Tư vấn học đường là gì? Những điều bạn cần biết về tư vấn học đường
Tác giả: Trần Hải Minh
Ở Việt Nam hiện nay còn nhiều người chưa biết đến tư vấn học đường. Nhất là ở các vùng nông thôn. Chính vì thế mà đã có rất nhiều câu chuyện buồn do ảnh hưởng tâm lý của các bạn thanh thiếu niên xảy ra. Vậy bài viết dưới đây sẽ cho bạn biết rõ hơn về tư vấn học đường là gì, những lợi ích và tầm quan trọng của nó trong học đường hiện nay ra sao.
1. Khái niệm tư vấn học đường là gì?
Tư vấn học đường hay còn có tên gọi khác là tham vấn học đường. Tên tiếng anh của nó là school psychology. Đây là một chuyên ngành tâm lý ứng dụng học đường. Hiểu đơn giản đây là việc hỗ trợ, tư vấn tâm lý cho học sinh, nhất là với những đối tượng đang có vấn đề về mặt cảm xúc hay hành vi. Các mối quan hệ của học sinh trong môi trường học đường như bạn bè, gia đình, tìm cảm,... Hoặc là với những học sinh đang còn mơ hồ về tương lai, định hướng nghề nghiệp. Để từ đó cân bằng lại được mặt cảm xúc cho em và có các định hướng đúng đắn giúp cho các em có cái nhìn đúng hơn, tránh được những sự việc đáng tiếc xảy ra.
Tư vấn học đường đang là một trong những công việc đang rất được quan tâm hiện nay ở các nước phát triển trên thế giới. Tuy nhiên ở Việt Nam nó chưa phải là một vấn đề được các phụ huynh quan tâm quá nhiều. Chính vì thế những câu chuyện liên quan đến tâm lý học đường tiếp tục gia tăng mặc dù từ năm 2017 nó đã được phổ cập với tất cả các ngôi trường trên cả nước.
Xem thêm: Những điều cần biết để trở thành chuyên viên tư vấn tâm lý
2. Vì sao cần phải tư vấn học đường?
Việc tư vấn tâm lý học đường là một công việc vô cùng quan trọng. Ở trong giai đoạn độ tuổi đang phát triển thì các em đang có những thay đổi về tâm lý vô cùng rõ ràng. Ở độ tuổi này các em sẽ nhạy cảm hơn về cảm xúc. Các em đang trong giai đoạn phát triển, đã biết có những suy nghĩ nhưng cũng chưa thể chín chắn trong các suy nghĩ đó. Chính vì thế việc tư vấn học đường sẽ giúp cho các em có thể có những định hướng đúng đắn hơn.
Ở trong độ tuổi này các em nhỏ thường hay bị bố mẹ la mắng nhiều. Có những mâu thuẫn với gia đình nhất là với bố mẹ mình. Từ đó đã có những hành động bộc phát, bốc đồng xảy ra. Nó xuất phát từ tâm lý nhạy cảm đó.
Ngoài ra, độ tuổi này là tuổi các em thích thể hiện bản thân với mọi người xung quanh, nhất là với bạn bè. Thấy nhiều thứ thú vị, thích khám phá để nhanh chóng trở thành người lớn.
Đây cũng là giai đoạn khó dạy bảo nhất của các bậc phụ huynh. Vì cơ bản tầm tuổi này các em ý sẽ không thích nghe theo những gì người lớn nói. Nhất là những lời nói mang tính ép buộc.
3. Nội dung tư vấn
3.1. Tư vấn với học sinh tiểu học
3.1.1.Đối với học sinh
Cần phải xây dựng các chương trình mang tính thực tế để nâng cao năng lực xã hội với các em. Nó sẽ có tác dụng tác động trực tiếp đến hành vi, cảm xúc và định hướng trong tương lai. Đây là một điều vô cùng cần thiết.
3.1.2. Đối với phụ huynh
Cần phải thường xuyên quan sát. Xây dựng chương trình nâng cao năng lực cho các bậc phụ huynh để gắn kết giữa phụ huynh và giáo viên trong việc hỗ trợ tâm lý học sinh.
