Quản trị thương hiệu là gì – Bí mật lâu ngày chưa ai bật mí
Tác giả: Quỳnh Trang 29-03-2024
Quản trị thương hiệu là gì? Vai trò của quản trị thương hiệu? 5 mẹo để sở hữu mô hình quản trị thương hiệu tốt nhất là gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay thôi!
1. Quản trị thương hiệu là gì?
Quản trị thương hiệu là công việc quản lý hình ảnh của thương hiệu mình làm sao để tăng độ tin cậy của hình ảnh của doanh nghiệp trong mắt khách hàng. Từ đó tạo tâm lý tin tưởng cho khách hàng để thiết lập nên mối quan hệ lâu dài với khách hàng tiềm năng của mình, biến khách hàng tiềm năng thành khách hàng thân thiết của công ty.
Chính vì hình ảnh của thương hiệu trong mắt khách hàng rất quan trọng, nó quyết định khách hàng có mua hàng của công ty không cho nên mỗi doanh nghiệp cần duy trì, cải thiện chất lượng thương hiệu của mình để không làm khách hàng mất niềm tin vào thương hiệu của mình. Quản trị thương hiệu cần được tiến hành cải biến liên tục vì xã hội ngày một phát triển, hàng hóa thì đa dạng không ngừng, thị trường cạnh tranh khốc liệt. Quản trị thương hiệu là công việc cần thiết trong tình hình nền kinh tế xã hội như hiện nay, nó sẽ giúp củng cố niềm tin nơi khách hàng về doanh nghiệp.
2. Vai trò của quản trị thương hiệu là gì trong mỗi doanh nghiệp
Công việc phát triển quản trị thương hiệu ngày nay là điều quyết định tiên quyết sống còn cho mọi doanh nghiệp, doanh nghiệp nào muốn hoạt động tốt, có nhiều doanh thu lãi mẹ đẻ lãi con thì cần phải quản trị thương hiệu thật tốt. Muốn phát triển thương hiệu tốt còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác biệt. Thế kỷ 21 rồi, doanh nghiệp nào cũng cần xây dựng thương hiệu cho công ty mình để tạo nên bản sắc riêng không lẫn vào đâu được của doanh nghiệp.
Xem thêm: Quản trị truyền thông là gì? Ý nghĩa của quản trị truyền thông
3. Quản trị thương hiệu là gì - 5 mẹo để sở hữu mô hình quản trị thương hiệu một cách tốt nhất
3.1. Đảm bảo tên thương hiệu truyền đạt thông điệp đúng cách
Làm sao để khách hàng hài lòng với doanh nghiệp đồng thời tránh rủi ro trong quản lý thương hiệu chính là bạn phải biết truyền đạt thông điệp đúng cách. Nhiệm vụ của nhân viên quản trị thương hiệu là phải đảm bảo tên doanh nghiệp và tên miền trên web của công ty bạn truyền đạt đúng thông điệp mà doanh nghiệp của bạn muốn hướng độc giả biết đến. Tuy nhiên, khi thực hiện việc chuyển tên miền sang tên miền khác đáng nhớ hơn, họ không chỉ tăng sức cạnh tranh lên trên đối thủ cạnh tranh lớn mà còn làm thương hiệu của họ nổi bật hơn. Phương pháp này giúp người dùng có dịp để tiến hành trải nghiệm và ghi lại dấu ấn đáng nhớ hơn về thương hiệu đó trong óc của khách hàng.
3.2. Xây dựng mối quan hệ với các bên có thẩm quyền cung cấp đánh giá thương hiệu
Nhân viên làm marketing của công ty bạn phải chú ý chăm sóc tới những đơn vị có thẩm quyền làm việc đánh giá chất lượng thương hiệu của công ty bạn. Nếu cần giúp đỡ khẩn cấp bạn có thể nhờ vào mối quan hệ với bộ phận này để trợ giúp. Bạn có thể nhờ các chuyên gia vào đánh giá thương hiệu của bạn để sản phẩm công ty bạn sản xuất có được sự kiểm chứng đáng tin cậy từ các cơ quan chức năng, để từ đó xây dựng niềm tin của khách hàng với thương hiệu của bạn ngày một bền vững tới không thể đạp đổ.
