Quản lý dự án xây dựng là gì? Một số phương pháp quản lý dự án
Tác giả: Hoàng Châu Lâm
Trong lĩnh vực xây dựng, để có thể thành công trong một dự án cần đến rất nhiều nhân tố khác nhau như xây dựng kế hoạch, thiết lập các chỉ số đo lường, thiết kế hình ảnh, quản lý dự án…. Trong đó quản lý với nhiệm vụ kiểm soát các hoạt động đóng vai trò rất quan trọng để tạo nên thành công cho những dự án đó. Để hiểu sâu hơn về quản lý dự án xây dựng là gì, xin mời các bạn có thể cùng work247.vn khám phá bài viết này.
1. Quản lý dự án xây dựng là gì?
1.1. Khái niệm
Quản lý dự án xây dựng là dịch vụ không thể thiếu trong các dự án, quản lý các công trình trong lĩnh vực xây dựng. Đây là công việc cần thực hiện nhiệm vụ giám sát quá trình lập kế hoạch, thiết kế và xây dựng dự án từ khi bắt đầu cho đến khi công trình được hoàn tất.
Người quản lý dự án không phải là người trực tiếp làm công việc lên kế hoạch hay thiết kế, mà họ cần có trách nhiệm trong việc giám sát, đốc thúc công việc hoàn thành đúng tiến độ.
Xem thêm: Ban quản lý dự án là gì? Tất tần tật thông tin ban quản lý dự án
1.2. Vai trò và nhiệm vụ của quản lý dự án xây dựng
Trong các công trình xây dựng, việc đảm bảo mọi công việc đúng theo tiến độ và đúng theo tiêu chuẩn thì cần được giám sát một cách chặt chẽ. Để đảm bảo được điều này, người làm quản lý dự án xây dựng cần phải nâng cao trách nhiệm tinh thần của mình. Đây cũng là vị trí không thể thiếu trong các dự án, đóng một vai trò rất quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của dự án. Dưới đây là một vai trò, cũng như các nhiệm vụ mà một người quản lý dự án xây dựng phải làm nhìn chung có những nội dung như sau
Kiểm tra tiến độ công việc so với kế hoạch cụ dự án, kiểm tra công việc, mức độ hoàn thành của từng khâu.
Đánh giá, báo cáo tiến trình thực hiện công việc, đảm bảo tiến trình của dự án được diễn ra theo đúng kế hoạch đã đề ra.
Giúp nhà thầu kiểm tra, báo cáo các vấn đề liên quan đến nhân sự, các trang thiết bị; hỗ trợ kiểm tra chất lượng, số lượng của các vật liệu để thi công.
Hỗ trợ và tiến hành giải quyết những vấn đề phát sinh trong phạm vi quyền hạn
Kiểm tra kế hoạch đào tạo, vận hành, đảm bảo quá trình thi công được diễn ra an toàn.
Hỗ trợ các công trình tạm thời như hệ thống điện nước, khu bãi tập thể, văn phòng tại công trường được thi công để thực hiện nhiệm vụ giám sát.
1.3. Một số phương pháp quản lý dự án xây dựng hiệu quả
Để có thể thực hiện tốt những công việc mà bạn đang tham gia vào, chắc hẳn cũng có một số phương pháp nhất định để có thể thực hiện một cách trơn tru. Đối với quản lý dự án xây dựng cũng vậy, người thực hiện cũng cần tiến hành một số phương pháp để công việc đạt hiệu quả hơn. Vậy những phương pháp đó là gì work247 sẽ giải đáp cho bạn ngay.
1.3.1. Phương pháp ghi chép, phân tích và rút kinh nghiệm
Để có thể nắm bắt tốt công việc, người quản lý nên ghi chép các hoạt động, tình trạng công việc một cách tỉ mỉ và cẩn thận. Điều này sẽ giúp cho nhà quản lý có thể kiểm soát công việc một cách chặt chẽ hơn và nó cũng là công cụ hữu ích để giúp nhà quản lý phát hiện ra những nhược điểm, rủi ro có thể có.
Việc thực hiện dự án không phải ngày một ngày hai là có thể làm xong, mà mỗi dự án kéo dài phải đếm bằng tháng, bằng năm. Việc ghi chép cũng khiến cho nhà quản lý có thể ghi nhớ được các chi tiết của công việc, có thể lưu trữ thông tin để rút kinh nghiệm cho những bước đi tiếp theo.
1.3.2. Nâng cao khả năng lưu trữ
Việc ghi chép cũng là một cách lưu trữ, tuy nhiên, nếu chỉ ghi trên giấy là chưa đủ. Nhà quản lý cũng cần lưu trữ những thông tin này trên một số các công cụ hiện đại hơn như máy tính. Đây là nguồn dữ liệu để lập báo cáo khi cần thiết.
Các công việc trong một dự án không chỉ được thực hiện ở trong một bộ phận mà nó chịu tác động của nhiều bộ phận khác nhau. Việc lưu trữ thông tin cũng khiến cho các công việc có liên quan ở các bộ phận khác trở nên thuận tiện hơn.
1.3.3. Chủ động, linh hoạt thích ứng
Trong môi trường luôn đầy biến động, đôi khi chúng ta sẽ không thể lường trước được tất cả các vấn đề sẽ xảy ra. Những biến đổi bất ngờ này thường có những tác động tiêu cực lên những yếu tố mà nó tác động.
Các dự án xây dựng thường kéo dài khá lâu nên việc chịu tác động của những biến đổi bên ngoài là điều rất dễ xảy ra. Vì thế mà người quản lý dự án xây dựng cần có những biện pháp linh hoạt để có thể thích ứng với môi trường.
1.3.4. Đảm bảo tiến độ
Tiến độ công việc cũng là một trong những yếu tố quan trọng để có thể dẫn đến thành công của một dự án. Đảm bảo tiến độ cũng sẽ tạo dựng được uy tín đối với bên thực hiện dự án. Để có thể đảm bảo được uy tín đó, người quản lý dự án xây dựng cần có trách nhiệm trong công việc, tỉ mỉ và cẩn thận trong công tác giám sát….
2. Một số lưu ý trong quản lý dự án xây dựng
2.1. Bản kế hoạch tổng thể
Để xác định được rõ nội dung, nhiệm vụ công việc là gì, khi làm dự án xây dựng cần một bản kế hoạch tổng thể. Trong bản kế hoạch đó, cần chỉ rõ những nhiệm vụ phải làm trong thời gian cụ thể, người thực hiện là ai, có những ai tham gia vào quá trình này…
2.2. Ngân sách phù hợp
Ngân sách cho một dự án là một yếu tố quan trọng mà người ta có thể cân nhắc dự án đó có thể được thực hiện hay không. Việc xác định khoản chi phí cho dự án khi cho các bên liên quan đều có thể hình dung ra được, các chi phí được minh bạch, rõ ràng. Việc này cũng để so sánh, đối chiếu xem kết quả giữa hiện thực và kế hoạch có bị chênh lệch nhau nhiều hay không. Qua đó, người làm quản lý cũng rút kinh nghiệm cho các dự án tiếp theo.
Ngoài ra, trong bản kế hoạch còn cần phải có mục dự trù cho những chi phí phát sinh để giảm thiểu chênh lệch giữa thực tế và kế hoạch.
Xem thêm: Chủ dự án là gì? Đặc điểm về vai trò và trách nhiệm của chủ dự án
2.3. Xây dựng chi tiết kế hoạch
Để các hoạt động diễn ra suôn sẻ, thì những người thực hiện cần phải nắm được công việc cần làm của họ là gì, tại sao phải làm những công việc đó, thời gian làm là khi nào, ai là người phụ trách nếu như có sự cố xảy ra….Vì vậy mà người lập kế hoạch cần chỉ ra những nhiệm vụ tổng thể, những nhiệm vụ chi tiết trong đó cần thực hiện và những yếu tố xung quanh để đảm bảo được tất cả người thực hiện đều hình dung ra được.
2.4. Luôn cập nhật tình hình
Việc luôn cập nhật tình trạng hoạt động của dự án sẽ giúp cho nhà quản lý dự án xây dựng nắm bắt được cụ thể những việc đang diễn ra, có thể kịp thời phát hiện ra những sai sót để sửa chữa. Và quan trọng là xem dự án có đang đi đúng lộ trình hay không.
Vậy là work247.vn đã cùng bạn đi khai phá những thông tin về quản lý dự án xây dựng là gì rồi. Hy vọng những kiến thức ấy có thể góp phần nhỏ trong hành trang mà bạn đang tìm kiếm.