[Góc giải đáp] Học Marketing ra làm gì để có thu nhập tốt
Theo dõi work247 tạiHọc marketing ra làm gì? Cơ hội việc làm Marketing hiện nay như thế nào và học gì để trở thành những Marketer chuyên nghiệp? Nếu đang mang những băn khoăn đó và cần một câu trả lời đúng và đầy đủ ngay lập tức thì bài viết sau đây của work247.vn sẽ là câu trả lời hoàn hảo cho bạn. Không tin ư? Theo dõi ngay để biết.
1. Bạn đã hiểu thế nào là Marketing và sự phát triển của những chiến lược Marketing hiện nay?
Trong biển nghề làm nên sức sống của ngành kinh doanh bên cạnh vai trò to lớn của hệ thống công nghệ thông tin, chất lượng sản phẩm tốt, một chân lí quan trọng nhất được Philip Kotler - một trong 4 nhà quản trị vĩ đại nhất mọi thời đại, thừa nhận đó chính là “ Những ai muốn trở thành những người bán hàng chuyên nghiệp cần phải xác định rõ bạn đang bán các lợi ích chứ không phải là bán sản phẩm”. Nhưng không phải tự nhiên mà khách hàng tiềm năng của bạn thấy được điều đó.
Bạn cần phương án, chiến lược tiếp cận họ một cách thông minh để từ đó tạo những mối quan hệ tốt đẹp, thân thiết với khách hàng để tiến đến mục đích thu về các giá trị lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức. Trong bối cảnh lên hương của nền kinh tế, sự cạnh tranh gay gắt của đủ loại thị trường và sự trình làng của nhiều sản phẩm mới, gây dựng tầm ảnh hưởng của thương hiệu lẫn niềm tín với khách hàng là nhân tố đáng được quan tâm bởi bất kỳ doanh nghiệp nào. Sự thành công của chiến lược P&G đến từ Coca cola, sự bành trường của món gà rán KFC hảo hạng của ông chủ Harland Sander với khẩu hiệu “Vị ngon trên từng ngón tay” đã đưa Marketing trở thành ngành học thu hút sự chú ý của nhiều đầu óc kinh doanh và mong muốn gắn liền với nghiệp phát triển thương hiệu.
Học Marketing học những môn gì? Học marketing ra làm gì? hay Học Marketing thi khối nào không còn là câu trả lời của một vài thành viên đang mong muốn theo học Marketing mà của bất kỳ ai đã và đang đi theo ngành kinh doanh mang tham vọng đưa thương hiệu sản phẩm của mình ra “biển lớn”. Trước khi trả lời những câu hỏi đó, có lẽ rằng, nắm chắc khái niệm về Marketing sẽ thực hữu cần thiết. Là thuật ngữ thông dụng của dân kinh doanh được hiểu là một quy trình quản lý các sản phẩm và dịch vụ, các dự toán để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng nhằm mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nhắc đến Marketing, dân trong ngành vẫn truyền tai nhau về “khẩu hiệu 4P” và cố gắng kết hợp cả 4 chữ P để tạo nên một chiếc lược tiếp cận khách hàng hiệu quả nhất.
Trong đó, Product ( sản phẩm) được doanh nghiệp nhắc đến nhiều hơn để miêu tả những gì mà họ cung cấp đến khách hàng, Price là ( giá cả) để chỉ phần giá thành mà doanh nghiệp hay người bán hàng muốn mang đến khách hàng nếu muốn được tiếp cận và trả giá cho các dịch vụ. hay sản phẩm. Place được hiểu là thị trường, nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, cũng là môi trường để thông qua đó, doanh nghiệp có thể tiếp cận được khách hàng cũng như khai thác, tìm hiểu các chiến thuật tiếp thị của đối thủ và Promotion là các kênh phân phối sản phẩm như GT hay MT mà các bản tin về kinh doanh trên đài báo vẫn rủ rỉ vào tai bạn hằng ngày.
