú ý), Interest (Sự quan tâm), Desire (Sự mong muốn) và Action (Sự hành động). Đây là 4 yếu tố trong mô hình AIDA khởi nguồn từ việc nắm bắt tâm lý của khách hàng trong quá trình trải nghiệm các sản phẩm và dịch vụ từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh hiệu quả.

AIDA là gì
AIDA là gì

Mô hình AIDA được áp dụng phổ biến trong tất cả các hoạt động Marketing như Digital Marketing, Marketing truyền thống hay Content Marketing,...

Trên thực tế thì mô hình AIDA trong Marketing chính là tái hiện lại các bước trong quá trình thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. 

 Xem thêm: Giải đáp tất tần tật về thắc mắc khuyến mãi trong marketing là gì?

1.2. Giải thích ý nghĩa chi tiết

1.2.1. Attention: Sự chú ý

Attention (Sự chú ý) hay Awareness (Sự nhận thức) là bước đầu tiên quan trọng trong mô hình AIDA. Đó là khi bạn tạo được ấn tượng ban đầu cho khách hàng, giúp khách hàng nhận thức được về thương hiệu hoặc có sự ghi nhớ đối với sản phẩm hay dịch vụ của bạn.

Trong vô vàn những sản phẩm hay dịch vụ ngoài kia, làm sao để mọi người dừng lại và tìm hiểu, khám phá những sản phẩm mà bạn giới thiệu, đó là điều cực kỳ quan trọng trong bước đầu quảng bá sản phẩm. Bạn có thể sử dụng kết hợp nhiều phương pháp khác nhau như: so sánh, lặp đi lặp lại, sử dụng các từ ngữ mang tính kích thích, tò mò,...để khơi gợi được sự quan tâm và giành sự chú ý của mọi người. 

Tạo sự chú ý đến khách hàng
Tạo sự chú ý đến khách hàng

1.2.2. Interest: Sự quan tâm

Sự chú ý của mọi người sẽ chỉ dừng lại ở một khoảng thời gian rất ngắn nếu như bạn không tạo ra được cho họ sự quan tâm. Bạn phải khiến họ quan tâm, tạo ra sự thích thú đến các tiện ích của sản phẩm hay dịch vụ của bạn. Sự quan tâm đó sẽ thúc đẩy người mua tìm hiểu và bắt đầu nghiên cứu kỹ hơn vào sản phẩm. 

Đây là bước vô cùng quan trọng và khó khăn, vì nếu không bạn sẽ thất bại khi chưa quảng bá được gì cho sản phẩm. Bạn cần phải tìm hiểu, tìm tòi, nghiên cứu thật kỹ nhu cầu, mong muốn của các khách hàng mục tiêu, từ đó chọn lọc những đặc điểm, yếu tố nổi bật của sản phẩm để quảng bá. Bạn không cần phải quá dài dòng sẽ dẫn đến lan man, người đọc dễ dàng bỏ qua và không nhớ gì trong đầu. Chỉ cần ngắn gọn nhưng xúc tích, đúng trọng tâm thì khả năng cao bạn sẽ khơi gợi được sự thích thú quan tâm trong khách hàng.

1.2.3. Desire: Sự mong muốn

Từ việc khiến cho người dùng cảm thấy thích thú quan tâm đến sản phẩm, bước tiếp theo bạn phải khiến cho họ mong muốn, khao khát có được sản phẩm hay dịch vụ này. Thực chất khi bạn đã thành công ở bước tạo cho khách hàng sự quan tâm, thì bạn đã thành công 7 phần trong việc khiến họ có sự mong muốn, vì bản chất con người luôn mong muốn thứ gì đó có thể thỏa mãn sự thích thú của họ. 

Giải thích từ ngữ trong AIDA
Giải thích từ ngữ trong AIDA

Tuy nhiên cũng cần thận trọng vì lẽ nếu bạn lơ là ở bước này, có thể khách hàng sẽ cảm thấy họ không thực sự cần đến sản phẩm hay dịch vụ đó. Bạn hãy cho họ thấy sản phẩm của bạn có thể mang lại cho họ những gì, giúp ích cho họ như thế nào, nhằm khơi gợi sự khát khao có được sản phẩm đó.

1.2.4. Action: Hành động

3 bước trên là bước nền tảng quan trọng để phục vụ cho đích đến cuối cùng này. Khi khách hàng chú ý vào sản phẩm, có đủ sự thích thú, quan tâm, tìm hiểu sản phẩm và mong muốn có được nó thì bạn sẽ rất dễ dàng trong việc dẫn dắt khách hàng hành động theo ý của bạn. 

Hãy thể hiện rõ những hành động cụ thể mà bạn muốn khách hàng thực hiện: di chuyển người mua đến tương tác với doanh nghiệp, tải xuống tài liệu quảng cáo, thực hiện cuộc gọi, gửi tin nhắn hoặc mời người mua tham gia vào các cuộc trò chuyện trực tiếp,... Họ rất có thể sẽ đồng ý với lời giới thiệu và đề nghị của bạn hoặc chấp nhận sử dụng sản phẩm, dịch vụ mà bạn cung cấp.

1.2.5. Retention: Giữ chân

Đây là bước bổ sung thêm trong mô hình AIDA, còn được gọi đầy đủ là mô hình AIDAR. Bước bổ sung này nhằm hỗ trợ việc giữ mối quan hệ với khách hàng, doanh nghiệp của bạn có thể bán hàng lại cho các khách hàng trước hoặc đính kèm, giới thiệu thêm sản phẩm bổ sung. 

2. Sử dụng mô hình AIDA

2.1. Ứng dụng mô hình AIDA vào viết content quảng bá sản phẩm 

Áp dụng mô hình AIDA vào thực tế để tạo ra hiệu quả cao nhất trong tiếp thị:

- Xác định khách hàng mục tiêu: Bạn cần phải xác định đối tượng mà sản phẩm của bạn hướng đến là ai, từ đó mới có thể lên kế hoạch sáng tạo nội dung cụ thể, sử dụng từ ngữ, văn phong phù hợp. Ví dụ như hướng đến giới trẻ cần cái gì đó “trendy”, cập nhật xu hướng, với doanh nhân cần sự trịnh trọng, lịch sự, hay với dịch vụ làm đẹp cần có sự cam kết về thay đổi,...

- Sáng tạo nội dung hấp dẫn: Sáng tạo tiêu đề ngắn gọn, xúc tích, có hình ảnh, video kèm theo để tạo sự sinh động. Sử dụng các từ ngữ gây kích thích, tò mò, tạo sự thôi thúc. Ví dụ như hàng chính hãng, nhập khẩu nguyên seal, người nổi tiếng đang sử dụng, số lượng có hạn,... để thôi thúc người dùng mong muốn sỏ hữu được nó càng nhanh càng tốt.

Kêu gọi người dùng hành động
Kêu gọi người dùng hành động

- Lời kêu gọi hành động: Cuối cùng là kết thúc bài viết bằng lời kêu gọi “Hãy sở hữu ngay hôm nay, mua ngay tại đây” hoặc số điện thoại, thông tin liên hệ. Hãy cố gắng ngắn gọn và dễ dàng nhất có thể ở bước này để khách hàng có thể tiếp cận sản phẩm một cách nhanh chóng nhất.

 Xem thêm: Giải đáp về Big Data và ứng dụng Big Data trong marketing 

2.2. Một số ví dụ về các thương hiệu ứng dụng AIDA thành công

- Apple đã áp dụng AIDA quảng bá thành công về dòng sản phẩm Iphone đến người dùng. Đầu tiên, họ gây sự chú ý, tò mò bằng cách tiết lộ rằng họ sẽ tung ra thị trường một dòng sản phẩm chưa từng có trước đây nhằm kích thích người sử dụng. Tiếp theo, ông Steve Jobs phân tích về những đặc tính của sản phẩm, đưa ra những vấn đề mà dòng điện thoại hiện tại đang gặp phải so sánh với sự nâng cấp khắc phục ở dòng Iphone này của ông khiến khách hàng vô cùng thích thú và mong muốn trải nghiệm. Cuối cùng để kích thích hành động, ông Steve Jobs đã sử dụng luôn dòng điện thoại này ngay trên sân khấu để khách hàng có thể trực tiếp nhìn thấy sự tiện lợi của dòng sản phẩm này.

- Một ví dụ khác đó là Netflix cũng đã thành công khi áp dụng công thức AIDA. Đầu tiên, Netflix phủ sóng mọi kênh thông tin để quảng bá sản phẩm của mình bằng cách lặp đi lặp lại, gây sự chú ý. Sau đó, Netflix cho phép người dùng được trải nghiệm thử sản phẩm miễn phí trong thời gian đầu. Đánh mạnh vào đặc điểm của những người nghiện phim và tận dụng ưu thế “phim độc quyền” cùng những tính năng như hình ảnh sắc nét, âm thanh sống động,... Netflix khiến người dùng mong muốn sở hữu lâu dài và sẵn sàng đăng ký tài khoản, chi trả phí hàng tháng để được sử dụng Netflix.

Áp dụng AIDA vào Marketing
Áp dụng AIDA vào Marketing

Bài viết trên Work247.vn đã giải thích cho bạn về mô hình AIDA trong marketing. Thực tế, để có thể thành công trong việc quảng bá bạn cần kết hợp thêm nhiều chiến lược khác bởi lẽ thương trường là chiến trường, cạnh tranh vô cùng khốc liệt. Hy vọng bài biết trên sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về mô hình này và sẽ phần nào giúp bạn áp dụng thành công trong chiến dịch quảng bá thương hiệu của mình.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem298 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT