Trực giác là gì? Lật mở những giải mã thú vị xung quanh trực giác
Tác giả: Bùi Nguyệt 22-04-2024
Khoa học được ví là chiếc chìa khóa vàng gợi mở hàng loạt những bí mật từ thời tiền sử đến hiện tại giúp con người khai mở trí tuệ và tích lũy được những bồ tri thức quý giá. Đó cũng là hành trang được các bậc vĩ nhân truyền lại qua hàng thế thế kỷ. Thế nhưng, trên thực tế, vẫn có những ẩn số kỳ lạ mà chiếc chìa khóa vàng đó vẫn chưa thể giải mã. Chúng thuộc về giác quan thứ 6 - “chúa tể” của hàng loạt những lập luận vô thức mà con người khó lòng lý giải. Các nhà khoa học gọi là trực giác. Vậy trực giác là gì? Có nên tin vào trực giác hay không và đâu là những dấu hiệu cho thấy bạn là người có trực giác tốt? Hãy cùng work247.vn khám phá ngay trong bài viết sau nhé.
1. Bạn đã hiểu trực giác là gì chưa?
Tôi tin rằng, trước khi đọc đến bài viết này, tất cả chúng ta ít nhất một lần trải qua một trạng thái cảm xúc đặc biệt. Đó là những điều bạn linh tính sắp sửa xảy ra với bạn, nhưng vội vàng bỏ qua cho đến khi, sự linh tính đó trở thành sự thật trước sự ngạc nhiên tột độ của bản thân. Nhưng chưa hết, trong lịch sử kinh doanh thế giới, những câu chuyện truyền cảm hứng của loạt những tỷ phú như Jack ma, Warren Buffett đến cựu nhà điều hành Apple thành công nhờ tin vào trực giác. Tất cả những điều này có làm bạn dậy sóng lòng đi tìm câu trả lời cho câu hỏi trực giác là gì? Thực ra, tất cả chúng ta đã nghe đến khái niệm này từ lâu và lờ mờ công nhận sự hiện hữu của nó trong cuộc sống bởi những câu chuyện khó giải thích.
Những giấc mơ có vẻ hoang đường và đôi chút sợ sệt...vì sự tồn tại vô hình của một thế giới khác. Điều này, càng làm cho khái niệm trực giác ngày càng mờ nhạt và khó lý giải hơn. Mặt khác, chính sự “phản khoa học” của trực giác đã biến nó thành chủ đề, nguồn cảm hứng nảy ra những nghiên cứu khoa học đáng giá cũng như băn khoăn trong lĩnh vực triết học và tâm lý trong nhiều thế kỷ nhưng vẫn chưa đến hồi kết.
Steve Jobs định nghĩa trực giác là thứ mạnh mẽ hơn cả trí tuệ. Trong khi cha đẻ của cuốn sách bán chạy “The Art of Intuition( Nghệ thuật của Trực giác) chia sẻ trên tờ Huffington Post rằng“Tôi định nghĩa trực giác như một sự hiểu biết tinh tế mà không cần phải hiểu rõ tại sao bạn biết nó. Nó khác với sự suy nghĩ, khác với khả năng lập luận logic hay phân tích… Nó là biết mà như không biết ấy”.
Nhưng có vẻ như, những nhận định khá về chủ quan, chỉ riêng về cảm giác mà họ đã trải qua nhưng chưa thể nói lên được bản chất thực tế của hiện tượng này là gì. Với tôi, trực giải thích ngắn gọn là khả năng hiểu biết sự việc một cách trực tiếp được đưa đến một cách tự nhiên theo linh cảm của con người mà không cần đến sự can thiệp phân tích của lý trí và vượt ngoài tầm kiểm soát của tư duy. Một con người đang bị trực giác chi phối thường dễ dàng cảm nhận được những gì xảy ra trong thế giới vô thức như báo hiệu một điều gì đó xảy ra những không thể nhìn thấy trong thế giới hữu hình hay sự cảm nhận của 5 giác quan quan trọng.
Do vậy, trực giác còn được gọi với một tên khác là giác quan thứ sáu và đại diện cho chúng bởi sự tưởng tượng, linh cảm, linh tính, khả năng tiên đoán sự vật, sự việc xảy ra một cách xuất sắc. Không ít những câu chuyện mang lại cho ta cảm giác ngờ vực vì độ “phi thực tế” như có người báo mộng và nhờ đó thoát khỏi hiểm nguy trong cuộc sống hay trúng xổ số vì mơ thấy con số đẹp hoặc những tiên đoán về thế giới ngày mai theo lời của nhà tiên tri Vanga...
Tất cả chúng đều là những biểu hiện được sản sinh ra bởi trực giác. Những hành động bất thường theo nội tâm hay cảm giác thuộc về thế giới vô hình này thực chất là cầu nối giữa phần lý trí và tiềm thức của tâm trí, giữa bản năng và lý trí của con người. Dù chưa một bằng chứng khoa học nào có thể chỉ ra rằng, giác quan thứ 6 hay nhưng linh cảm mang một sức mạnh thần kỳ, những tất cả chúng ta đều cảm nhận được sự tồn tại của nó. Sự tồn tại này mạnh mẽ tới mức nhà khoa học Thiên tài Albert Einstein cũng phải thừa nhận rằng “Trực giác có thứ duy nhất có giá trị”. Còn bạn thì sao, trong những quyết định của mình, bạn thường làm theo linh tính mách bảo hay lý trí?
2. Nên tin vào trực giác hay không?
Một cuộc giải phẫu gây tranh cãi hòng đi tìm ẩn số cho câu hỏi “nên hay không nên tin vào trực giác” đã diễn ra vào năm 1879, nghĩa là sau khoảng 7,5 giờ Einstein - cha đẻ của hàng loạt những phát minh từ giã cuộc đời. Người ta đã lấy bộ não của ông đi nghiên cứu để giải mã về nguồn gốc của thiên tài này có đến từ trực giác, điều mà nhà khoa học đã khẳng định hay không. Tuy nhiên, cho đến nay, dù hơn 1 thế kỷ đã trôi qua, sự ngờ vực này vẫn chưa được hé mở. Và câu trả lời cho việc có nên tin vào trực giác gần như 50: 50 bởi nó phụ thuộc vào những trường hợp, cá nhân cụ thể.
Song theo những nghiên cứu mới nhất của tiến sĩ thần kinh học Valerie Van Mulakum, chúng ta có thể lắng nghe trực giác ở một số trường hợp đặc biệt. Theo nghiên cứu này, trực giá, linh cảm không phải thứ gì đó vớ vẩn, xàm xí mà là thực tế mà chúng ta có thể điều chỉnh.
Tôi muốn bạn bắt đầu với một sự ngờ vực, một câu hỏi đặt trong một tình huống cụ thể như thế này “ Một giám đốc nọ đưa ra một chiến lược phát triển của công ty và anh ta nói rằng anh ta đã được dự báo về khả năng thành công của chiến lược này dựa trên một giấc mơ. Hẳn rằng, những cộng sự và nhân viên của ông ấy chẳng bao giờ tin”. Chắc bạn cũng đồng tình với suy nghĩ này và cho rằng “nếu tất cả những lãnh đạo công ty trên địa cầu này đều tin vào trực giác chắc doanh nghiệp của họ sẽ chẳng thể nào phát triển và thịnh vượng được”. Suy nghĩ này đúng nhưng không phải dùng cho mọi trường hợp.
Hãy nghĩ kỹ đi, việc bạn lái xe một mình trong đêm tối và băng qua một đoạn đường ngoằn ngoèo. Thấy chiếc xe phía trước rẽ trái và linh tính của bạn mách bảo hãy rẽ theo chiếc xe đó. Bạn làm theo và thở phào nhẹ nhõm khi mình vừa vượt qua một ổ gà to tướng. Thực ra, đó là cách bạn đang hành động theo vô thức và điều này hoàn toàn chính xác. Vậy chúng ta nên tin bên nào hơn?
Qua nhiều nghiên cứu mới đây, trực giác được mang ra mổ xẻ và kết luận là một hình thức tư duy tồn tại song song cùng sự phân tích, lý luận. Tuy nhiên, chúng đối lập nhau về mặt tính chất. Nếu trực giác diễn ra một cách tự động, nhanh chóng thì lý luận, phân tích xuất hiện chậm chạp hơn và thường phải trải quá trình chọn lọc, loại bỏ. Hai trường hợp này, luôn đấu tranh lẫn nhau và áp đảo nhau khi con người đưa ra những quyết định.
Song nghiên cứu này, cũng kiểm chứng được rằng, trực giác giống như sự tưởng tượng sáng tạo và được bồi dưỡng bằng kiến thức và kinh nghiệm. Biểu hiện rõ nhất là những lo lắng, sự dè chừng hoặc sự tự tin đưa ra quyết định nếu như một hiện tượng tương tự đã xảy ra lặp lại.
Điều này cho thấy, khi bộ não chúng ta đã tích đủ những kinh nghiệm, việc đưa ra quyết định dù cảm tính hay phân tích đều có lợi và giúp tăng thêm tính chính xác.
Bạn sẽ bị gọi là “chủ quan duy ý chí” nếu nghe theo trái tim 100% hoặc bị coi là “suy nghĩ quá nhiều và thiếu quyết đoán” khi liên tục mang ra mổ xẻ và suy nghĩ về một vấn đề. Tuy nhiên, khi kết hợp cả hai cái này vào làm một, tác dụng bổ khuyết của chúng sẽ hỗ trợ đắc lực cho quyết định trong mọi trường hợp của bạn đưa ra chính xác hơn.
Điều này, có nghĩa là, trực giác có thể tin tưởng được, những việc đặt niềm tin vào nó 100% khi chưa có kiểm nghiệm hay cân nhắc thực tế là điều không đáng tin cậy bởi nó chủ quan và vô tình tạo ra một thói quen xấu là làm việc phi khoa học. Vậy nên trước khi làm theo linh tính mách bảo, bạn hãy xem xét, đối chiếu thật kỹ, những kinh nghiệm, kiến thức đã trau dồi sẵn để yên tâm đưa ra quyết định. Một lý do khác đó là, ai cũng có trực giác, nhưng không phải ai, khả năng linh tính mách bảo này cũng tốt như nhau. Đó là ranh giới chia ra những nhà tiên tri với người bình thường hay xác suất thành công hoặc thất bại sau mỗi lần nghe theo trực giác.
Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ lật sang một trang khác cực kỳ thú vị. Đó là khám phá những dấu hiệu cho thấy bạn sở hữu giác quan thứ 6. Nếu chúng ta giống nhau, đây chắc chắn là thông tin các bạn không thể bỏ qua đâu.
3. Những dấu hiệu cho thấy bạn sở hữu giác quan thứ 6
3.1. Nhớ từng chi tiết nhỏ trong những giấc mơ
Bạn biết đấy, nhiều người vẫn dùng những thuật ngữ như “mơ mộng”, “mộng mị”, “mộng du” để diễn ra sự phi lý của giấc mơ. Thế nhưng, nếu như bạn khả năng ghi nhớ toàn bộ, thậm chí là những chi tiết rất nhỏ trong những giấc mơ của mình. Trong đó, bạn có bắt gặp những người và sự vật xung quanh bạn và dự báo một sự việc sắp sửa xảy đến, rất có thể bổ não của bạn đang hoạt động theo cơ chế xâu chuỗi những sự kiện của thực tại cuộc sống và linh cảm của bạn lại với nhau. Bạn ngờ vực về nó, và rồi đột nhiên, tình huống tương tự trong giấc mơ xảy đến với bạn. Nếu điều này, thường lặp đi, lặp lại, bạn đang nắm giữ trực giác rất tốt và có thể hỗ trợ bạn đắc lực bạn trong cuộc sống. Đặc biệt là sự đề phòng.
3.2. Rất dễ xúc động
Nhân tố này có vẻ lạ tai với bạn khi nhắc đến dấu hiệu của trực giác đúng không? Không sao. Để tôi chỉ ra giúp bạn nhé. Có rất nhiều người, khi xem một chương trình tivi như nhưng người khác, nhưng sợi dây kết nối các sự kiện diễn ra trong chương trình này với những nhân vật, sự việc xúc động trong quá khứ mà bạn từng gặp trong nhiều tình huống thực tế hay trong mơ...tạo cho bạn nhiều suy nghĩ thậm chí, trào ra những giọt nước mắt khó lý giải. Nếu từng rơi vào những tình huống này, đừng nghĩ mình quá đa sầu, đa cảm hay yếu đuối, đó chỉ là bạn đang sở hữu một món quà mà thượng đế ban tặng thôi - trực giác.
3.3. Nhớ tên ai đó dù chỉ gặp một lần
Có khi nào bạn gặp ai đó và hai bạn nói chuyện cực kì hợp nhau đến độ bạn nhớ ngay tên bạn ấy và vanh vách kể lại đầy đủ những chi tiết nhỏ trong câu chuyện mà hai người đã kể với nhau? Điều này, báo hiệu rằng, trực giác của bạn khá tốt, nó giống như thứ mà người ta vẫn gọi là mối lương duyên tiền kiếp.
3.4. Thấu hiểu tâm lý của những người xung quanh bạn
Có rất nhiều người tài giỏi song không phù hợp với vị trí lãnh đạo với lý do đơn giản là khả năng thấu cảm và hành động theo trái tim của họ trong mối quan hệ với nhân viên rất kém. Nhưng với những lãnh đạo giỏi, ngoài khả năng điều chỉnh cảm xúc bằng lý trí thì trực giác là nhân tố quan trọng giúp họ cảm nhận được tính cách, thế mạnh của từng người để giao việc, phân việc hay hành xử một cách có chừng mực. Bạn có đang thấy hiệu tính cách của những người xung quanh bạn không? Nếu có! Chúc mừng bạn nhé, bạn đang sở hữu trực giác đáng mơ ước đấy.
