CDP là gì? Hoạt động của CDP thuộc lĩnh vực nào?
Theo dõi work247 tạiNhững năm gần đây, người ta bắt đầu nói nhiều đến các vấn đề về CDP, DMP, CRM, Marketing Automation, … khi mà dữ liệu con người ngày càng là mục tiêu cho rất nhiều hoạt động của marketing và tiếp thị khách hàng hiện nay. CDP cũng hoạt động trong lĩnh vực marketing những trên mỗi nền tảng lại có những chức năng riêng của nó, chắc hẳn bạn chưa thể hiểu hết được về CDP. Bài viết dưới đây sẽ tìm hiểu tất tần tật các thông tin về CDP cho bạn.
1. CDP là gì? Các nguồn dữ liệu của CDP
1.1. CDP là gì?
Theo khái niệm được đưa ra bởi Gartner: “A CDP is a marketing system that unifies a company’s customer data from marketing and other channels to enable customer modeling and optimize the timing and targeting of messages and offers.” Có nghĩa là CDP là một hệ thống tiếp thị hợp nhất dữ liệu khách hàng của công ty từ hoạt động tiếp thị và các kênh khác để cho phép lập mô hình khách hàng và tối ưu hóa thời gian cũng như nhắm mục tiêu của các thông điệp và ưu đãi.
Đây là định nghĩa đầy đủ nhất và thâu tóm hầu như hết các nội dung về CDP.
Mục tiêu của CDP rất rộng, nhưng chung quy lại đều để thu thập tất cả dữ liệu khách hàng, tính toán và rà soát kỹ lưỡng để tạo thành một hồ sơ khách hàng hoàn chỉnh nhất. Từ đó sẽ giúp Marketer có cái nhìn trọn vẹn nhất về khách hàng trong suốt hành trình trải nghiệm của họ, dẫn dắt khách hàng đến với thương hiệu của mình thông qua: demographic, mối quan tâm, sự tương tác với brand, lịch sử mua hàng và review, …
1.2. Các nguồn dữ liệu của CDP
Có thể nói rằng, CDP là cái bao quát nhất về khách hàng và những gì liên quan đến khách hàng. Nó có thể kết nối với tất cả các loại hình dữ liệu về khách hàng, không phân biệt yếu tố bên ngoài hay bên trong, đã được định dạng hay chưa, có cấu trúc hay không có cấu trúc, ngắt quãng hay liên tục, … đồng thời CDP cho phép bạn hình thành những khía cạnh và góc độ khác nhau đa chiều về insight khách hàng và xử lý vấn đề phát sinh ngay tại thời điểm nói.
- Dữ liệu giao dịch và đơn hàng: hệ thống thương mại điện tử và hệ thống bán hàng, hệ thống quản lý chuyên biệt sẽ tạo ra cơ sở dữ liệu khi có người mua hàng, đặt hàng và thanh toán sử dụng thông tin và địa chỉ của họ. Nói chung là tất tần tật về thông tin của khách hàng sẽ được lưu trữ tại đây bao gồm cả về những đơn hàng đang chờ xử lý, giỏ hàng trống, … tóm lại là có hết tại dữ liệu giao dịch và đơn hàng này. Đây chính là cơ sở quý báu cho các hoạt động phân tích khách hàng sau đó.
- Dữ liệu hành vi, website, di động: tất cả những gì bạn đã click vào xem qua, không mua, save tại mục lưu trữ, số lần truy cập, … sẽ là nguồn nhiên liệu quý báu cho bộ phận Marketing Campaign, Performance marketer, Data analysis cần để làm mô hình dự đoán sau này. Những dữ liệu này sẽ liên tục được cập nhật và thay đổi theo nhu cầu và hành vi của khách hàng qua đó cho thấy được những thay đổi hành vi của khách hàng để từ đó có những mục đích cho việc tối ưu trải nghiệm người dùng.
- Dữ liệu customer profile 360: thấu hiểu về khách hàng là điều bắt buộc cần có của mọi marketer khi bước chân vào thực chiến. Hệ thống sẽ ghi nhận lại những dữ liệu về tâm lý, hành vi, mục đích mua hàng, hoàn cảnh mua và các mối quan hệ, tính cách từ đó để nghiên cứu triển vọng khách hàng tiềm năng cùng với đó là nhu cầu chuyển đổi.
- Dữ liệu sản phẩm: check lại giá cả, hàng tồn tại các đơn vị phân phối sản phẩm để không làm ảnh hưởng đến chất lượng và uy tín thương hiệu. KHi mà SKU ngày càng nhiều những vòng đời sản phẩm lại càng ngắn đi là một trong những cồng kềnh của việc làm quản lý dữ liệu.
- Tương quan với CRM và các nguồn dữ liệu bên ngoài (3rd parties data): dữ liệu của CRM thường theo dạng thẻ, bài viết, email, địa chỉ, hàng đã mua và từ khảo sát của Marketing/ Sale thực hiện. Còn CDP rộng và nhanh nhạy hơn rất nhiều, khả năng đọc thông tin và xử lý dữ liệu của nó vô cùng rộng mà không cần căn cứ là dạng nào loại nào khiến nó trở thành kho trung tâm dữ liệu lớn nhất trong tương lai.