3.1.3. Đối với giáo viên
Xây dựng các phương pháp phù hợp với các học sinh. Đặc biệt giai đoạn này nên tập trung vào việc phát triển các nội dung về tâm lý lứa tuổi và kỷ cương kỷ luật.
3.2. Tư vấn với học sinh trung học cơ sở
3.2.1. Đối với học sinh
Tập trung vào việc nâng cao hiểu biết xã hội, các kỹ năng giao tiếp, ứng xử với mọi người xung quanh.
3.2.2. Đối với phụ huynh
Tập trung vào việc làm bạn với con để con có những thoải mái, có thể chia sẻ những khúc mắc và khó khăn. Định hướng giúp con chọn được môi trường phù hợp.
3.2.3. Đối với giáo viên
Tập trung vào việc giảng dạy và nắm bắt được tâm lý các học sinh. Từ đó có thể định hướng được nội dung hướng học và hướng nghiệp.
3.3. Tư vấn với học sinh trung học phổ thông
3.3.1. Đối với học sinh
Độ tuổi này cần tập trung vào việc hòa nhập với môi trường xã hội, học cách giải quyết được vấn đề. Có được các phương pháp học tập, giao tiếp và có định hướng nghề nghiệp.
3.3.2. Đối với phụ huynh
Tập trung vào lắng nghe, tư vấn giúp con chọn trường, chọn nghề phù hợp với con.
3.3.3. Đối với giáo viên
Tập trung tư vấn tâm lý lứa tuổi, lắng nghe các câu chuyện và có thể đưa ra những lời khuyên cho các em. Định hướng nghề nghiệp và ngôi trường phù hợp với các em.
Xem thêm: Khái niệm quản lý giáo dục là gì? Các đặc điểm của quản lý giáo dục
4. Thực trạng của tư vấn tâm lý học đường tại Việt Nam
Theo một khảo sát cho thấy hơn 70% cảm thấy bản thân gặp khó khăn trong một lĩnh vực nào đó của cuộc sống.Hơn 50% cảm thấy mình không được thấu hiểu. Khoảng 90% tự tử vì cảm thấy bố mẹ không hiểu mình. Gần 85% cho rằng họ nói chuyện với bạn bè nhiều hơn với gia đình. 75% học sinh cấp 3 cảm thấy hoang mang khi lựa chọn ngành học cho đại học. Hơn 30% sinh viên đại học năm 1 cảm thấy chán nản vì chọn nhầm ngành, con số này tăng lên ở mức 50% ở năm thứ 2 và thứ 3.Hơn 90% trẻ vị thành niên vi phạm pháp luật vì cho rằng gia đình thiếu quan tâm và bản thân bị mất phương hướng.
“Tư vấn tâm lý học đường có cũng như không” đây là câu nói gây quan ngại nhất đối với nhà trường và Bộ giáo dục được nghe trong vài năm gần đây. Mặc dù đã được phổ cập từ năm 2017 đến nay, tuy nhiên việc tư vấn học đường vẫn chưa được chú trọng đến nhiều. Nhiều trường học vẫn chưa có các phòng tư vấn học đường cho học sinh hoặc có tư vấn nhưng chỉ là tư vấn lấy lệ hay thậm chí nhiều ngôi trường còn không hề xuất hiện đến việc tư vấn học đường. Việc tư vấn thường được giao hết trách nhiệm cho giáo viên mà không hề có một chuyên gia nào đến. Chính vì thế mà tính bảo mật của nó chưa cao và nghiệp vụ chưa thực sự tốt. Khi được hỏi thì đa số các ngôi trường sẽ đều trả lời là có mở nhưng các em không có tới. Vậy lý do là vì sao? Chính là do việc các trường học chưa thực sự chú trọng đến việc này. Chưa cho các em thấy được tầm quan trọng thực sự của nó. Bên cạnh đó là tâm lý ngại chia sẻ của các em vì chủ yếu là sẽ do các giáo viên làm công việc này mà không có một chuyện gia nào, tính bảo mật sẽ không có đương nhiên sẽ không có học sinh nào muốn tìm đến cả.
Trên đây là tất cả nội dung về tư vấn học đường mà work247.vn mang đến cho bạn. Hi vọng sau bài viết này các bạn đã biết tư vấn học đường là gì và tầm quan trọng của nó.