Hướng dẫn cách viết hồ sơ nhập học đại học
Theo dõi work247 tạiCó thể trước kia các bạn học sinh dường như đã quen với việc có bố mẹ phụ giúp các bạn trong việc làm hồ sơ nhập học. Bởi lẽ các cấp trung học cơ sở hay trung học phổ thông vấn đề cao công tác làm việc với các bậc phụ huynh, các bạn nhỏ chưa có đủ 18 tuổi cũng không thể đảm bảo chất lượng làm hồ sơ nhập học cho chính mình được. Nên khi lên cấp đại học, nhiều bạn có thể sẽ gặp bỡ ngỡ trong việc tự mình làm hồ sơ, chuẩn bị giấy tờ,... Đừng quá lo ngại bởi work247.vn sau đây sẽ gửi đến bạn những giải đáp thắc mắc về vấn đề này ngay sau đây nhé!
1. Khái niệm hồ sơ nhập học
Hồ sơ nhập học về căn bản là nhằm điền ra những thông tin của cá nhân bạn đến với nhà trường. Từ đó hỗ trợ nhà trường xác nhận thông tin nhập học của bạn, chỉnh sửa và xem xét điều kiện, đủ giấy tờ, học bạ của bạn liệu có phù hợp để nhập học hay chưa.
Khi chuyển giao từ môi trường giáo dục cấp trung học cơ sở, trung học phổ thông liên cấp đại học, ắt hẳn sẽ có rất nhiều yếu tố thay đổi trong quá trình đăng ký nhập học cũng như rất nhiều các khâu khác. Để hoàn thành hồ sơ nhập học, các bạn trẻ cũng cần phải theo dõi quá trình được bộ giáo dục đề ra tùy theo từng năm để có sự chuẩn bị tốt nhất, tránh mất thời gian của nhà trường cũng như chính các bạn trong việc chỉnh sửa đi chỉnh sửa lại bộ hồ sơ nhiều lần.
1.1. Hồ sơ nhập học có thể lấy ở đâu?
Đối với việc mua hồ sơ sẽ tùy thuộc vào tính chất và yêu cầu của các trường đại học, thường thường hồ sơ nhập học vẫn là một bộ giấy tờ nằm trong tập file được bán sẵn trong các tiệm văn phòng phẩm hay các chuỗi nhà sách. Vì vậy việc chuẩn bị hồ sơ sẽ phần nào dễ dàng hơn cho bạn chuẩn bị. Nếu cơ sở trường đại học mà bạn đang hướng đến mang những tính chất đặc biệt như trường năng khiếu, trường thiết kế, điện ảnh,.. trong đó hồ sơ nhập học nhất thiết phải được cung cấp từ chính phía nhà trường thì bạn phải cơ sở đó để lấy. Mặc dù nghe có vẻ phức tạp hơn nhưng chỉ khác nhau về một số cách thức và trình bày đối với hồ sơ nhập học mà thôi.
1.2. Thời điểm nào thì phải chuẩn bị hồ sơ nhập học?
Thông thường hằng năm, bộ giáo dục và đào tạo sẽ đưa ra lịch cụ thể để các trường xác nhận khung thời gian nhập học của các bạn. Vào ngày 16/9 thường sẽ là ngày các trường đại học gửi thông tin thông báo kết quả trúng tuyển của các bạn. Tiếp đó, khoảng trước 5h chiều ngày 26 tháng 9 sẽ là ngày các bạn đến trường đại học mà mình trúng tuyển để nộp hồ sơ nhập học. Trong đó bạn sẽ phải đem theo tờ giấy xác nhận trúng tuyển để nộp cho nhà trường trước. Thường tờ giấy đó sẽ được nhà trường chuyển phát bằng thư gửi đến các bạn theo đường bưu điện.
Xem thêm: Hướng dẫn viết Thư xin nhập học bằng tiếng Anh chuẩn chỉnh
2. Hồ sơ nhập học bao gồm những gì?
Hồ sơ nhập học bao gồm những giấy tờ chính sau đây:
-
Giấy chứng nhận trúng tuyển, giấy báo nhập học
-
Sơ yếu lý lịch: Về phần này các bạn có thể mua ở các cửa tiệm sách, chúng là tập file ghi thông tin cá nhân của các bạn, hãy chuẩn bị nhiều hơn 1 bản để tránh việc ghi sai mà không có file dự phòng để sửa chữa.
-
Giấy chứng nhận tốt nghiệp THPT tạm thời (hoặc tương đương) đối với những thí sinh tốt nghiệp trong chính năm nhập học.
-
Bằng tốt nghiệp THPT (bản chính và bản sao công chứng) đối với những thí sinh tốt nghiệp trước năm nhập học
-
Học bạ THPT (bản sao công chứng và bản gốc để đối chiếu).
-
Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (bản sao in bản chính có công chứng) giấy tạm vắng, sổ đoàn.
