SEO specialist là gì? Các bước để trở thành SEO specialist

Tác giả: Trần Hải Minh

Nền tảng số phát triển vượt bậc trong những năm vừa rồi kéo theo những ngành nghề mới được sinh ra và có điều kiện để nâng cao vị thế và vai trò của chúng. Như một sản phẩm tất yếu của nền công nghiệp tìm kiếm khi nhu cầu và sở thích của người dùng được mở rộng. Seo ra đời như một trong những công cụ mà các doanh nghiệp sử dụng với mục đích tối ưu hóa khả năng tìm kiếm của khách hàng, dẫn dắt họ tới với các trang web của mình. Tất nhiên để có thể vận hành Seo hiệu quả sẽ cần tới Seo specialist. Vậy Seo specialist là gì? hãy cùng chúng mình tìm hiểu chi tiết và rõ ràng hơn tại bài viết phía dưới nha.

1. SEO và SEO specialist là gì?

1.1. SEO và những đặc điểm chung

SEO là một từ viết tắt của cụm từ searching engine optimization hay còn được gọi với cái tên khác là tối ưu hóa công cụ tìm kiếm. SEO thoạt nghe có vẻ khá đơn giản, nhưng thực sự để có thể tiến hành SEO thì cần cả một quá trình dài và tốn khá nhiều chất xám.

Khái niệm SEO là gì?

Mục đích thực sự của SEO chính là nâng hạng trang web của doanh nghiệp, giúp nó dễ dàng được người dùng nhìn thấy hơn khi tiến hành tìm kiếm với các từ khóa liên quan. Từ đó nâng cao thương hiệu cũng như độ nhận diện, đồng thời mức độ phủ sóng của hình ảnh doanh nghiệp tăng cao cũng khiến cho hàng hóa được người tiêu dùng biết tới nhiều hơn. Chốt lại thì mục đích cuối cùng của SEO vẫn là tăng tỉ lệ chuyển đổi từ khách hàng sang doanh thu. 

Xem thêm: Giải đáp tất tần tật về câu hỏi quản trị Marketing là gì?

1.2. SEO specialist công việc tưởng khó nhưng khó thật

1.2.1. Đôi nét về SEO specialist là gì?

Sau khi đã hiểu qua về khái niệm SEO thì chưa cần suy luận kỹ càng người đọc chắc hẳn cũng có những dự đoán riêng về SEO specialist. Tất nhiên một hệ thống một quy trình sẽ cần người vận hành tối ưu, đối với seo thì SEO specialist chính là người sẽ tiến hành các bước đó. Nói dễ hiểu hơn thì SEO specialist hay còn được gọi với cái tên khác là chuyên viên seo sẽ phụ trách tất cả các phần có liên quan với yếu tố SEO của doanh nghiệp.

SEO specialist là gì

1.2.2. Những đặc điểm cần có để trở thành SEO specialist

SEO cũng được xếp vào một trong những ngành thuộc nhóm truyền thông, chính vì vậy SEO specialist cũng sẽ cần có những tố chất một nhân viên truyền thông phải có. Do tính chất đặc thù ngành cần sự linh hoạt nên yêu cầu đầu tiên với một SEO specialist chính là khả năng thích ứng nhanh, nhanh nhay với từng tình huống khác nhau. Truyền thông là một ngành khó đoán và đầy rẫy rủi ro, chính vì vậy một chuyên viên seo luôn phải chuẩn bị tâm lí đối đầu với các loại khủng hoảng khác nhau với nhiều mức độ.

Những đặc điểm cần có để trở thành một SEO specialist

Khả năng lên chiến lược cũng là một tố chất vô cùng quan trọng đối với một SEO specialist, có rất nhiều công việc cần một chuyên viên SEO đảm nhiệm cùng lúc, chính vì vậy nếu như không có khả năng lên kế hoạch, chiến lược, phân bổ đầu việc thì gần như là không thể để có thể hoàn thành công việc ở mức độ tốt nhất. Đồng thời việc chia rõ các công việc cần làm sẽ giảm thiểu, triệt tiêu những khả năng bỏ sót một hoặc vài công việc quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả seo.

Khả năng nghiên cứu, phân tích sắc sảo cũng là một trong những điều quan trọng và đồng thời đây cũng là yếu tố mà bạn có thể cho nhà tuyển dụng thấy được lối suy nghĩ rành mạch có chiến lược và đầy logic của bản thân mình. Một SE0 specialist tài giỏi chắc chắn sẽ phân tích số liệu một cách triệt để và tận dụng nó để thực hiện tối ưu hóa tất cả các hoạt động, khả năng tiếp cận người tiêu dùng trên web của doanh nghiệp.