Bạn không cần phải chi quá nhiều tiền cho những đơn vị kiểm định chất lượng như thế mà bạn có thể bắt đầu xây dựng các mối quan hệ với các blog có thẩm quyền cũng là một cách để kiểm định chất lượng của thương hiệu.
Đôi khi, để có được bảo hiểm và sự đánh giá tốt bạn sẽ phải trả tiền và đôi khi bạn sẽ nhận được sự kiểm định tốt một cách miễn phí thông qua việc xây dựng mối quan hệ và quảng bá thương hiệu của bạn vào đúng thời điểm. Tuy nhiên, bài học mà bạn không bao giờ được quên đó chính là làm mọi cách để chắc chắn rằng bạn kiểm soát được những lời ra tiếng vào mà mọi người nói về thương hiệu của bạn trên các trang mạng xã hội, tối thiểu là phải kiểm soát được ở một mức độ nhất định nếu là tất cả thì càng tốt.
Xem thêm: [Góc giải đáp] Học Marketing ra làm gì để có thu nhập tốt
3.3. Tạo tài khoản chính chủ trên các mạng xã hội cho thương hiệu của bạn
Nếu bạn chưa tạo được một bộ hồ sơ của doanh nghiệp mình trên các trang web truyền thông xã hội, ngay bây giờ là lúc bạn cần phải xây dựng hồ sơ của công ty bạn. Quản trị thương hiệu là gì? Là bạn sẽ phải tạo một hồ sơ chi tiết đăng lên các mạng xã hội như FB, Twitter. Hầu hết nào là từ Facebook đến Twitter đều có tên miền được google xếp top cao. Nếu bạn có hồ sơ thương hiệu đang hiển thị trên Twitter, Facebook, Google+ và các mạng xã hội có giá trị khác, thì khả năng cao là hồ sơ này cũng sẽ được hiển thị trên google khi ai đó cố gắng tìm kiếm thông tin về hàng hóa công ty bạn đang bán đấy.
3.4. Tạo sự tin tưởng cho khách hàng trên các blog có liên quan
Hiện nay, tầm quan trọng của content marketing là vô cùng vô tận mà doanh nghiệp nào cũng đều nhận ra tầm quan trọng đó. Thay vì đau buồn với các đánh giá không hay do khách hàng để lại bình luận về doanh nghiệp của bạn, bạn có thể chú ý xây dựng blog của riêng công ty bạn. Hãy tận dụng các bài viết trên blog để nâng tầm thương hiệu của bạn, giúp doanh nghiệp tiếp cận với lượng khách hàng lớn. Những đánh giá trên blog sẽ quyết định rất nhiều hành vi mua hàng hóa của khách hàng đấy.
Dần dần, các hồ sơ có thẩm quyền của công ty bạn sẽ được tạo ra, nội dung trên các trang web này và hồ sơ của bạn ngày càng dày đặc và chi tiết , cuối cùng khách hàng sẽ tiến hành xếp hạng cho các cụm từ khóa có liên quan hay thể hiện đặc trưng thương hiệu của bạn.
3.5. Hãy cho khách hàng thấy rằng sản phẩm/dịch vụ của bạn là đặc biệt
Để quản trị thương hiệu tốt, bạn cần cho khách hàng biết rằng sản phẩm và dịch vụ của bạn là số một và đặc biệt hơn so với các dòng sản phẩm tương tự khác. Mặc dù các phương án nâng cao thương hiệu được trình bày ở trên có thể giúp doanh nghiệp của bạn duy trì niềm tin thương hiệu trong một khoảng thời gian nhất định nhưng nếu sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn không đặc biệt, số người phản hồi tiêu cực về dịch vụ của bạn ngày càng tăng cao thì thương hiệu của bạn cũng không thể cứu vãn được.
Nếu sản phẩm của công ty bạn mang lại trải nghiệm tốt cho khách hàng của bạn thì tự họ sẽ tìm mọi cách để phản hồi tốt về doanh nghiệp của bạn trên khắp các mạng xã hội từ đó nâng cao tầm ảnh hưởng của thương hiệu của bạn.
Trên đây là những thông tin bổ ích mà chúng tôi tìm hiểu và tổng hợp được. Hy vọng bài viết này đã mang lại cho bạn những hiểu biết hữu ích về quản trị thương hiệu là gì? Chúc bạn đọc có một ngày làm việc vui vẻ. Trân trọng!