Việc phối hợp các nhân tố này gọi là Marketing. Các bạn có quen thuộc với những hình ảnh những nhóm nhân viên của Vietnamobile trong sắc cam đến các trường đại học tặng bạn những món quà thương hiệu hay mua sản phẩm sim nhiều ưu đãi với giá rẻ hay đã đọc ở đâu đó những bài PR về sản phẩm trên các website khi tìm hiểu về thông tin sản phẩm? Tất cả chúng đều được sản sinh trong thuật ngữ Marketing - yếu tố đóng vai trò mang tính tồn vong với doanh nghiệp.
Trong cả đại dương nghề nghiệp, việc làm bạn mong muốn theo đuổi, nếu chưa từng tìm hiểu về nghề Marketing một cách nghiêm túc thì bạn sẽ khó lòng biết được thị phần việc làm trong nó chiếm đến 49% các công việc đang được tuyển dụng mạnh trên thế giới này. Sự lên hương của nền kinh tế toàn cầu còn đưa thuật ngữ Marketing vươn xa vào hầu hết các môi trường giáo dục đại học, cao đẳng của hầu hết các trường về kinh doanh. Được đánh giá là một trong thành tựu quan trọng của nhân loại, là ngành sở hữu mức lương và chế độ đãi ngộ nhất, chúng ta không quá ngạc nhiên khi tại Việt Nam, sức hút của Marketing nóng không kém gì các ngành về kỹ thuật, khoa học, công nghệ.
Bạn có đang mong từng ngày để bung lụa tài năng của mình để làm nên một phần tên tuổi của VinGroup? Bạn có đang muốn trở thành lực lượng năng động nhất làm nên sức sống của doanh nghiệp kiểu như : Pepsico? Dù muốn vậy hay không, hoặc đơn giản hơn chỉ là trở thành một Marketer chuyên nghiệp có thể thích nghi với mọi môi trường kinh doanh khốc liệt, bạn cần phải nắm rõ rằng, Marketing phải học những môn nào hay thi khối nào hay hoặc ở đâu đã.
2. Bạn đã biết Marketing học những môn nào chưa?
2.1. Theo đuổi ngành Marketing bạn sẽ được học những gì?
Không phải dân ngành, chắc vài lần bạn nhầm lẫn hay hai khái niệm khác biệt nhau : marketing và quảng cáo? Và thực tế, ranh giới mong manh của chúng làm khó không ít những ai lần đầu tiên tiếp cận của những thí sinh mong muốn theo đuổi hai chuyên ngành này ở các trường đại học kinh tế. Tuy nhiên, một tin vui cho những ai là tín đồ của Marketing và Quảng cáo, các bạn hoàn toàn có thể theo học “ 2 trong 1” khi theo học hầu hết các trường đại học hot nhất hiện nay.
Hiện nay, để đáp ứng được sự phát triển thần tốc của nền kinh tế,các trường đại học, cao đẳng trên mọi miền của tổ quốc với nhiều chuyên ngành đặc thù thú vị. Chúng ta hãy cùng theo dõi thông tin về ngành Marketing học những gì cho đầy đủ nhất nhé. Trước tiên, hãy nắm một chút về những kiến thức tổng quát. Trong các trường đại học, ngành Marketing cung cấp một cách có hệ thống cho bạn những kiến thức nền tảng về Marketing hiện đại trên nhiều khía cạnh. Bạn sẽ nắm rõ thế nào là phát triển thị trường là gì và ý nghĩa, cách thức tiến hành nghiên cứu hành vi người dùng, tổ chức nghiên cứu, phân phối các mối quan hệ khách hàng hay thiết kế các chương trình về phân phối sản phẩm. Sinh viên sẽ hiểu rõ hơn về quá trình định giá sản phẩm lẫn những phương thức để quảng bá thương hiệu hay cách quản trị bán hàng và cách tổ chức các sự kiện và thời điểm tiến hành khuyến mãi…
Nếu thực sự đam mê công cuộc tiếp thị, bạn sẽ khó lòng bỏ qua những tiết học về cách nắm bắt tâm lý khách hàng, nghiên cứu thị trường hay hoạch định chiến lược quảng cáo, phát triển sản phẩm. Đã xác định là gắn bó lâu dài với nghiệp Marketer, những bí quyết được truyền lựa bởi các giảng viên đại học làm sao để phát triển sản phẩm hiệu quả, nhạy bén nhận biết những cơ hội và thách thức trước các đối thủ cạnh tranh…
Dĩ nhiên, để có thể tích lũy được những bồ kinh nghiệm quý giá cho ngành, bạn cần có những kiến thức các môn nền tảng được đào tạo bắt buộc ở bất kỳ một môi trường đại học, cao đẳng nào trên lãnh thổ Việt Nam. Đó là những môn như Triết học, Nguyên lý chủ nghĩa Mác - Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh…
Ở góc độ chuyên ngành, với những Fan của Marketing tại Hà Nội, có thể theo học một số trường đại học có chất lượng Marketing đứng đầu cả nước như: Đại học Kinh tế Quốc Dân, Đại học Thương mại, Học viện Bưu chính Viễn thông hay ngành Digital Marketing tại Đại học Quốc tế RMIT Hà Nội. Các ngành nổi bật đang hút đông đảo các bạn trẻ mê tiếp thi theo học bao gồm: Quản trị Marketing, Quản trị bán hàng và Digital Marketing tại NEU, quan hệ công chúng và Truyền thông Marketing. Đại học Thương mại là dừng chân của những Marketer tương lai với hai lựa chọn là quản trị thương hiệu và định vị thương hiệu. Trong khi đó, các trường đại học khu vực phía Nam nổi nhật có thể kể đến như Đại học Tài chính Marketing, Đại học Ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh...sinh viên sẽ được trang bị những kỹ năng về ngoại ngữ chuyên ngành, phương thức giao tiếp, phương án lập kế hoạch thương lượng đàm phán…
Tùy vào đặc thù của từng trường, Marketing được đào tạo ở nhiều chuyên ngành khác nhau để khỏa lấp đi những yêu cầu khát nhân lực tiếp thị của hầu hết các doanh nghiệp. Sau đây, work247.vn sẽ giúp bạn chỉ ra những chuyên ngành đang gây được nhiều tiếng vang lớn trong diễn đàn Marketing trên các giảng đường đại học nổi bật nhé.
Xem thêm: Marketing học trường nào
2.2. Những chuyên ngành trong bộ môn Marketing hot nhất hiện nay
2.2.1. Quản trị Marketing
Nhắc đến Marketing hiện đại, đây là chuyên ngành cho phép các sinh viên trang bị đầy đủ những kiến thức chuyên sâu về Marketing, phương thức xây dựng và quảng bá về thương hiệu, phương pháp tìm kiếm thị trường mục tiêu. Bạn cũng được trau dồi những tri thức về cách thực hiện và kiểm tra việc thi hành chiến lực Marketing. Và một số môn mang lại những kinh nghiệm đáng giá cho bạn kinh nghiệm về quản trị bao gồm: Quản trị sản phẩm, nghiên cứu Marketing, quản trị phân phối hay cách tiếp cận và thiết lập kế hoạch cho những chiến lược Marketing cho thế giới mạng. Bạn đã chuẩn bị sẵn sàng để gia nhập ngôi nhà Marketer cho những nhà quản trị tương lai chưa nào?
2.2.2. Quản trị thương hiệu
Chưa bao giờ, thương hiệu doanh nghiệp lại đóng vai trò quan trọng thời điểm hiện tại, thậm chí đóng vai trò là nhân tố dẫn đầu mang lại lợi nhuận doanh nghiệp, bên cạnh những chính sách tiếp cận thương hiệu nhờ Marketing thì hàng loạt những doanh nghiệp lớn nhỏ chấp nhận chi ra một số tiền lớn cho những video quảng có có sự tham gia của các ngôi sao nổi tiếng. Tất cả những khoản tốn kém đó đều xuất phát từ mục đích làm sao đẻ phát triển thương hiệu tốt. Câu trả lời của dân ngành đó chính là quản trị thương hiệu tốt.
Trong chuyên ngành này, bạn sẽ có cơ hội tiếp cận đầy đủ những kiến thức về chuyên môn về thương hiệu và quản trị thương hiệu, khả năng phân tích thông tin, cách lập kế hoạch triển khai các chương trình xây dựng thương hiệu. Chắc bạn chưa quên ví dụ về những bài PR về sản phẩm,bạn đang tìm thấy trên mọi website doanh nghiệp? Đó là ví dụ điển hình nhất cho hoạt động quản trị thương hiệu...Một số môn các bạn có thể tiếp cận bao gồm: Quản trị thương hiệu, nhượng quyền thương hiệu, quan hệ công chúng, Quảng cáo và khuyến mại hay tổ chức sự kiện.
Xem ngay: Việc làm chuyên viên PR
2.2.3. Chuyên ngành quảng cáo
Tôi tin rằng, khoảng ⅔ ai đó tiếp cận với dòng tít về chuyên ngành quảng cáo nằm trong ngành Marketing được đào tạo tại nhiều trường đại học sẽ mang chung cảm xúc ngạc nhiên bởi lẽ tôi đã từng lấy ví dụ trên kia, rằng hai chuyên ngành này rằng đây là hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau. Nhưng bạn biết đấy, đầy cũng chính là điều đặc biệt mà tôi nhấn mạnh bên dưới.
Học Marketing tại nhiều trường đại học tại Việt Nam cho phép bạn kết hợp học “2 trong 1”. Khi theo đuổi Marketing tại chuyên ngành quảng cáo, sinh viên được đắm mình vào không gian truyền thông, tìm hiểu về cách thức quảng bá một hình ảnh sản phẩm cụ thể, cách chạy những quảng cáo trực tuyến và Marketing trực tuyến. Rõ ràng, trong thời đại The Internet of Things, các xu hướng tiếp thị online có sức mạnh mà gần như không doanh nghiệp nào có thể bỏ lỡ. Điều này giải thích vì sao, quảng cáo trong Marketing luôn có sức hấp dẫn đặc biệt với các bạn trẻ năng động.
Trong cả nước hiện tại có 12 trường đại học đào tạo ngành Marketing. Trong số đó, nhiều trường dụng phương thức tuyển sinh theo nhiều hình thức khác nhau. Đại học edX áp dụng phương thức xét tuyển thẳng với thí sinh từng đoạt các giải cấp tỉnh, quận, thành phố và có điểm tổng kết trung bình môn văn trên 8.0. Tại Đại học Thương Mại, điểm chuẩn cho khoa Marketing của hai chuyên ngành nên trên lần lượt là 23,3 điểm và 24 điểm. Đại học Kinh tế Quốc Dân có điểm chuẩn cho Marketing là 25,6 điểm. Các trường đại học thuộc khu vực phía Nam như Đại học Tài chính, Marketing, Đại học Hoa Sen hay đại học Công nghệ điểm dao động từ 15 - 22 điểm. Các trường trên cả nước đều áp dụng mức xét tuyển trên cho các khối: A00 ( Toán, Lý, Hóa), A01 ( Toán, Lý, Anh), C00 ( Văn, Sử, Địa) và D01 ( Toán, Văn, Anh).
Xem thêm: Advertising Agency là gì
3. Học Marketing ra trường làm gì?
Marketing là ngành học có nhu cầu tuyển dụng nhân sự lớn với mức lương hấp dẫn bậc nhất. Theo thống kê của Glassdoor, mức lương trung bình của một Marketer chuyên nghiệp tại Mỹ không thua kém gì mức thù lao được trả cho những chuyên viên kỹ thuật dao động trong mức từ 37.000 - 86.000 USD. cho nhiều vị trí. Một số vị trí sau đây sẽ là lựa chọn tốt cho bạn - nhưng ai đang mong muốn theo đuổi nghiệp Marketing đích thực. Các tín đồ của Marketing có thể làm cân nhắc đối chiếu với khả năng, sở thích để cân nhắc một trong số vị trí đặc thù đang có lượt tuyển dụng thường xuyên nhé.
3.1. Làm việc cho các Client
Đối với một Marketer chuyên nghiệp, client và Agency là hai môi trường hoàn hảo cho họ khởi đầu và phát triển sự nghiệp. Trong đó client được hiểu là làm ở những vị trí tiếp cận trực tiếp với khách hàng tại các công ty Agency và đưa ra những yêu cầu, tiêu chuẩn đánh giá chất lượng, dịch vụ và kiểm soát tiến độ công việc của Agency.