-
Bản sao Giấy khai sinh
-
Phiếu khám sức khỏe được cung cấp bởi các cơ sở phòng khám quận, huyện, xã
-
Giấy chứng nhận ưu đãi, ảnh thẻ 3x4, hồ sơ (các bạn cần phải chuẩn tối thiểu là 5 tấm ảnh)
Bên cạnh đó bạn cũng phải chuẩn bị học phí trước để nộp cho trường đại học mà bạn nhập học. Tùy theo từng trường sẽ có mức học phí khác nhau được thông báo trước để các bạn chuẩn bị.
3. Những lưu ý đối với việc làm hồ sơ nhập học
Sau khi đưa đến các bạn những thông tin nằm trong bộ hồ sơ nhập học đại học gồm có mà các bạn sinh viên cần phải chuẩn bị, work247.vn sẽ đề ra các điều cần lưu ý riêng đối với từng thành phần hồ sơ để các bạn nắm rõ hơn. Từ đó hạn chế được những sai sót trong quá trình hoàn thiện hồ sơ nhập học đại học nhé!
3.1. Đối với sơ yếu lý lịch
Bộ thông tin thể hiện sơ yếu lý lịch cá nhân, các bạn cần phải có đóng dấu xác nhận từ các cơ quan địa phương có thẩm quyền. Thường là ủy ban các phường, quận, huyện, xã,..
Nội trong tời thông tin cần điền của sơ yếu lý lịch có một số điều mà các bạn cần phải lưu ý. Đầu tiên là phần học và tên, các bạn phải ghi tất cả bằng chữ viết hoa, đính kèm theo sau là ngày tháng năm sinh của mình cũng như địa chỉ hộ khẩu thường trú. Có những bạn mang hộ khẩu ở nơi này như địa chỉ lưu trú lại ở nơi khác. Trong trường hợp này các bạn hãy ghi theo địa chỉ nơi các bạn lưu trú bởi các giấy tờ, hồ sơ, tài liệu gửi về sẽ gửi đến bưu điện nơi bạn sinh hoạt, học tập và làm việc.
3.2. Đối với bằng tốt nghiệp
Bằng tốt nghiệp thường chưa được cấp lại cho học sinh sinh sau khi ra tốt nghiệp cấp 3 vì chưa thể hoàn thành hết. Vì vậy thay vào đó hãy nộp giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời.
Sau khi theo học các bạn mới có thể lấy bản chính gốc bằng tốt nghiệp của mình, khi ấy hãy nộp lại cho trường đại học mà mình theo học nhé!
3.3. Đối với giấy khai sinh
Lưu ý đối với thành phần này là cực kỳ quan trọng, bạn không được photo công chứng, giấy khai sinh của các bạn cần phải có bản sao đối chiếu cùng với chúng.
Ngoài ra, đối với Hồ sơ trúng tuyển các bạn phải ghi đầy đủ tất cả các mục, dán hình và đóng dấu giáp lai, được cấp quyền từ các cơ sở, địa phương để xác nhận cho các bạn.
Xem thêm: Tìm hiểu tân sinh viên cần chuẩn bị những gì? Có như bạn nghĩ?
4. Hồ sơ thêm cần có với các đối tượng sinh viên đặc biệt
Nếu các bạn sinh viên được nhận vào trường thông qua việc xét điểm ưu tiên dựa trên xác nhận đối tượng và khu vực như dân tộc thiểu số, hoặc từ các vùng sâu vùng xa chuyển lên thành phố học tập, cần phải nộp giấy chứng nhận ưu tiên.
Một điều nữa, tùy theo đối tượng được xác nhận, sinh viên cần phải có giấy xin phép tạm vắng ở địa phương để đăng ký tạm trú tại địa phương nơi các bạn ở nhà riêng mà thuê trọ.
Nếu xảy ra vấn đề bất cập khiến việc nộp lại hồ sơ nhập học đại bị chậm từ 15 ngày trở lên (tính từ ngày ghi trong giấy báo trúng tuyển và triệu tập sinh viên nhập học) mà nếu không có lý do chính đáng thì nhà trường sẽ tính toán và xác nhận các bạn coi như bỏ học. Mặt khác, nếu đến chậm với lý do bệnh tật, đau ốm hay tai nạn, các bạn cần có giấy xác nhận của bệnh viện hoặc các cơ sở y tế trong địa phương. Nếu hoàn cảnh ở đây được cho là do thiên tai tác động, các bạn cần phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện. Từ đó, các bạn mới được phê duyệt và xem xét vào học sau hay là bảo lưu sang năm tới.
Vậy là work247.vn chúng tôi đã phần nào giải đáp các thắc mắc của bạn về việc làm hồ sơ nhập học đại học, hy vọng rằng bạn đã tích lũy cho mình được một số những thông tin cũng như lưu ý hữu ích. Chúc các bạn học sinh, sinh viên có thể mau chóng hoàn tất thủ tục nhập học đại học một cách trơn tru nhất sau khi đọc bài viết này!
924 0