Xem thêm: DBA là gì
2. Các tính năng của CDP
2.1. Chế độ đồng bộ quan sát khách hàng
CDP là kho lưu trữ dữ liệu và liên tục được đồng bộ từ cả trực tuyến và ngoại tuyến trong một nền tảng duy nhất. Nó có cách sắp xếp và tổ chức dữ liệu vô cùng hiệu quả để phục vụ tối đa cho các nền tảng khác trong hệ thống.
2.2. Xác định phân khúc khách hàng
CDP giúp các nhà tiếp thị hình dung đúng về phân khúc khách hàng cơ bản và nâng cao từ những dữ liệu có sẵn như lịch sử mua hàng, phân khúc dự đoán và khả năng tái mua, ...
2.3. Phân tích insight khách hàng
Hiểu và phân tích được insight khách hàng tức là doanh nghiệp có thể hưởng lợi từ những dữ liệu và dữ vào đó để thu thập thông tin, tổ chức một cách liền mạch ổn định các dữ liệu người dùng.
2.4. Quảng cáo
Lượng dữ liệu mà CDP có được rất khổng lồ và cũng cung cấp cho daonh nghiệp khả năng sử dụng những chức năng nâng cao như dự đoán phân khúc khách hàng mục tiêu người dùng có khả quan hay không, đối tượng xem quảng cáo có xu hướng mua hàng khi xem quảng cáo không.
2.5. Cá nhân hóa thời gian thực
CDP là nền tảng duy nhất cho phép tạo hồ sơ khách hàng phong phú đa dạng và cung cấp những nội dung mang tính cá nhân hóa, đề xuất các nội dung phù hợp dựa vào hành vi khách hàng và các giai đoạn mua hàng, ...
2.6. Tiết kiệm chi phí
Các dữ liệu liên tục được cập nhật và làm mới bằng cách tự động hóa và thêm các tính năng nâng cao. Chính vì vậy mà CDP tiết kiệm được tối đa trải nghiệm khách hàng và thời gian quản lý file của nhà tiếp thị.
Xem thêm: [Thông tin] Mô tả công việc Data Scientist – Thu nhập khủng cho bạn
3. Phân biệt CDP với các nền tảng dữ liệu khác.
3.1. CDP và CRM
Quản lý quan hệ khách hàng- CRM có thể biến dữ liệu thành hành động và được sử dụng để theo dõi chu kỳ bán hàng cũng như gia hạn tài khoản bán hàng hay bán thêm bán chéo.
Dữ liệu được thu thập sẽ được nhập một cách thủ công có nghĩa là người dùng sẽ điền vào các bảng biểu, biểu mẫu hoặc trả lời câu hỏi thường là của google phân tích.
Hơn nữa, CRM còn không thể theo dõi thông tin người dùng ở chế độ ẩn danh nên vô cùng hạn chế trong việc thu thập thông tin khách hàng. Còn CDP thì hoàn toàn làm được điều đó qua việc sử dụng một địa chỉ ID riêng. CDP cũng phân tích và kết nối với dữ liệu người dùng từ nhiều kênh khác như email, facebook, instagram còn CRM thì không.
CRM không thể tích hợp hỗ trợ cả ngoại tuyến và trực tuyến giống như CDP mà nó chỉ có thể phân tích thủ công. CDP thì đầy đủ hơn và có thể thu hút người dùng qua các kênh kỹ thuật số một cách tự nhiên hoặc qua các đường link gợi ý.
3.2. CDP và PE
Công cụ cá nhân hóa - PE là một trong những điều hướng để các nhà tiếp thị xây dựng và hỗ trợ cá nhân hóa.
Các công cụ cá nhân hóa được hỗ trợ tiếp thị qua các kênh khác nhau như trang web, ứng dụng, email, các trang mạng xã hội hiện nay với những thông tin chi tiết và đối tượng người dùng khả quan hơn.
PE thì thường có các chiến dịch để thúc đẩy cá nhân hóa bằng cách đẩy nội dung thông tin lên các trang mạng xã hội, email và các luồng kênh tự động.
CDP là cầu nối để cung cấp dữ liệu và tập hợp dữ liệu để PE cá nhân hóa dữ liệu đó. CDP và PE có thể sử dụng hỗ trợ cho nhau.
Xem thêm: Việc làm quản trị cơ sở dữ liệu
3.3. CDP và DMP
DMP- nền tảng quản lý dữ liệu chủ yếu thu thập thông tin khách hàng của bên thứ ba và không thể tạo ra một hồ sơ khách hàng hoàn chỉnh được. Được sử dụng chủ yếu cho mục đích quảng cáo và tiếp thị đến khách hàng nhưng không nằm trong toàn bộ quá trình mua hàng của khách hàng.
Còn CDP có thể giữ và xây dựng dữ liệu trong một thời gian lâu dài và có những dữ liệu được lưu trữ lâu hơn đối với DMP.
Bài viết này đã giúp bạn đọc có cái nhìn khái quát nhất về CDP và phạm trù mà nó bao hàm cũng như các tính năng và đặc trưng nổi bật nhất mà CDP đảm nhận trong quá trình thực hiện chiến dịch marketing lâu dài. Hãy tham khảo những điều hay ho mà CDP làm được cho doanh nghiệp của bạn lớn đến cỡ nào nhé.
1260 0