Chiến lược marketing của Shopee, bí quyết của sàn thương mại số 1

Theo dõi work247 tại
Trương Ngọc Lâm tác giả work247.vn Tác giả: Trương Ngọc Lâm

Hoạt động marketing ngày càng bùng nổ trong thời đại kỹ thuật số và đặc biệt trong lĩnh vực thương mại điện tử. Các doanh nghiệp cần phải ngày càng sáng tạo và đổi mới để bắt kịp với các xu hướng trong chiến lược tiếp thị của mình. Và Shopee là một công ty có chiến lược marketing thông minh và độc đáo hơn các đối thủ khác trên thị trường. Trong những năm gần đây, Shopee trở thành một trong những trang thương mại điện tử số 1 Việt Nam và hàng đầu của Đông Nam Á. Vậy Shopee đã đưa ra những chiến lược marketing như thế nào? Thì hãy cùng mình xem qua bài chia sẻ cụ thể về chiến lược marketing của Shopee này nhé.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Giới thiệu tổng quan về Shopee

Logo thương hiệu của shopee
Logo thương hiệu của shopee

Shopee là một sản thương mại điện tử hàng đầu Đông Nam Á và có trụ sở tại Singapore được giới thiệu vào năm 2015, trực thuộc công ty Sea, và tiền thân là Garena. Hiện nay Shopee đã có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới như: Singapore, Thái Lan, Malaysia, Đài Loan, Indonesia, Việt Nam, Philippines và Brazil.

1.1. Mô hình kinh doanh của Shopee

Tại thị trường Việt Nam, Shopee đầu tiên được hoạt động theo mô hình C2C – Consumer to Consumer, được hiểu là làm trung gian mua bán giữa các cá nhân với nhau. Và hiện nay Shopee Việt Nam đã chuyển đổi sang mô hình lai có cả B2C – Business to Consumer, mô hình doanh nghiệp kết nối với người tiêu dùng, mua bán giữa doanh nghiệp với cá nhân. Với mô hình này Shopee sẽ tính phí của người bán hoặc tính hoa hồng và tính chi phí đăng bài quảng cáo sản phẩm của người bán.

Hiện nay Shopee được hoạt động trên một số nền tảng chính như: Shopee Mall, Shopee 4H. Như chúng ta có thể thấy, Shopee ngày càng kiểm soát chặt chẽ hơn về nguồn hàng, không còn những món đồ rẻ tiền và Shopee đã dần nâng thương hiệu của mình. Với những nhãn hiệu chính hãng được xuất hiện trên gian hàng Shopee Mall để khẳng định chất lượng sản phẩm và được đánh giá tương đối cao từ người dùng.

Cùng với đó là dịch vụ giao hàng hóa tốc chỉ trong 4 giờ cho những đơn hàng được đặt và giao tại một số quận trong nội thành Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Từ khi ra mắt Shopee đã được tăng trưởng theo một cấp độ hợp lý, và Shopee đang dẫn đầu thị trường thương mại điện tử với số người dùng sử dụng vượt trội.

1.2. Tầm nhìn

Mong muốn tạo trải nghiệm mua sắm trực tuyến đơn giản trên sàn thương mại điện tử, Shopee mang đến cho khách hàng những giá trị ưu đãi, an toàn và nhanh chóng; cùng với sự hỗ trợ hậu cần, thanh toán cho khách hàng.

1.3. Sứ mệnh và giá trị cốt lõi

Với sứ mệnh là kết nối người mua và người bán. Shopee luôn muốn mang đến cho người dùng sự an toàn, nhanh chóng, tiện lợi và sự đơn giản.

Xem thêm: Mách bạn thông tin về nguồn hàng dropshipping shopee 

2. Đối thủ cạnh tranh của Shopee

Đối thủ cạnh tranh của shopee
Những đối thủ cạnh tranh của shopee

Tại thị trường khu vực Đông Nam Á, Shopee đã định hướng cho mình một thị trường mục tiêu nhất định. Shopee đã có mặt trên 7 quốc gia: Singapore, Việt Nam, Thái Lan, Philippines, Malaysia, Myanmar. Và trên sàn thương mại điện tử hàng đầu các nước Châu Á thì không thể quên nhắc đến các đối thủ cạnh tranh.

