Khám phá những nhiệm vụ của giáo viên tiểu học bạn cần biết

Theo dõi work247 tại
Nguyễn Minh Tâm tác giả work247.vn Tác giả: Nguyễn Minh Tâm

Ngày đăng: 16-08-2024

Nghề giáo là nghề được cao cả và được toàn xã hội tôn vinh. Những người làm trong  nghề giáo cũng đều cảm thấy hãnh diện với những gì mà mình cống hiến cho xã hội nhất là thành quả của sự nghiệp trồng người. Chính vì vậy, khi có ý định bước chân vào ngành sư phạm để trở thành một giáo viên đứng trên bục giảng con người ta luôn cần có hai từ: “tư cách”. Vậy những nhiệm vụ của giáo viên tiểu học là gì để họ có đủ tư cách đứng trên bục giảng chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé. 

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Tìm hiểu về giáo viên tiểu học là những người như thế nào? 

Giáo viên tiểu học là người trực tiếp giảng dạy cho thế hệ học sinh ở lớp “vỡ lòng” sơ khai nhất. Giai đoạn từ lớp 1 đến lớp 5 chính là giai đoạn tiểu học và giáo viên giảng dạy các lớp học từ lớp 1 đến lớp 5 đều được gọi chung là giáo viên tiểu học. Chính vì yêu cầu thiết yếu và cần thiết về một thế hệ học sinh có kiến thức nền tảng tốt nhất nên vai trò và nhiệm vụ của giáo viên tiểu học rất được đề cao và đặc biệt quan tâm sâu sắc quá lớp lớp các thế hệ. 

Tìm hiểu giáo viên tiểu học là những người như thế nào
Tìm hiểu giáo viên tiểu học là những người như thế nào

Các chức vụ và vị trí của giáo viên tiểu học đó là: hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, hội đồng công đoàn nhà trường và các giáo viên tiểu học. Dù ở những vị trí khác nhau nhưng họ đều được gọi chung là giáo viên tiểu học với những vai trò và trọng trách nặng nề mà vô cùng cao quý với cả một thế hệ học sinh mầm non tương lai của đất nước. 

Bởi những tầm quan trọng đặc biệt của giáo viên tiểu học như vậy nên giáo viên tiểu học cũng phải không ngừng nâng cao tinh thần kỷ luật và trách nhiệm với công việc. Luôn luôn có ý chí sẵn sàng học hỏi và nâng cao kinh nghiệm cũng như kiến thức của mình để truyền đạt một cách hiệu quả đến các thế hệ học sinh. Ngoài ra, giáo viên tiểu học còn là cầu nối giữa phụ huynh và nhà trường để thông tin chính xác về tình hình học tập của các em học sinh. Vậy, những nhiệm vụ cao cả của giáo viên tiểu học là gì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua phần tiếp theo của bài viết. 

Xem thêm: Các công việc liên quan đến Giáo dục có cơ hội việc làm cao

2. Nhiệm vụ của giáo viên tiểu học

Nhiệm vụ căn bản và hầu hết các giáo viên tiểu học đều phải thực hiện đó là: 

- Thực hiện công tác giảng dạy các học sinh theo kế hoạch đã được cấp trên giao phó. Hiện nay, ở nhiều khu vực các trường tiểu học, giáo viên tiểu học được phân chia nhiệm vụ rõ ràng để đứng lớp và chỉ chuyên về một lớp học đó. Nhờ vậy mà khả năng thấu hiểu và có kiến thức chuyên sâu để giảng dạy tốt hơn. 

Nhiệm vụ của giáo viên tiểu học
Nhiệm vụ của giáo viên tiểu học

- Các nhiệm vụ chính được thực hiện trước khi giáo viên lên lớp giảng bài đó là soạn bài, kiểm tra chất lượng bài soạn, đánh giá năng lực của từng học sinh để có cách thức và phương pháp dạy học phù hợp, hướng dẫn học sinh tham gia các chương trình ngoại khóa và đặc biệt là phải chịu trách nhiệm với những kiến thức mà mình giảng dạy. 

- Có tinh thần trách nhiệm với công việc và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, không bôi nhọ danh dự và lương tâm của nghề giáo. 

- Nhân cách thanh cao, công bằng trong việc đối xử với các em học sinh và đặc biệt là cách đối nhân xử thế với các đồng nghiệp sao cho hoà nhã và đúng mực nhất. Phải biết cách quan tâm và hành xử đúng mực với các học sinh, chia sẻ và giúp học sinh thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình khi đi học. 

- Giảng dạy cho học sinh theo đúng chương trình đào tạo của Quốc gia và trong các lĩnh vực chuyên môn của mình. 

- Khuyến khích học sinh tham gia vào các hoạt động tích cực của trường, của lớp. 

- Hỗ trợ ban lãnh đạo thực hiện các kế hoạch và công việc của nhà trường. Đánh giá báo cáo về hạnh kiểm và kết quả học tập của các học sinh. 

Vai trò của giáo viên tiểu học
Vai trò của giáo viên tiểu học

- Đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng về giảng dạy và cách thức để thực hiện và nâng cao kinh nghiệm và kỹ năng giảng dạy, luôn cập nhật các xu hướng và phương pháp dạy học mới nhất. 

