Mẫu đơn xin nghỉ việc ngành giáo dục chuẩn và đầy đủ chi tiết
Theo dõi work247 tạiBạn không hài lòng với công việc hiện tại, có lý do cá nhân hoặc sức khỏe không đảm bảo,… và muốn rút khỏi ngành giáo dục? Tuy vậy, bạn vẫn chưa biết viết đơn xin nghỉ việc thế nào cho đúng quy định chung? Theo dõi bài viết dưới đây và cùng work247.vn tìm hiểu mẫu đơn xin nghỉ việc ngành giáo dục chuẩn nhất nhé!
1. Hướng dẫn cách viết mẫu đơn xin nghỉ việc ngành giáo dục
1.1. Lý do viết đơn xin nghỉ việc ngành giáo dục
Khi bạn nghỉ việc đúng quy trình và báo trước hiệu trưởng trường học nơi bạn làm việc cũng như báo trước ngành Giáo dục và Đào tạo đúng thời gian quy định, bạn sẽ để lại ấn tượng tốt với mọi người, giữ được mối quan hệ với đồng nghiệp và không bị xem là đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Vì vậy, khi bạn muốn nghỉ việc ngành giáo dục, bạn cần thông báo cho nhà trường và viết đơn xin nghỉ việc theo đúng quy định. Do đó, đơn xin nghỉ việc ngành giáo dục vô cùng quan trọng và cần thiết, giúp bạn dễ dàng chấm dứt hợp đồng và hoàn tất thủ tục nghỉ việc ngành giáo dục nhanh chóng.
Để nghỉ việc và được sự đồng ý của ban giám hiệu nhà trường thì bạn cần khôn khéo trong việc lấy lý do xin nghỉ việc. Nếu bạn tự ý nghỉ việc sẽ bị bồi thường phí vi phạm hợp đồng và mang tiếng xấu ở trường cũ, mất các mối quan hệ với đồng nghiệp,…
Những lý do nghỉ việc ngành giáo dục chính đáng có thể kể đến như: Sức khỏe không đảm bảo, thay đổi địa chỉ nhà và nhà mới quá xa nhà trường, cần dành thời gian cho gia đình, môi trường làm việc không phù hợp, đi học và muốn nâng cao trình độ,…
Những lý do bạn không nên kể đến khi xin nghỉ là: Ghét nhà trường hiện tại, không hòa đồng với đồng nghiệp, mâu thuẫn cá nhân trong trường học,…
Xem thêm: Mẫu đơn xin nghỉ việc của giáo viên mầm non đúng chuẩn
1.2. Cách viết mẫu đơn xin nghỉ việc ngành giáo dục
Để viết đơn xin nghỉ việc theo mẫu có sẵn, bạn cần điền đầy đủ nội dung và viết đúng chính tả. Work247.vn sẽ hướng dẫn bạn chi tiết cách viết như sau:
1.2.1. Mở đầu lá đơn
Mở đầu mẫu đơn xin nghỉ việc ngành giáo dục giống các mẫu đơn xin nghỉ việc ngành khác, đều có quốc hiệu và tiêu ngữ. Bạn có thể đánh máy hoặc viết tay đều được. Quốc hiệu và tiêu ngữ bạn cần căn giữa. Quốc hiệu viết toàn bộ in hoa và tiêu ngữ viết hoa đầu mỗi cụm từ, cách nhau bởi dấu gạch ngang.
Tên lá đơn bạn viết dưới quốc hiệu, tiêu ngữ, viết to và in hoa các chữ “ĐƠN XIN NGHỈ VIỆC NGÀNH GIÁO DỤC”.
Tiếp đến là phần kính gửi, bạn kính gửi đến Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh, thành phố của bạn và hiệu trưởng trường học nơi bạn đang làm việc. Ví dụ:
“Kính gửi: - Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hà Nội
- Hiệu trường trường Đại học ABC”
Tôi tên là: Bạn viết tên của bạn theo chứng minh nhân dân.
Sinh ngày: Viết đầy đủ ngày, tháng, năm sinh của bạn.
1.2.2. Nội dung lá đơn
Nội dung lá đơn xin nghỉ việc ngành giáo dục, bạn cần nêu các thông tin và chức vụ của bạn trong trường học nơi bạn làm việc. Ở phần nội dung thì lý do xin nghỉ việc là quan trọng nhất, quyết định bạn có được chấp thuận xin nghỉ việc hay không. Thông tin về chức vụ trong trường của bạn như: Ngày vào ngành giáo dục, trình độ chuyên môn, chức vụ, thuộc tổ bộ môn, đang giảng dạy tại trường…
Ngày vào ngành giáo dục: Bạn ghi ngày chính thức vào ngành giáo dục làm việc.
Trình độ chuyên môn: Trình độ chuyên môn là chuyên ngành mà bạn được học và đào tạo trong ngành giáo dục như giáo viên toán THPT, giảng viên tiếng Anh,…
Chức vụ: Bạn ghi chức vụ cụ thể của bạn trong ngành giáo dục như Ban giám hiệu nhà trường, Tổ trưởng tổ chuyên môn, giáo viên, giảng viên,…
Thuộc tổ bộ môn: Tổ bộ môn là tổ bộ môn trong trường học của bạn, ví dụ như Tổ bộ môn thể chất, Tổ bộ môn Toán – Lý – Hóa,…
Đang giảng dạy tại trường: Ghi đầy đủ tên trường học nơi bạn đang làm việc.
Tôi làm đơn này, kính xin Sở Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo trường cho tôi thôi việc kể từ ngày…tháng…năm….: Bạn cần tính thời gian bạn nghỉ theo quy định trong hợp đồng đề ra. Ví dụ như ngày bạn viết và nộp đơn xin nghỉ việc là 26/07/2024 và hợp đồng làm việc của bạn quy định khi bạn xin nghỉ cần báo trước 45 ngày, khi đó bạn ghi thôi việc kể từ ngày 10/09/2024.
Lý do: Mục này là phần quan trọng nhất, bạn cần nêu được những lý do chính đáng để nhà trường cũng như Sở Giáo dục và Đào tạo chấp thuận. Bạn có thể tham khảo một số lý do như sau:
- Thời gian vài tháng tới tôi cần ở nhà thường xuyên vì một số lý do cá nhân, để tránh không làm ảnh hưởng đến công việc của nhà trường, tôi viết đơn này kính mong Sở Giáo dục Đào tạo thành phố Hà Nội và ban lãnh đạo trường ABC cho tôi nghỉ việc. Tôi xin chân thành cảm ơn!
- Trong tháng sắp tới tôi sẽ bắt đầu học nâng cao lên Thạc sĩ tại trường XYZ, do đó tôi không thể tiếp tục công việc giảng dạy hiện tại. Tôi mong rằng Sở Giáo dục và Đào tạo cũng như nhà trường LC sẽ hỗ trợ và giúp đỡ tôi trong quá trình bàn giao công việc cũng như tìm được giáo viên thay thế vị trí của tôi.
- Sắp tới gia đình tôi sẽ chuyển tới Thành phố Hồ Chí Minh, vì vậy tôi rất lấy làm tiếc vì phải ngưng công việc hiện tại ở trường học tại Hà Nội, nơi tôi đã gắn bó và cống hiến trong 5 năm vừa qua để chuyển đến nơi ở mới.
- Sau một thời gian dài suy nghĩ rõ ràng và định hướng bản thân, tôi quyết định xin nghỉ công việc hiện tại ở trường BCV để thay đổi mục tiêu nghề nghiệp và thực hiện ước mơ trở thành siêu đầu bếp của mình. Do đó, tôi quyết định xin nghỉ việc, đi học nghề và thực hiện niềm đam mê của tôi. Kính mong Sở Giáo dục và Đào tạo, nhà trường BCV hiểu và thông cảm cho quyết định của tôi.
- Hiện tại, chồng tôi đang bị tai biến và ngày một yếu dần. Do đó, tôi quyết định xin nghỉ việc để có thể chăm sóc chồng của mình một cách chu đáo và vẹn toàn. Xin Sở Giáo dục và Đào tạo cùng quý ban lãnh đạo nhà trường xem xét cho tôi được nghỉ việc.
1.2.3. Phần kết lá đơn
Phần cuối của lá đơn xin nghỉ việc ngành giáo dục, bạn cần hứa hẹn bàn giao đúng quy trình và đầy đủ công việc, cũng như thể hiện mong muốn ban lãnh đạo sẽ chấp thuận đơn xin việc của bạn.
Cuối cùng, bạn cảm ơn và ghi rõ ngày, tháng, năm viết đơn và ký, ghi rõ họ tên của mình, xin dấu xác nhận của Thủ trưởng đơn vị sau khi hoàn thành lá đơn.
Xem thêm: Chia sẻ cách viết mẫu đơn xin nghỉ việc song ngữ chuẩn nhất
2. Lưu ý khi viết đơn xin nghỉ việc ngành giáo dục
Khi quyết định xin nghỉ việc ngành giáo dục, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
2.1. Gửi lời cảm ơn đến cấp trên
Cho dù bạn nghỉ việc vì lý do gì đi chăng nữa, khi đã quyết định “dứt áo ra đi” thì nên cảm ơn chân thành đến cấp trên, ban lãnh đạo nhà trường. Nhờ họ mà bạn có được công việc với mức lương mong muốn trong thời gian công tác tại nhà trường. Nếu không có họ thì bạn không thể giảng dạy và làm việc tại trường xuất sắc đến vậy.
2.2. Viết đơn xin nghỉ lịch sự, trang trọng
Trong lá đơn xin nghỉ việc, bạn cần trình bày lịch sự, thể hiện sự tôn trọng đến ban lãnh đạo nhà trường, Sở Giáo dục và Đào tạo. Bạn cần thể hiện sự tôn trọng trong lời văn, lý do nghỉ việc trong lá đơn xin nghỉ việc ngành giáo dục. Viết đúng chính tả, trình bày đúng mẫu và xin nghỉ trước thời hạn quy định cũng là thể hiện sự tôn trọng của mình. Hãy để khi bạn ra đi, họ vẫn còn ấn tượng tốt về bạn.
2.3. Thông báo trước thời gian nghỉ việc
Trước khi nghỉ việc, bạn cần thông báo cho lãnh đạo nhà trường về ý định xin nghỉ của bạn. Bạn không nên thông báo trước với đồng nghiệp rằng bạn đang có ý định nghỉ việc khi bạn chưa chắc chắn về quyết định của mình. Đồng nghiệp đó có thể mách lẻo với lãnh đạo trường học và bạn sẽ bị coi như “kẻ không ra gì”. Bạn cũng sẽ mất cơ hội về lương, thưởng trong khoảng thời gian này. Vì vậy, khi chưa thực sự chắc chắn, bạn cần giữ bí mật đến khi bạn thực sự xin nghỉ việc.
Khi có ý định xin nghỉ việc trong ngành giáo dục, bạn cần báo trước với ban lãnh đạo nhà trường để họ có thể bố trí người mới để tiếp quản công việc của bạn.
Cuối đơn bạn cần gửi lời cảm ơn chân thành đến ban lãnh đạo trường học và đồng nghiệp của mình. Đồng thời, bạn thể hiện mong muốn có thể giữ được mối quan hệ tốt đẹp với họ.
Như vậy, để viết mẫu đơn xin nghỉ việc ngành giáo dục, bạn cần viết đúng theo quy định và thông báo trước thời gian nghỉ trong hợp đồng đã ghi sẵn, tránh việc nghỉ đột xuất hoặc nghỉ mà không báo trước, bạn sẽ gây ấn tượng xấu trong lòng mọi người và bồi thường vì đã vi phạm hợp đồng làm việc.
5078 0