[Chuyên mục giải đáp] Phòng marketing gồm những bộ phận nào?
Theo dõi work247 tạiMarketing có thể nói là phòng ban có sức hấp dẫn nhất hiện nay trong bất kỳ công ty hay doanh nghiệp nào. Với sự năng động và hiện đại thì marketing chính là xu hướng được các bạn trẻ lựa chọn cho sự nghiệp của mình. Vậy, cụ thể thì phòng marketing gồm những bộ phận nào? Đâu sẽ là vị trí thích hợp với bạn trong phòng marketing? Cùng tìm hiểu kỹ hơn về phòng marketing qua bài viết dưới đây nhé!
1. Ý nghĩa và vai trò của phòng marketing trong doanh nghiệp
Về bản chất thì phòng marketing sẽ có nhiệm vụ thực hiện các chức năng của marketing đối với doanh nghiệp. Cụ thể thì vai trò cũng như nhiệm vụ của phòng marketing có thể được khái quát như sau:
- Thực hiện việc làm xây dựng và lên kế hoạch marketing truyền thông cho thương hiệu, sản phẩm.
- Thực hiện việc nghiên cứu, tìm hiểu thị trường và tiến hành mở rộng thị trường.
- Thực hiện việc thiết lập các mối quan hệ đối với cơ quan báo chí truyền thông hay các đối tác để thực hiện việc hỗ trợ truyền thông cho doanh nghiệp.
Một cách cơ bản thì phòng marketing sẽ có nhiệm vụ và vai trò liên quan tới thương hiệu, danh tiếng của công ty và các sản phẩm, dịch vụ mà công ty cung cấp đối với công chúng, khách hàng. Đồng thời nó tác động tới doanh thu cũng như khả năng tiêu thụ của sản phẩm, dịch vụ trên thị trường.
Với ý nghĩa như trên thì phòng marketing được xem là một phòng ban không thể thiếu và đòi hỏi một sự hoạt động chặt chẽ từ phòng này với các phòng ban khác trong doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế thì không phải công ty nào cũng có đủ khả năng để có thể xây dựng riêng cho mình một phòng marketing với các bộ phận khác nhau trong phòng. Do đó mà sự hợp tác với các công ty truyền thông bên ngoài chính là sự lựa chọn thay thế hoàn hảo.
Vậy, với những công ty có cho mình một phòng marketing riêng thì phòng marketing sẽ gồm những bộ phận nào? Ngay sau đây sẽ là đáp án cho bạn.
2. Phòng marketing gồm những bộ phận nào?
Một phòng marketing sẽ bao gồm nhiều bộ phận khác nhau. Tuy nhiên, tùy thuộc vào quy mô của từng công ty, doanh nghiệp mà các bộ phận sẽ có sự phân chia sao cho phù hợp nhất với vai trò, nhiệm vụ của mình trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ marketing chung cho doanh nghiệp.
Thông thường thì các doanh nghiệp sẽ được chia làm 3 loại là Client, Agency và doanh nghiệp nhỏ. Tương ứng với 3 loại doanh nghiệp này chính là sự phân chia khác nhau về các bộ phận trong phòng marketing.
2.1. Đối với doanh nghiệp Client
Doanh nghiệp Client chính chính là các doanh nghiệp sản xuất hay kinh doanh về một sản phẩm, dịch vụ ở một lĩnh vực nào đó. Tức là họ đã có sẵn các sản phẩm, dịch vụ kinh doanh cho mình. Và đây có thể là “khách hàng” của các công ty Agency nếu như họ không có cho mình một phòng marketing riêng hoặc tổ chức của phòng còn hạn chế.
Thông thường, một phòng marketing của doanh nghiệp Client sẽ bao gồm 2 bộ phận chính là Brand team và Marketing service.
- Bộ phận Brand team chính là bộ phận chịu trách nhiệm về thương hiệu của một sản phẩm hay dịch vụ bất kỳ nào đó của công ty.
Những người thuộc bộ phận này sẽ là người lên các yêu cầu cho một chiến dịch marketing của thương hiệu mình quản lý. Đồng thời họ cũng sẽ là người nắm rõ về kế hoạch marketing cũng như có trách nhiệm đưa ra các brief cho agency,...
- Bộ phận Marketing service sẽ bao gồm các bộ phận nhỏ khác và có vai trò là hỗ trợ chính cho Brand team.