Bạn có thể cảm thấy hơi xa lạ với thuật ngữ này nếu như tìm hiểu lần đầu tiên, song sẽ cảm thấy khá quen thuộc khi nhắc đến một số client lớn như Unilever, P&G hay Cocacola. Bạn sẽ tham gia nhiều công đoạn của Marketing từ việc lên ý tưởng, lập các kế hoạch truyền thông cho sản phẩm, quản lý và giám sát chiến dịch của mình.
Dĩ nhiên, để làm việc trong môi trường này, bạn cần chuyên môn vững về tiếp thị, tự tin, có tính năng động để làm việc trực tiếp với khách hàng, báo chí, các đại lý, đối tác, đồng thời "kiên định" tinh thần để chịu áp lực cao vì việc chịu trách nhiệm trực tiếp cho những giá trị quan trọng của doanh nghiệp như doanh số hay tỉ lệ thương hiệu. Theo đuổi Client, các phòng ban chính trong những công ty lớn bạn có thể xem xét bao gồm quản trị thương hiệu, CMI và marketing thương mại
Tìm hiểu thêm: Phòng marketing gồm những bộ phận nào
3.2. Làm việc cho Agency
Nếu chưa thực sự thành thạo và muốn có một môi trường chuyên nghiệp về marketing bởi lẽ, bạn sẽ được làm từng công việc cụ thể trong những Agency, có nhiều thời gian hơn để tự trải nghiệm và học hỏi mà không phải làm tổng hợp từ A đến Z các khâu marketing như client.
Môi trường làm việc trong Agency cũng thoải mái không quá áp lực như trong các client. linh động khi mỗi ngày lại có lịch tiếp cận với sản phẩm mới, doanh nghiệp mới. Tuy nhiên, việc tiếp xúc và làm việc tại các Agency không mang đến thách thức mà có lẽ chỉ những ai sau khi bước chân vào ở đây mới có thể thấu hiểu.
Bởi lẽ, muốn gắn bó với nghề thực sự lâu dài, bạn luôn phải để bộ não của mình được lấp đầy bởi những ý tưởng mới mẻ. Dĩ nhiên, sẽ có lúc bạn thấy mệt mỏi hay cạn ý tưởng. Một số vị trí, bạn có thể thử tại các Agency đang được tuyển dụng thường xuyên bao gồm: Account, Planner, Designer, Art- Director và copywriter.
Đặc biệt, thời điểm hiện tại, copywriter hay content Marketing trên thị trường đang là nghề có lượng tuyển dụng thuộc tốp lớn nhất. Thực ra đây là một dạng bài viết bài nội dung dựa trên những từ khóa đang có lượt quan tâm về những chủ đề cụ thể hoặc hoặc hot trên thị trường theo lượt tìm kiếm của Google.
Việc phối hợp giữa chất lượng bài viết tốt công với công cụ seo thần thánh làm nên sức mạnh của content trên bất kỳ một mặt trận nào từ y tế, giáo dục, kinh doanh...là công cụ hút khách hàng quan trọng, chiến lược thúc đẩy thương hiệu của bất kỳ một doanh nghiệp nào đang dựa trên sức mạnh của Internet để hoạt động.
Thời buổi kinh tế phát triển dựa trên nền tảng công nghệ số là chủ yếu, không cách nào tốt hơn để tạo ra độ tin cậy của sản phẩm bằng việc cung cấp thông tin. Nhận thức được điều đó, các cây viết có thế lựa chọn một nhánh nhỏ của Marketing này để tăng thêm thu nhập.
Viết bài nội dung Marketing không áp lực, gò bó và thoải mái cho mọi đối tượng từ sinh viên đến người mong muốn tìm kiếm một công việc ổn định lương tốt. Mức lương cho công việc content-er trên thị trường Việt Nam thời điểm hiện tại đang dao động trong mức từ 6 -10 triệu đồng/tháng.
Hi vọng những thông tin trên đây của work247.vn đi trả lời cho câu hỏi học Marketing ra làm gì sẽ thật sự hữu ích cho bạn.
3873 0