2. Những công việc mà một SEO specialist cần phải làm

Một chuyên viên SEO chắc hẳn sẽ có vai trò, trách nhiệm cũng như khối lượng công việc khác biệt so với một nhân viên seo bình thường. Chính vì vậy để hiểu rõ hơn SEO specialist là gì, hãy cùng work247.vn điểm qua những đầu việc mà chuyên viên seo cần phải làm nhé

2.1. Phát triển website

Nghe tới đây chắc hẳn các bạn sẽ cảm thấy có đôi chút vô lí khi một chuyên viên SEO lại phải đảm nhiệm cả vai trò phát triển website cho doanh nghiệp. Tất nhiên việc phát triển website sẽ do phía ux ui phụ trách, tuy nhiên để có thể tối ưu hóa các trải nghiệm tìm kiếm của người tiêu dùng, thì việc có thêm sự tham gia của các chuyên viên SEO là cần thiết. Công việc chủ yếu của SEO specialist trong đầu việc này chính là kiểm tra về giao diện, trải nghiệm giao diện, sử dụng các tính năng của giao diện để thử nghiệm việc tìm kiếm. Sẽ hơi giống một web tester tuy nhiên thiên về trải nghiệm và xu hướng thẩm mỹ nhiều hơn.

Các kỹ năng, công việc của SEO specialist

2.2. Xây dựng keywords cho SEO

Tất nhiên để có thể thực sự làm SEO hiệu quả sẽ cần tới những từ khóa đúng đắn, đánh trúng vào nhu cầu của người dùng cũng như thuật toán của các công cụ tìm kiếm. Những từ khóa sẽ được bộ phận lọc rà soát và chọn ra. Sau cùng các chuyên viên seo sẽ tiến hành kiểm tra và rà soát lại lần cuối cùng trước khi tới tay của các biên tập viên. Trong quá trình sàng lọc lần cuối cùng, các chuyên viên SEO sẽ bắt tay vào đánh giá mức độ hiệu quả của từng từ khóa và có thể loại bỏ nếu như cảm thấy không phù hợp với những nội dung đã được xây dựng từ trước trên website doanh nghiệp.

Xem thêm: Chia sẻ bí kíp cách lên chiến lược Marketing hiệu quả

2.3. Đưa ra nội dung phù hợp

Nếu như phần việc phía trên là tìm kiếm những nội dung chính để có thể tiến hành phát triển, thì công việc sau đó chính là phối hợp cùng với nhóm sáng tạo nội dung để triển khai khai các chiến dịch, nội dung phù hợp. Tất nhiên người đọc có thể sẽ ấn tượng bởi thiết kế của website, tiêu đề thú vị nhưng điều thật sự có thể giữ chân họ chính là các nội dung sáng tạo, đa dạng, thú vị và hấp dẫn. 

2.4. Theo dõi, phân tích, đánh giá

Theo dõi, phân tích, đánh giá

Đây cũng chính là một trong những kĩ năng cần thiết đối với một SEO specialist, môt chuyên viên SEO sẽ cần liên tục theo dõi và đánh giá mức độ hiệu quả của các nội dung được đưa tới khách hàng. Nội dung đã tiếp cận được bao nhiêu người, có bao nhiêu người quan tâm và cảm thấy nội dung hữu ích, có bao nhiêu người đăng kí website, có bao nhiêu người ấn vào những link trên website và có bao nhiêu người tiến hành mua hàng sau khi tham khảo nội dung trên website. Những con số không hề biết nói dối, đây chính là công cụ trực quan nhất để một SEO specialist có thể đánh giá về chiến lược lược truyền thông của mình.

2.5. Lập báo cáo, đánh giá

Tất nhiên một chuyên viên SEO cũng cần phải lập các báo cáo về hiệu quả hoạt động, đánh giá tỉ lệ chuyển đổi khách hàng sau đó báo cáo lại với trưởng phòng marketing. Việc lập báo cáo sẽ giúp cho các chuyên viên SEO đánh giá lại một lần về chiến lược, tầm nhìn. Đồng thời trưởng phòng cũng có thể góp ý, bàn bạc với SEO specialist nếu như cảm thấy trong chiến lược vừa rồi có những điều chưa ổn hoặc có yêu cầu cao hơn đối với những chiến lược lần sau.

Vừa rồi là tất cả những chia sẻ về SEO specialist là gì, những yếu tố cần có của một SEO specialist giỏi, những công việc mà một SEO specialist cần phải thực hiện bao gồm những gì. Cảm ơn các bạn đã theo dõi tới đây, mong rằng qua bài viết này sẽ giúp các bạn có những định hình về chuyên viên SEO cũng như giúp ích cho công việc sau này của các bạn.