Các bộ phận có thể kể đến như market research, media, digital hay E-commerce, event,... Số lượng của các bộ phận bao gồm này cũng sẽ tùy thuộc vào quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Nếu như công ty càng lớn thì các bộ phận sẽ càng được chia nhỏ và đi sâu vào vai trò, nhiệm vụ chính của mình.
Tỉ dụ như bộ phận Market research (nghiên cứu thị trường) sẽ có nhiệm vụ trong việc tìm hiểu yêu cầu và nhu cầu của thị trường, doanh nghiệp. Cùng với đó là xác định điểm mạnh cũng như điểm yếu của doanh nghiệp so với đối thủ,... Các hoạt động nghiên cứu của marketing sẽ được bộ phận này thực hiện để giúp cho việc xây dựng chiến lược marketing được hoàn hảo và đem lại hiệu quả tốt nhất.
Trong khi đó thì bộ phận Media thì lại có nhiệm vụ xây dựng các chiến lược về truyền thông và quảng cáo cho sản phẩm, dịch vụ. Giúp cho khách hàng tiếp cận được sản phẩm nhiều hơn và thúc đẩy được hành động mua hàng của họ. Từ đó tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Digital sẽ có nhiệm vụ marketing trên các nền tảng số, E-commerce sẽ phụ trách với các sàn thương mại điện tử của doanh nghiệp,...
Các bộ phận nhỏ sẽ có sự phối hợp với nhau để hỗ trợ cho brand team thực hiện tốt chiến lược marketing cho thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ của công ty, doanh nghiệp cung cấp ra thị trường.
Xem thêm: Học Marketing cho người mới bắt đầu như thế nào cho hiệu quả?
2.2. Đối với doanh nghiệp Agency
Agency chính là các công ty chuyên cung cấp về dịch vụ marketing hay cụ thể hơn là các dịch vụ về tiếp thị và quảng cáo. Những công ty Agency sẽ nhận các đơn đặt hàng từ client và xây dựng cũng như đem đến cho họ các chiến lược hay những phương án truyền thông, quảng cáo tốt nhất cũng như phù hợp nhất dựa trên yêu cầu của client.
Với tính chất công việc thì một agency sẽ có khá nhiều đối tác và khách hàng khác nhau. Chính vì thế mà sự đổi mới cũng như thay đổi luôn diễn ra với các agency. Họ chính là người có sự hiểu biết rõ ràng và cụ thể nhất về marketing cũng như những điều mà các client cần ở một chiến lược marketing là gì.
So với doanh nghiệp client thì các doanh nghiệp agency sẽ bao gồm nhiều bộ phận hơn ở trong phòng marketing. Cụ thể thì ở agency, phòng marketing sẽ bao gồm các bộ phận sau đây:
- Bộ phận planning: Đây chính là bộ phận lên kế hoạch về chiến lược marketing với việc đưa ra các định hướng cụ thể cần hướng tới. Dựa trên các nghiên cứu về thị trường, tìm hiểu về insight của khách hàng, bộ phận Planning sẽ đưa ra cách thức và phương hướng tiếp cận tới truyền thông một cách hiệu quả nhất. Bộ phận Creative cũng sẽ dựa vào thông tin của planning để điều hướng các hoạt động của mình.
- Bộ phận Management: Đây chính là bộ phận gắn kết các agency và client. Họ sẽ cosd nhiệm vụ lắng nghe các nhu cầu, yêu cầu của khách hàng về chiến lược marketing mong muốn. Từ đó sẽ trao đổi với các bộ phận khác trong phòng marketing để giúp họ thực hiện công việc theo đúng yêu cầu mà client đưa ra.
- Bộ phận Creative: Được xem là bộ phận nòng cốt của phòng marketing. Creative sẽ trực tiếp đưa ra các idea về chiến lược marketing cần có ở mỗi dự án. Thông thường thì bộ phận này sẽ gồm 2 team chính là nội dung và thiết kế chịu trách nhiệm về phần hình ảnh.
Các bộ phận của phòng marketing ở các công ty agency sẽ có sự phối hợp chặt chẽ với nhau để thực hiện tốt các dự án mà mình đảm nhận cũng như cung cấp các chiến lược marketing hiệu quả cho client.
Xem thêm: [Điều cần biết] Digital Marketing là gì? TOP công việc hấp dẫn
2.3. Đối với doanh nghiệp nhỏ (SME)
Ở các doanh nghiệp nhỏ thì sự phân chia bộ phận trong phòng marketing thường không rõ ràng. Thực tế thì mỗi nhân viên marketing trong phòng thường sẽ kiêm nhiệm nhiều công việc, nhiệm vụ khác nhau chứ không tách biệt một cách hoàn toàn ra từng mảng.
Tuy nhiên, một cách chung nhất thì đối với những doanh nghiệp nhỏ này thì phòng marketing sẽ bao gồm các bộ phận thực hiện các nhiệm vụ như:
- Bộ phận planning: Thực hiện các công việc nghiên cứu và lên kế hoạch cũng như đưa ra các idea cụ thể,...
- Bộ phận content: Chịu trách nhiệm về nội dung, viết bài. Đồng thời là các công việc liên quan tới thiết kế hình ảnh hay video hỗ trợ,...
- Bộ phận kỹ thuật: Đảm nhận việc thiết kế website cũng như tối ưu hóa trang web, thực hiện việc chạy quảng cáo, SEO,...
- Bộ phận booking: Có vai trò liên hệ với các đơn vị truyền thông, quảng cáo như báo chí, KOLs, hay các diễn đàn nổi tiếng,...
Bởi vì là doanh nghiệp nhỏ và việc chi trả chi phí cho nhân sự phòng marketing khá hạn chế nên các bộ phận trong phòng marketing sẽ có sự kiêm nhiệm và số lượng người cũng không quá đông. các vị trí trong phòng sẽ hỗ trợ lẫn nhau để thực hiện tốt vai trò của phòng marketing với doanh nghiệp.
3. Những cơ hội việc làm hấp dẫn trong phòng marketing
Trong phòng marketing thì đâu sẽ là các vị trí việc làm tiềm năng cho các ứng viên theo đuổi lĩnh vực này? Mỗi một phòng marketing thường sẽ bao gồm khá nhiều vị trí việc làm khác nhau và mỗi một việc làm lại có ý nghĩa nhất định tới hoạt động marketing của doanh nghiệp.
Những việc làm dưới đây sẽ là các việc làm có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai tại phòng marketing.
- SEO: Thực tế thì SEO trong marketing không phải quá mới lạ nhưng tại việt Nam thì không có quá nhiều người biết rõ về việc làm này. Nhiệm vụ của SEO cơ bản chính là tối ưu hóa từ khóa và website để tăng lượt traffic cũng như lượt tìm kiếm. Dựa trên các keyword liên quan tới sản phẩm, dịch vụ mà SEO sẽ thực hiện đẩy mạnh việc tiếp cận của khách hàng tới trang web và thông tin về sản phẩm tốt hơn.
- Content: Thường được các marketer gọi vui là “con sen”. Việc làm liên quan tới nội dung và con chữ này không quá xa lạ nhưng chưa bao giờ là thiếu cần thiết. Không chỉ đơn giản là viết bài Pr mà thông qua sự hỗ trợ của SEO với các từ khóa, content sẽ đưa ra các bài viết của mình về sản phẩm làm sao để nhận được nhiều sự tương tác nhất từ phía khách hàng cũng như thu hút được sự chú ý nhiều nhất.
- Video: Hiện nay việc áp dụng video vào marketing đang rất phổ biến và thịnh hành. Không có một công cụ nào có khả năng truyền tải và lan truyền tốt hơn video. Chính vì thế mà video marketing đang là sự lựa chọn của rất nhiều ứng viên. Đặc biệt là với mạng xã hội youtube thì video marketing lại càng có thêm các lợi thế để phát huy được điểm mạnh của mình trong các chiến dịch truyền thông, marketing.
Đây là 3 việc làm gợi ý mà các bạn có thể lựa chọn trong phòng marketing. Thực tế thì các việc làm và vị trí trong phòng marketing khá đa dạng. Mỗi một vị trí lại có nhiệm vụ và ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên một sự phối hợp ăn ý sẽ giúp công việc được thực hiện hiệu quả hơn.
Xem thêm: Việc làm chạy quảng cáo tại Hà Nội
Trên đây chính là thông tin về phòng marketing gồm những bộ phận nào. Hy vọng qua bài viết này các bạn đã có được câu trả lời cho mình cũng như hiểu rõ hơn về sơ đồ của phòng marketing.
2115 0