- Chú trọng và công tác giảng dạy và tăng cường vai trò và sức ảnh hưởng của mình để có biện pháp răn đe cũng như đưa các học sinh vào nề nếp, giáo dục và kỷ luật của nhà trường theo 5 điều Bác Hồ dạy. 

Xem thêm: Bộ câu hỏi phỏng vấn giáo viên tiểu học kèm gợi ý trả lời

3. Chức năng và quyền hạn của giáo viên tiểu học

Với những nhiệm vụ mà giáo viên tiểu học phải đảm đương thì quyền hạn của họ cũng phải tương xứng với những công sức mà họ đã bỏ ra cho nền giáo dục của nước nhà. 

Quyền hạn của giáo viên tiểu học bao gồm các quyền sau đây: 

Các buổi ngoại khoá
Các buổi ngoại khoá

- Quyền được hưởng tiền lương và trợ cấp cũng như các ưu đãi về chính sách của nhà nước với những đối tượng viên chức. Được nhà nước bảo đảm về quyền hạn và danh dự của mình, đồng thời được tôn vinh làm việc trong lĩnh vực cao quý của xã hội. 

- Có quyền tự chủ về phương pháp giảng dạy của riêng mình nhưng cần đảm bảo đúng chất lượng và tiến bộ của nền giáo dục nói chung. Được hỗ trợ về mặt chuyên môn và thanh tra, kiểm tra giám sát thường xuyên theo đúng quy định cũng như đảm bảo về mặt chất lượng của các tiết học. 

- Được nhà trường và lãnh đạo các cấp tạo điều kiện thuận lợi nhất có thể để bồi dưỡng và nâng cao nghiệp vụ nghề giáo cũng như kiến thức chuyên môn của mình. 

- Giáo viên tiểu học đồng thời cũng được hưởng các chế độ theo pháp luật, được khen thưởng và tặng thưởng các danh hiệu xứng đáng với năng lực như danh hiệu thi đua. 

- Được phép giao tiếp với phụ huynh và thông tin cho họ về tình hình học tập của con em họ, đồng thời đề xuất các giải pháp để cải thiện ý thức cũng như tinh thần học tập của học sinh. 

Nâng cao quyền cho giáo viên tiểu học
Nâng cao quyền cho giáo viên tiểu học

- Đối với những học sinh cá biệt sẽ có những cách khác nhau để giảng dạy và đào tạo cho các học sinh đó theo cách thức riêng đảm bảo cho các em hòa nhập với môi trường giáo dục, trường lớp. 

Xem thêm: Việc làm giáo dục đào tạo

4. Có nên làm giáo viên tiểu học hay không?

Có nên làm giáo viên tiểu học hay không? Đây là một câu hỏi mà rất nhiều người băn khoăn trăn trở. Nhất là ở chương trình giáo dục tiểu học. Ở độ tuổi của các em học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 thường người ta vẫn hay nói là độ tuổi “ẩm ương” nên để có thể dạy được những “lũ tiểu yêu” (năng động và khác nghịch ngợm) là một quá trình rất khó khăn mà người làm giáo viên cần có những kinh nghiệm đặc biệt và khả năng nắm bắt tình trạng của học sinh nhanh chóng. 

Giáo viên tiểu học cũng cần phải có những nghiệp vụ khác nhau để có thể hoàn thành được công việc và trình độ giảng dạy phù hợp với học sinh. Để có thể làm giáo viên tiểu học như tôi đã đề cập ở phần đầu của bài viết đó là phải có “tư cách”. Bản thân từ tư cách đã nói lên rất nhiều về nhiệm vụ cao cả của giáo viên tiểu học. Vì đây được coi là một nghề cao quý trong những nghề được cả xã hội tôn vinh nên nó rất xứng đáng để bất cứ ai cũng phải ngưỡng mộ và mong muốn được trải nghiệm. 

Có nên làm giáo viên tiểu học hay không
Có nên làm giáo viên tiểu học hay không

Hiện nay, con đường nhanh nhất để có thể trở thành giáo viên tiểu học đó là học đại học để có những kiến thức và nền tảng tốt dạy cho học sinh. Một trong những ngôi trường hàng đầu tại Việt Nam đào tạo các cử nhân chính quy cho giáo viên tiểu học đó là Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Số lượng tuyển sinh hàng năm của nghề giáo viên là tương đối lớn đặc biệt là giáo viên tiểu học. Nhưng có rất nhiều sinh viên ra trường không có việc làm mà phải làm trái ngành. Nguyên nhân thực tế là những đối tượng đó không có đủ trình độ và khả năng để làm việc trong nghề giáo viên tiểu học cao quý. 

Đối với những ai có kinh nghiệm và kiến thức tốt mới có thể xứng đáng bước chân trên bục giảng. 

Như vậy, có thể khẳng định rằng nếu bạn có đủ năng lực và kiến thức cũng như nghiệp vụ chuyên môn tốt thì bạn hoàn toàn có thể làm giáo viên tiểu học. 

Với những chia sẻ trên đây về nhiệm vụ của giáo viên tiểu học hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về nghề nghiệp cao quý này và những ai đang làm trong nghề cũng cần phải có thái độ trân trọng với nghề vì không phải bất cứ ai ra trường cũng có thể làm việc trong môi trường sư phạm đâu. Chúc bạn thành công với những định hướng và con đường mà bạn đã chọn lựa. 

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem3334 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT