ASTM là gì? Những tiêu chuẩn được quy định trong ASTM

Theo dõi work247 tại
Trần Ngọc Chân tác giả work247.vn Tác giả: Trần Ngọc Chân

Ngày đăng: 29-05-2024

ASTM là gì? Được biết đến là một từ viết tắt của tổ chức tiêu chuẩn quốc tế. ASTM đưa ra các tiêu chuẩn về các loại vật liệu, sản phẩm. Vậy, ASTM là gì? những loại tiêu chuẩn cụ thể nào được quy định bởi tổ chức này? Cùng tìm hiểu kỹ hơn về ASTm qua bài viết dưới đây nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Tìm việc làm nhanh

1. Bạn có biết ASTM là gì?

ASTM là thuật ngữ xuất phát từ cụm từ tiếng anh American Society for Testing and Materials, dịch sang tiếng Việt thì cụm từ này chính là chỉ Hiệp hội Thí nghiệm và Vật liệu Hoa Kỳ. Tên tiếng Anh chính thức của tổ chức này là ASTM International. 

Năm 1898, tổ chức ASTM được thành lập, được hiểu với tư cách là một nhánh của Hiệp hội Quốc tế Kiểm nghiệm vật liệu tại Hoa Kỳ. Hiệp hội này có tên tiếng Anh là International Association for Testing materials. Về cơ bản thì ASTM có vai trò là một tổ chức về tiêu chuẩn của quốc tế, chịu trách nhiệm phát triển cũng như đè ra các tiêu chuẩn cụ thể về kỹ thuật của các nguyên vật liệu, sản phẩm hay hệ thống và dịch vụ,...

ASTM là gì?
ASTM là gì?

Cho tới thời điểm hiện nay, những tiêu chuẩn mà tổ chức ASTM của Hoa Kỳ đưa ra đều nhận được sự thừa nhận từ quốc tế. Số lượng các tiêu chuẩn mà ASTM đồng thuận và đang hoạt động trên thị trường toàn cầu là 12.575. ASTM hiện đang có trụ sở đặt tại thị trấn West Conshohocken thuộc tiểu bang Pennsylvania. Chủ tịch hiện tại chính là ông James A.Thomas, đã đảm nhận từ năm 1992. 

Xem thêm: Việc làm nhân viên tư vấn khóa học tại Hà nội

2. Lịch sử ra đời của tổ chức ASTM

Về sự ra đời của ASTM chính là vào năm 1989, thời điểm mà ngành công nghiệp đường sắt được đánh giá là có sự phát triển một cách khá nhanh chóng. Tuy nhiên, lại có khá nhiều trường hợp gãy, vỡ đường sắt đã xảy ra. Điều này đã có sự ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển chung của ngành công nghiệp nhiều tiềm năng này. Chính vì thế mà một nhóm các kỹ sư, các nhà khoa học đã tụ họp lại với người dẫn đầu chính là Charles Benjamin Dudley và họ thành lập nên ASTM. 

Nhóm các nhà khoa học này đã thực hiện việc nghiên cứu và phát triển ra một tiêu chuẩn riêng biệt dành cho thép để có thể sử dụng hiệu quả trong việc tạo nên đường ray. Cái tên ban đầu của ASTM chính là Hiệp hội Mỹ về Thí nghiệm vật liệu, không lâu sau đó thì đổi thành cái tên Hiệp hội Thí nghiệm và Vật liệu Hoa Kỳ. Đến năm 2024 thì có tên là ASTM International.

Lịch sử ra đời
Lịch sử ra đời

Xem thêm: Khoa học tự nhiên là gì? Tìm hiểu những vấn đề cơ bản về khoa học

Hiện nay thì tổ chức này đã có trụ sở ở khá nhiều quốc gia trên thế giới. Có thể kể đến như Bỉ, đất nước lá phong đỏ Canada, đất nước tỷ dân Trung Quốc, đất nước Mexico và không thể thiếu là sự có mặt tại Washington DC. 

Tổ chức tiêu chuẩn ASTM Hoa Kỳ được xem là tổ chức có sự ra đời sớm hơn khá nhiều các tổ chức về tiêu chuẩn khác trên thế giới, như: tổ chức tiêu chuẩn Anh quốc BSI vào năm 1901, tổ chức IEC (Ủy ban kỹ thuật điện) vào năm 1906, tổ chức DIN (Tiêu chuẩn Đức) năm 1917, tổ chức ANSI năm 1918, Hiệp hội tiêu chuẩn Pháp là AFNOR vào năm 1926 và tổ chức ISO (Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế) năm 1947.

ASTM được coi như một tổ chức cung cấp giấy phép thông hành trong quá trình thực hiện việc thương mại hóa với quy mô toàn cầu của các doanh nghiệp hiện nay. Điều này đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp cũng như tổ chức trên phạm vi toàn cầu.

Xuất bản các tiêu chuẩn
Xuất bản các tiêu chuẩn

cv online mẫu

3. Những hình thức hội viên của tổ chức ASTM

Với kinh nghiệm hoạt động trong hơn 100 năm, ASTM đã sở hữu cho mình hơn 30 nghìn hội viên đến từ hơn 140 quốc gia trên thế giới. Và những hình thức hội viên chính của tổ chức ASTM bao gồm: 

- Hình thức 1: Hình thức Hội viên tham gia

Đây là hình thức mà các cá nhân có mong muốn và nhu cầu tham gia vào trong tổ chức. Với tư cách này, các bạn sẽ có thể thực hiện việc đặt ra những tiêu chuẩn mới hay điều chỉnh lại những tiêu chuẩn đã có của ASTM. Hình thức này thì sẽ có lệ phí thành viên là 75 USD/năm. 

- Hình thức 2: Hình thức Hội viên thông tin

Hình thức dành cho những người có nhu cầu với việc biết được các tiêu chuẩn cũng như thông tin kỹ thuật của tổ chức ASTM. Lệ phí thành viên của hội viên hình thức này cũng là 75 USD/ năm.

Hình thức thành viên
Hình thức thành viên

- Hình thức 3: hình thức hội viên tổ chức

Nếu là một hội viên VIP của tổ chức ASTM thì lệ phí phải đóng hàng năm sẽ là 400 USD.

- Hình thức 4: Hình thức Hội viên sinh viên

Đối tượng hướng đến của hình thức này chính là các bạn học sinh, sinh viên có sự quan tâm nhiều đến các tiêu chuẩn liên quan được đưa ra. Và đặc biệt là đối tượng của hình thức này sẽ không mất bất kỳ một đồng phí nào trong quá trình tham gia hoạt động.

4. Các thông tin về tiêu chuẩn ASTM

Tiêu chuẩn ASTM chính là những tiêu chuẩn mà tổ chức ASTM đã nghiên cứu, phát triển và công bố trên toàn thế giới. Chính vì thế mà tiêu chuẩn ASTM được ví như tờ giấy thông hành giúp các loại nguyên vật liệu có thể khẳng định được tính năng, phẩm chất của mình trên thị trường toàn cầu cũng như nâng cao được khả năng cạnh tranh.Và điều này sẽ không bị phụ thuộc quá nhiều vào tầm cỡ hay quy mô hoạt động của doanh nghiệp.

Thông tin về tiêu chuẩn
Thông tin về tiêu chuẩn

Riêng tại Việt Nam thì STAMEQ hay chính là Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ chính là cơ quan có trách nhiệm trong việc đưa ra và kiểm tra các tiêu chuẩn cụ thể cần được kiểm nghiệm.

Những chủ đề mà tổ chức ASTM ban hành ra các tiêu chuẩn có thể nhắc đến như:

- Các tiêu chuẩn về thực hành.

- Các tiêu chuẩn về hướng dẫn.

- Các tiêu chuẩn về phân loại.

- Các tiêu chuẩn về thuật ngữ.

- Các tiêu chuẩn về kỹ thuật.

- Các tiêu chuẩn về phương pháp kiểm nghiệm và thí nghiệm. 

6 chủ đề chính
6 chủ đề chính

Đây chính là 6 chủ đề chính hiện nay mà ASTM ban hành trên thế giới. Bên cạnh 6 chủ đề chính thì sẽ là 15 lĩnh vực cụ thể mà ASTM đưa ra các tiêu chuẩn. Có thể kể ra một số lĩnh vực chính như sắt, thép, xây dựng, dầu mỏ, dệt may, nhựa, cao su, điện, các dịch vụ y tế, thiết bị, công nghệ,...

Xem thêm: Khoa học và công nghệ là gì? Chủ trương định hướng phát triển khoa học công nghệ ở Việt Nam

5. Việc tuân thủ các tiêu chuẩn của ASTM

Về bản chất thì thực tế, tổ chức hay các tiêu chuẩn ASTM đưa ra không có tính bắt buộc hay đưa ra một sự yêu cầu nhất định trong việc thực hành và đáp ứng các tiêu chuẩn đó. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp nhất định thì việc tuân thủ các tiêu chuẩn ASTM được xem như bắt buộc khi thực hiện việc tham chiếu với những bản hợp đồng ở bên ngoài hay với các công ty, doanh nghiệp, thậm chí là chính phủ,...

Cụ thể thì tại Hoa Kỳ, việc sử dụng cũng như áp dụng các tiêu chuẩn ASTM được thông qua dựa trên việc tham chiếu hoặc kết hợp với những quy định của bang hay liên bang,... Qua đó, khi được yêu cầu sử dụng các tiêu chuẩn ASTM thì những sản phẩm, vật liệu cần phải thỏa mãn đúng những tiêu chuẩn tương ứng mà ASTm đã công bố.

Các công ty có hoạt động kinh doanh quốc tế, thương mại toàn cầu thì có thể lựa chọn áp dụng hay tham khảo một hay nhiều tiêu chuẩn ASTM bất kỳ mà không bắt buộc phải sử dụng tất cả với những lĩnh vực liên quan mà ASTM bao hàm.

Tuân thủ các tiêu chuẩn
Tuân thủ các tiêu chuẩn

Một cách tổng quát thì ASTM chính là tổ chức nghiên cứu, phát triển và ban hành các tiêu chuẩn về kỹ thuật của những loại vật liệu hay các sản phẩm, hệ thống khác nhau trên toàn cầu hiện nay. Việc đáp ứng được các tiêu chuẩn của ASTM sẽ được ví như có trong mình một loại giấy “quyền lực” cho việc thông hành cũng như tiêu thụ trên thị trường hiện nay. tăng được sự ảnh hưởng và sức cạnh tranh cho doanh nghiệp mà không bị lệ thuộc vào quy mô hoạt động.

Trên đây chính là những thông tin chi tiết về ASTM. Hy vọng rằng, qua đây, các bạn đã hiểu được ASTM là gì cũng như các chủ đề chính mà tổ chức này bao hàm.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem1731 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT