[CẬP NHẬT] Quy trình sản xuất may mặc mới nhất hiện nay
Theo dõi work247 tạiĐể có một sản phẩm may mặc hoàn chỉnh tung ra thị trường thì cần rất nhiều công đoạn khác nhau. Vậy bạn có tò mò một chiếc áo, một chiếc quần của mình được tạo ra bằng cách nào không? Hãy dành chút thời gian đọc bài viết này để hiểu rõ về quy trình sản xuất may mặc mới nhất hiện nay nhé!
1. Bước 1 - Thiết kế rập trong may mặc
Khâu đầu tiên không thể thiếu đó chính là thiết kế rập, trong quy trình sản xuất may mặc này thì chúng ta sẽ không nhắc hay bàn tới công đoạn thiết kế sản phẩm vì đó là bộ phận chuyên biệt cần tách riêng với sản xuất. Quy trình để hoàn thiện một sản phẩm may mặc sẽ chỉ tính bắt đầu từ khâu thiết kế rập bạn nhé.
Dựa vào bản thiết kế sản phẩm do bộ phận thiết kế chuyển xuống, nhân viên phụ trách thiết kế rập sẽ tiến hành tạo ra một sản phẩm mẫu trên chất liệu bằng giấy, sau đó mới tiến hành làm trên vải và tạo ra một sản phẩm hoàn thiện từ A đến Z - người ta gọi đó là sản phẩm gốc hay sản phẩm mẫu.
Khi sản phẩm này được đánh giá là OK về chất lượng, mẫu mã và các yếu tố khác, nó sẽ được đưa vào quy trình sản xuất hàng loạt.
Ở công đoạn thiết kế rập này, người ta chia thành 2 loại đó là thiết kế rập bằng tay và thiết kế rập bằng máy.
- Làm rập tay: Người thiết kế rập sẽ tiến hành với các nguyên liệu bằng giấy cứng, bút, thước và kéo, sau đó sử dụng công thức chuẩn trong cắt may để tạo ra một bản mẫu hoàn chỉnh đáp ứng điều kiện về form dáng, kích thước kỹ thuật,... Tuỳ vào từng đối tượng khách hàng mà thông số này là khác nhau, ví dụ: Sản xuất cho người Việt thì các kích thước sẽ nhỏ hơn so với các mẫu thiết kế cho người Châu Âu,...
- Làm rập máy: Người thiết kế rập sẽ sử dụng các phần mềm chuyên dụng trong ngành may như Optitex hay Gerber,... để tạo ra các sản phẩm chuẩn mẫu thiết kế.
Làm rập bằng máy sẽ giúp người thực hiện tiết kiệm thời gian hơn, đồng thời việc nhảy size số cũng trở nên đơn giản hơn vì máy tính sẽ tính toán cho bạn những con số chi tiết và chính xác nhất.
Xem thêm: Tìm việc làm ngành dệt may - da giày
2. Bước 2 - Công đoạn cắt vải
Trong tay đã có rập, sản phẩm mẫu và sơ đồ, lúc này từ một tấm vải thô chúng ta có thể biến nó thành những sản phẩm bắt mắt như quần, áo, váy,...
Mục đích của công đoạn cắt này chính là biến nguyên liệu may từ dạng tấm sang dạng mảnh để phục vụ cho quá trình may nhanh chóng hơn.
Quy trình cắt nếu không được kiểm soát chặt chẽ chắc chắn sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm. Chính vì vậy mà công nhân phụ trách cắt vải cần lưu ý một số điểm sau đây:
- Cần loại bỏ tất cả những bán thành phẩm bị lỗi trong quá trình cắt
- Khi cắt vải, người thực hiện cần tuân thủ theo đúng yêu cầu về thông số quy định, cắt đúng số lượng, đúng kích thước theo bản thiết kế.
- Sử dụng các công cụ hỗ trợ cắt để tạo hiệu suất công việc cao hơn, có 2 loại máy cắt mà doanh nghiệp có thể sử dụng đó là máy cắt vải cầm tay và máy cắt vải công nghiệp.
Công đoạn cắt sản phẩm này cần rất nhiều kỹ thuật, vì vậy đòi hỏi người làm cũng phải sở hữu kinh nghiệm lâu năm hoặc công nhân tay nghề cao mới hạn chế được lỗi. Nhu cầu tuyển dụng vị trí cắt vải hiện nay tương đối lớn, chính vì vậy nếu như bạn đã sở hữu kinh nghiệm cắt vải thì có thể tham gia ứng tuyển để có việc làm ổn định nhé.
3. Bước 3 - May và ráp các bán thành phẩm thành thành phẩm hoàn chỉnh
Nếu chưa từng được nhìn thì có lẽ bạn sẽ chẳng tưởng tượng nổi người ta sẽ may chiếc áo bạn đang mặc như thế nào. Đó là một quá trình bao gồm rất nhiều công đoạn khác nhau, bắt đầu từ những đường may với chi tiết nhỏ nhất.
Quy trình may sẽ được chia thành 2 công đoạn nhỏ đó là may bán thành phẩm và hoàn thiện. Hãy theo dõi nội dung sau để hiểu rõ hơn về 2 công đoạn này bạn nhé:
3.1. Thực hiện may bán thành phẩm
Bán thành phẩm chính là các chi tiết cấu tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh. Ví dụ như tay áo, thân áo, cổ áo,... từng thành phần này đều được gọi là bán thành phẩm. Với mỗi bán thành phẩm sẽ được sử dụng đường may khác nhau tùy thuộc vào mức độ đơn giản hay phức tạp. Vậy những đường may nào được sử dụng phổ biến trong quá trình sản xuất may mặc?
- May cắt sổ: Đây là kiểu may giống như hình mắt xích, các móc xích này sẽ được tạo ra ở mặt dưới, mặt sau hay mặt cạnh của sản phẩm, có tác dụng kết nối các mảnh vải lại với nhau mà không bị bung mép.
- May móc xích kép: Được tạo nên từ 1 mũi may của kim và 1 mũi may của móc, vẫn là hình móc xích được nằm phía dưới, phía sau hay bên lề của sản phẩm, có tác dụng đàn hồi lớn, chiếm ít thông tin.
- May móc xích đơn: Vì có độ bền kém nên đường may này sẽ được sử dụng cho các công đoạn đính khuy hay là may đường may chìm.
Xem thêm: Bản mô tả công việc công nhân may dành cho ứng viên
3.2. Ráp các bán thành phẩm thành sản phẩm hoàn thiện
Sau khi các bán thành phẩm đã được tạo xong, người thợ may sẽ tiến hành ráp các chi tiết thành một sản phẩm hoàn chỉnh. Cần tuân thủ theo trình tự để sản phẩm cuối cùng không gặp vấn đề sai sót bạn nhé.
4. Bước 4 - Hoàn thành sản phẩm
Một sản phẩm may mặc đã được may hoàn thiện, nó sẽ được chuyển tới công đoạn hoàn thành để xử lý các vấn đề còn lại.
Là hay ủi quần áo chính là một trong những công đoạn quan trọng nhất giúp sản phẩm đảm bảo cả chất lượng lẫn tính thẩm mỹ.
Bởi mang tính quan trọng cho nên người thực hiện cần hết sức chú ý, làm không tốt sẽ khiến sản phẩm bị biến dạng như co rút, cháy hay bay màu,... tất cả đều làm ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.
Công đoạn là, ủi được chia thành các phương pháp khác nhau, bạn có thể thực hiện 1 trong những cách sau để sản phẩm đạt độ thẩm mỹ cao nhất:
- Theo mục đích công nghệ thì là, ủi được chia thành ủi thiết kế và ủi phẳng.
- Phân theo tiến độ công việc thì người ta có thể thực hiện là ủi sản phẩm may mặc sau khi cắt vải thành bán thành phẩm, ủi sau khi may hoặc ủi tạo kiểu sau khi sản phẩm đã hoàn thành.
5. Bước 5 - Kiểm định chất lượng sản phẩm may mặc
Kiểm định chất lượng chính là khâu cuối cùng đề đánh giá sản phẩm may mặc có đạt yêu cầu về kỹ thuật cũng như công dụng theo thiết kế hay không.
Để gia tăng hiệu quả công việc, người ta thường chia ra thành nhiều phương pháp kiểm định như là kiểm tra giữa các khâu sản xuất hay kiểm tra theo đối tượng sản xuất.
Xem thêm: Mô tả công việc nhân viên thiết kế rập chi tiết nhất
6. Bước 6 - Quản lý sản xuất may mặc
Quản lý sản xuất may mặc không chỉ thực hiện ở khâu cuối cùng, nó được thực hiện xen kẽ giữa các khâu trên để đảm bảo cho sản phẩm đạt chất lượng tốt nhất.
Không chỉ công nhân trực tiếp sản xuất trong xưởng may mà các bộ phận khác cũng cần phối kết hợp để sản phẩm sau sản xuất đạt chất lượng, số lượng và tiêu chuẩn kỹ thuật như mong muốn.
Một sản phẩm đạt chất lượng tốt cần được áp dụng và tuân thủ hoàn toàn theo các bước trong quy trình sản xuất may mặc trên đây. Để có thêm nhiều thông tin hữu ích khác, hãy truy cập trang web work247.vn thường xuyên bạn nhé.
2482 0