3.5. Có khả năng phỏng đoán tinh tường
Bạn có dễ dàng phát hiện ra ai là người đang nói dối bạn không thông qua ánh mắt, cử chỉ, lời nói? Khi được kể câu chuyện, bạn có hứng thú phỏng đoán tình tiết diễn ra tiếp theo của câu chuyện? Và nhiều lần bạn phỏng đoán chính xác không? Nếu có, bạn đáng có khả năng linh tính chính xác đấy. Điều này, giúp bạn đưa ra những quyết định sáng suốt hơn.
Dù rằng, trực giác của mọi người không giống nhau, nhưng còn một điều thú vị khác có thể bạn chưa biết, đó là bạn hoàn toàn có thể cải tiền trực giác của mình tốt hơn nhờ luyện tập đấy. Nào! Theo dõi ngay thôi nào!
4. Bồi dưỡng giác quan thứ 6 của bạn như thế nào?
4.1. Nâng cao trực giác bằng những điều vô hại
Bạn có thích những trò giải đố không? hay tham gia những trò chơi hơi mạo hiểm như Bitcoin hay chứng khoán nhỏ, phỏng đoán nhiệt độ ngoài trời. Những hành động nhỏ và vi tế này giúp bạn rèn luyện khả năng suy nghĩ, chắt lọc thông tin, kiểm chứng thông tin một cách hiệu quả. Bạn không mất gì, nhưng sẽ được rèn luyện thói quen tốt. Hãy thử ngay, để rèn luyện trực giác của mình nhé.
4.2. Tự tin vào bản thân
Có lẽ bạn không biết rằng, sự tin tin chính là mảnh đất ươm mầm cho trực giác của bạn trỗi dậy mạnh mẽ hơn bao giờ hết so với những người thường xuyên đè nén sự lặp lại những giấc mơ kỳ lạ hay phớt lờ đi khả năng, phỏng đoán tâm lý người xung quanh bằng việc đẩy những những nghĩ đó sang bán cầu não trái. Một khi bạn tự tin và hành động theo linh tính mách bảo ở những trường hợp đặc biệt như kể trên, bạn đã tiếp nhận một cách trực tiếp sự phát triển của tiềm thức và tạo điều kiện để những cây hoa này tiếp tục mọc rễ và ươm mầm trong thời gian sau đó.
4.3. Tích lũy, trau dồi kinh nghiệm, kiến thức
Bạn đừng hiểu nhầm là kinh nghiệm hay kiến thức chỉ phục vụ cho quá trình sản sinh ra những ý tưởng dựa trên bộ óc tư duy. Việc tích lũy những kinh nghiệm, kiếm thức dần dần làm bộ não của bạn quen dần với thói quen phỏng đoán dựa trên những gì in quá sâu vào tiềm thức để “châm ngòi” cho những hành động dứt khoát và bỏ qua vùng não phân tích, lý luận đấy.
4.4. Thiền định
Không phải ngẫu nhiên khi 80% những trường hợp đưa ra quyết định của cựu nhà điều hành Apple Steve Jobs đều thành công chỉ dựa trên bộ óc phán đoán đâu. Thực ra, khi bộ óc của bạn trở nên mệt mỏi bởi những áp lực, tâm trí bạn bị bủa vây bởi hàng loạt nhưng lý do, điều này chính là rào cản để bạn đưa ra một quyết định thực sự sáng suốt dù đã cân nhắc tình hình. Khi bạn thiếu khả năng tập trung hay đủ sự quan sát thế giới xung quanh, cơ hội thành công rất thấp.
Lý do lý giải cho điều này, không dừng lại ở tư duy kém vì kinh nghiệm ít mà còn ở việc những tác động ngoại cảnh đang ăn mòn trực giác của bạn. Để rèn luyện, trước hết hãy giữ cho đầu óc của mình thoải mái bằng việc thiền định. Thiền giúp bạn tĩnh tâm, đưa vào trạng thái không suy nghĩ, không phân tích để tiếp cận những cái đến với mình một cách tự nhiên, đưa con người về bản năng vốn có để sinh ra năng lượng. Bạn hoàn toàn có thể luyện tập được phương pháp này để tăng thêm sự khả năng cảm nhận, phán đoán chính xác nhé.
Hi vọng rằng những thông tin trên đây xoay quanh trực giác là gì sẽ thực sự hữu ích, thú vị cho bạn trong quá trình lý giải khái niệm và cách để “tu luyện” khả năng đặc biệt này cho chính mình!