Tại thị trường Việt Nam, một số đối thủ cạnh tranh có thương hiệu nổi tiếng như: Lazada, Tiki, Sendo…Ở Philippines, đối thủ cạnh tranh là Zalora. Tại thị trường Indonesia, Shopee cạnh tranh với các sàn thương mại điện tử như: Bukalapak, Tokopedia.

3. Đối tượng khách hàng mục tiêu của Shopee

Đối tượng khách hàng mà shopee nhắm đến
Đối tượng khách hàng mà shopee nhắm đến

Mục tiêu của Shopee là hướng đến các nước tại khu vực Đông Nam Á, nên đối tượng khách hàng mục tiêu của Shopee cũng rất đa dạng. Ta có thể thấy rằng hàng hóa trên Shopee rất đa dạng các sản phẩm, có nhiều phân khúc giá khác nhau phù hợp với khách hàng. Shopee hướng đến khách hàn đến từ nhiều tầng lớp khác nhau, mọi độ tuổi và mọi giới tính.

Hiện Shopee có 2 đối tượng khách hàng chính là khách hàng “Tìm kiếm” và khách hàng “Thấy”. Với khách hàng tìm kiếm là đối tượng khách hàng tự chủ động tìm kiếm đến sản phẩm được bán trên sàn thương mại điện tử. Còn với đối tượng khách hàng thấy là những đối tượng khách hàng thấy sản phẩm qua các quảng cáo trên các trang mạng xã hội rồi họ click vào để Shopee biết được nhu cầu mua hàng của khách hàng là gì.

4. Các chiến lược marketing của Shopee

Chiến lược marketing mà shopee sử dụng
Chiến lược marketing mà shopee sử dụng

Là một trong những sàn thương mại điện tử lớn nhất tại nhiều quốc gia trường của các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Là công ty có sức ảnh hưởng nhất, có thương hiệu trong khu vực của mình. Để có được vị trí như vậy, chắc hẳn Shopee đã đưa ra cho mình những chiến lược marketing hoàn hảo cho mình. Vậy chiến lược marketing của Shopee được thể hiện qua những khía cạnh nào? Shopee đã thực hiện chiến lược Marketing Mix như thế nào? Thì hãy cùng work247 tham khảo tiếp sau đây nhé!

4.1. Product (Sản phẩm)

Chiến lược về sản phẩm
Chiến lược về sản phẩm

Là một sàn thương mại điện tử lớn, cung cấp dịch vụ cho cả người bán và người mua. Những chiến lược marketing của Shopee đưa ra để thu hút khách hàng, muốn họ tập trung vào phát triển ứng dụng trên từng quốc gia mà Shopee hướng đến. Shopee luôn nắm bắt các xu hướng từ người dùng trên toàn cầu, Shopee biết tối ưu ngôn ngữ cho người dùng, cùng với đó là thiết kế giao diện đẹp mắt khiến người dùng dễ sử dụng. Những sản phẩm được Shopee quan tâm và hướng đến và khai thác khá là thông minh. Các sản phẩm được Shopee hướng đến là dịch vụ chăm sóc cá nhân như về thời trang, mỹ phẩm…

4.2. Price (Giá)

Chiến lược về giá
Chiến lược về giá

Yếu tố quan trọng tiếp theo mà Shopee muốn mang đến cho người dùng được biết đó là mức độ cạnh tranh về giá cả. Nhất là trong thị trường mà các sàn thương mại điện tử đang được trỗi dậy như hiện nay. Với mức giá mà Shopee đưa ra sẽ phù hợp với những người kinh doanh từ đó sẽ thu hút được họ đăng ký và sử dụng Shopee. Khi người dùng đăng ký là thành viên của Shopee, họ sẽ có hỗ trợ phí ship và ship COD miễn phí. Giá cạnh tranh Shopee đưa ra rất phù hợp.

4.3. Place (Phân phối)

Chiến lược kênh phân phối
Chiến lược kênh phân phối

Shopee sử dụng nhiều kênh phân phối trực tuyến trong chiến lược marketing của mình. Để làm sao mang lại hiệu quả nhất khi quảng cáo, Shopee đã cập nhật liên tục ứng dụng trên điện thoại, máy vi tính… Trên các kênh thương mại mà Shopee xây ra cho người dùng trải nghiệm đều nhận lại được phản hồi và đánh giá tốt; người mua và người bán họ có thể truy cập mua và đăng ký bán hàng bất kỳ đâu mà họ muốn.

4.4. Promotion (Quảng bá)

Chiến lược về quảng bá thương hiệu
Chiến lược về quảng bá thương hiệu

Để có một số lượng khách hàng sử dụng và tiếp cận Shopee trên sàn thương mại điện tử thì chiến lược quảng bá không thể thiếu trong chiến lược marketing của Shopee. Shopee đã xây dựng một chiến lược truyền thông lớn trên các trang mạng xã hội như: Facebook, Tiktok, Google, Youtube… Bên cạnh đó Shopee còn sử dụng truyền thông cộng đồng như tivi qua quảng cáo ngắn để tiếp cận nhiều khách hàng biết đến.

Ngoài ra, Shopee cũng trang bị chiến dịch tiếp thị liên kết để giúp khách hàng họ mua sản phẩm thành công, tiết kiệm chi phí và hưởng hoa hồng từ Shopee.

5. Chiến lược marketing của Shopee hỗ trợ cho người bán

Shopee luôn muốn mang đến cho người dùng một trải nghiệm tốt nhất. Trong chiến lược marketing của Shopee đã đưa ra các giải pháp phù hợp để hỗ trợ cho người bán, những người bán hàng lớn, vừa và nhỏ như sau:

Với những ngày siêu mua sắm, siêu SALE của Shopee, Shopee sẽ hỗ trợ các gói dịch vụ với tất cả người bán hàng đã đăng ký là thành viên của Shopee và đưa ra chiến dịch cho những ngày hội như này. Đây là một chương trình đem lại lợi nhuận cho người bán, người mua và cả Shopee nữa. Người bán sẽ thu hút được nhiều người đến với mình qua các chương trình giảm giá, người mua cũng được thu hút bởi giá ưu đãi trong ngày hội này.

Tiếp theo là Shopee sử dụng chiến dịch kết nối với quốc tế: Ta có thể thấy khi mà Shopee kết nối với quốc tế thì Shopee ngày càng bước tiến xa hơn, kết nối với các thương hiệu quốc tế trên toàn cầu cũng là đem lại một thành công lớn với thị trường như Shopee.

Xem thêm: Giải đáp cho câu hỏi Shopee là mô hình kinh doanh gì?

6. Một số chiến lược marketing của Shopee khác bạn cần biết

6.1. Sử dụng người nổi tiếng trong chiến dịch quảng cáo

Shopee sẵn sàng bỏ ra một số tiền lớn để mời được người nổi tiếng có tầm ảnh hưởng để tạo lên chiến dịch quảng cáo cho mình. Những người nổi tiếng có số lượng fan lớn được Shopee mời quảng cáo làm gương mặt đại diện như: Sơn Tùng MTP, Bảo Anh, Blackpink…

6.2. Chiến dịch miễn phí vận chuyển

Một chiến dịch đem lại hiệu quả cho Shopee đó là miễn phí vận chuyển. Shopee nắm bắt được tâm lý của khách hàng là khi họ mua hàng online đó là phí vận chuyển. Vì thế nên Shopee đã liên tục đẩy mạnh chiến dịch miễn phí vận chuyển và để quảng bá dịch vụ của mình. Một chiến dịch marketing tuyệt vời phải không nào.

6.3. Sử dụng slogan bắt trend

Shopee luôn bắt kịp với xu thế, bắt trend theo cộng đồng để thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của mình. Những câu bắt trend đơn giản và ngắn gọn như: Thích Shopping, thì lướt Shopee. Ngoài ra còn rất nhiều Slogan bắt trend khác mang thông điệp ý nghĩa đến người dùng,

Trên đây là bài chia sẻ về chiến lược marketing của Shopee. Hy vọng bài chia sẻ này giúp bạn hiểu được những chiến dịch mà Shopee đang áp dụng để thu hút khách hàng đến với mình. Cũng từ các chiến dịch đó bạn có thể áp dụng cho doanh nghiệp của mình để tiếp cận được khách hàng cũng như là mục tiêu mà mình muốn hướng đến trong thị trường. Cảm ơn bạn đã xem hết bài viết và chúc bạn thành công!

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem429 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT