Khái niệm, cách tính và ý nghĩa của vòng quay khoản phải thu
Tác giả: Đới Thanh Nga 28-06-2024
Vòng quay khoản phải thu là từ khóa được tìm kiếm khá nhiều trong lĩnh vực tài chính. Và cách tính vòng quay khoản phải thu cũng được quan tâm rất nhiều. Vậy qua bài viết này chúng tôi, work247.vn sẽ chia sẻ đến bạn đọc những kiến thức và thông tin về vòng quay khoản phải thu mà bạn nên biết.
1. Vòng quay khoản phải thu là gì?
Vong quay khoản phải thu hay còn được gọi với cái tên khác đó là hệ số vòng quay khoản phải thu. Là một trong những chỉ số tài chính giúp nhà phân tích có thể phần tích các số liệu liên quan trong báo cao tài chính.
Hệ số vòng quay khoản phảo thu phản ánh và đo lường hiệu quả hoạt động của một công ty trong việc thực hiện thu hồi các khoản nợ hoặc khoản vay của khách hàng chưa trả.
Kết quả của vòng quay giúp nhà đầu tư cũng như công ty nhìn thấy rõ những xu hướng tăng trưởng hiện tại và sắp tới của công ty như thế nào để đưa ra những kế hoạch cho sự phát triển của công ty trong tương lai.
Để hiễu rõ hơn về tính chất của vòng quay khoản phải thu thì chúng ta sẽ tìm hiểu công thức tính vòng quay của một công ty như thế nào.
Xem thêm: Việc làm kế toán kiểm toán
2. Công thức tính vòng quay khoản phải thu
Hệ số vòng quay các khoản phải thụ được tính theo công thức sau:
Hệ số vòng quay khoản phải thu = Doanh thu tín dụng ròng/ bình quân khoản phải thu
Các thành phần của công thức được xác định như sau:
2.1. Doanh thu tín dụng ròng (Doanh thu thuần)
Chỉ tiêu này sẽ được xác định bằng doanh thu từ việc làm bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi tổng chi phí đã bỏ ra. Hay nới cách khác doanh thu tín dụng ròng là doanh thu mà công ty thu được sau khi trừ đi các chi phí đã phải bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh và quản lý doanh nghiệp.
Doanh thu thuần = Tổng doanh thu – Tổng chi phí
Chỉ tiêu này doanh nghiệp tính được dựa vào bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả kinh doanh của công ty. Vậy nên, bạn cũng có thể lấy chỉ tiêu này trực tiếp trên bảng Báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, nó đã có sẵn trên đó.
Xem thêm: [Cập nhật] Mẫu báo cáo doanh thu chuẩn cùng những lưu ý khi lập
2.2. Bình quân các khoản phải thu
Để có thể tính được chỉ tiêu này bạn cần biết được số liệu của chỉ tiêu này trong thời điểm đầu năm và cuối năm. Sau đó cộng hai số liệu đó lại và chia cho 2 là đã có chỉ tiêu bính quân các khoản phải thu.
Bình quân các khoản phải thu = (Số đầu năm + Số cuối năm)/2
Những số liệu đầu năm và cuối năm của chỉ tiêu này đều được lấy trong bảng cân đối kế toán của công ty đó.
Khi có được những chỉ tiêu này thì bạn chỉ cần áp dụng vào công thức đã đưa ra ở bên trên thì sẽ có được chỉ tiêu vòng quay khoản phải thu.
Bên cạnh đó ta còn có thêm chỉ tiêu ngày bình quân vòng quay khoản phải thu, chỉ tiêu này cho biết số ngày trung bình công ty thu lại được những khoản cần thu.
Số ngày trung bình = 365/ Vòng quay khoản phải thu
Vậy vì sao cần tính chỉ số vòng quay khoản phải thu và nó ý nghĩa như thế nào?
3. Ý nghĩa của vòng quay khoản phải thu là gì?
Như đã nói ở trên, vòng quay khoản phải thu dùng để thể hiện khả năng thu hồi những khoản nợ của khách hàng. Hệ số này sẽ được tính một cách thường xuyên, hàng quý, hàng kỳ, hàng năm. Và mỗi lần tính sẽ chó ra nhưng kết quả khác nhau và ý nghía khác nhau.
3.1. Hệ số vòng quay khoản phải thu tăng so với những kỳ trước đó
Việc vòng quay các khoản phải thu tăng so với những kỳ trước cho thấy hiệu quả thu hoòi nợ của công ty được cải thiện tốt hơn, thu về được nhiều khoản hơn giúp công ty củng cố thêm về tài chính.
Tuy nhiên, hệ số này quá cao thể hiện việc công ty đang thắt chặt chính sách tín dụng đối với khách hàng, không cho khách hàng mua nợ nhiều nữa và có những chính sách phạt nếu như không thanh toán đúng hạn.
Việc quá thận trọng và thắt chặt trong chính sách tín dụng cúng khiến cho khách hàng cảm thấy không thoải mái và rất có thể công ty sẽ mất luôn những khách hàng đó và bỏ lỡ mất nhiều khach hàng tiêm năng khác.
Chính vì vậy, công ty cần điều chỉnh những chính sách tín dụng một cách phù hợp vào từng thời điểm để có thể bán được nhiều hàng và thu hút thêm được nhiều khách hàng tiềm năng khác.
3.2. Vòng quay khoản phải thu giảm so với kỳ trước đó
Hệ số vòng quay thấp cho thấy việc thu hồi nợ của công ty không có hiệu quả, điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến nguồn tài chính của công ty nếu việc này kéo dài trong một khoảng thời gian.
Bởi nếu không thu hồi được nợ thì công ty không chỉ thiếu hụt một khoản tài chính mà còn phải bỏ thêm chi phí để quản lý những khoản nợ đó. Lúc này công ty sẽ phải tốn thâm chi phí về tiền bạc và nhân lực.
Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là chỉ số vòng quay khoản phải thu của khách hàng bao nhiêu là vừa đủ?
Trên thực tế thì mỗi ngành nghề có tính chất hoạt động khác nhau nên không thể có con số chung cho tất cả các ngành một cách chính xác. Việc này đòi hỏi các nhà quản lý và nhà phân tích cần so sánh ngày thu tiền bình quân với số ngày thanh toán các khoản nợ mà công ty đã quy định trước đó trong hợp đồng mua bán.
Từ những so sánh đó công ty sẽ đưa ra những quyết định và chiến lược tín dụng tương lại cho công ty để có thể cải thiện hơn tình hình hiện tại.
Xem thêm: Doanh thu thuần là gì? Vấn đề xung quanh doanh thu thuần cần biết
4. Một số hạn chế của chỉ số vòng quay khoản phải thu
Hệ số vòng quay khỏn phải thu là một trong những hệ số quan trọng giúp nahf quản lý biết được những thiếu sót gì trong hoạt động thu những khoản phải thu. Hệ số này giúp xác định được những khoản hàng nợ để công ty có biện pháp thúc giục cũng như là phát hợp đồng đối với những khách hàng không tuân thủ đùng hợp đồng.
Tuy nhiên, nó không thể xác định một cách chính xác về những khoản nợ lâu ngày của khách hàng nào, nó chỉ mang tính chất tổng quát và không thể cụ thể từng khách hàng.
Ngoài ra, những chỉ số này có thể thay đổi và từng thời điểm đầu năm và cuối năm nên không hoàn toàn chính xác 100%. Vậy nên, chúng ta chỉ có thể so sánh những chỉ số này với những doanh nghiệp cùng ngành và cùng quy mô kinh doanh, hoạt động như nhau và không thể so sánh một cách chính xác với các doanh nghiệp khác ngành.
Bên cạnh chỉ số vòng quay khoản phải thu thì còn rất nhiều những chỉ số khác liên quan đến việc làm phân tích tính hình tài chính trong doanh nghiệp như: vòng quay hàng tồn kho, vòng quay tổng tài sản, hệ số thanh toán, hệ số sinh lời, hệ số hoạt động,...
Muốn biết được tình hình tài chính của công ty như thế nào thì cần phải phân tích đầy đủ những chỉ số thì mới có thể đưa ra kết luận cuối cùng một cách chính xác nhất và đưa ra những biện pháp phù hợp nhất cho sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai.
Như vậy, work247.vn đã chia sẻ đến bạn đọc những thông tin vô cùng hữu ích về vhir tiêu vòng quay khoản phải thu cũng như những ý nghĩa mà nó mang lại cho doanh nghiệp. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình phân tích tài chính doanh nghiệp.