Kế hoạch kinh doanh khách sạn: Quy trình chuẩn cho người mới
Theo dõi work247 tạiThời thế hiện đại kéo theo chất lượng sống của con người tăng cao. Sự phát triển của ngành du lịch cũng nhu cầu xã hội thường nhật đối với dịch vụ lưu trú cũng từ đó mà hình thành. Do đó, kinh doanh khách sạn là một ý tưởng không tồi ở thời điểm hiện tại. Nhưng để bắt đầu, hãy học cách lập kế hoạch kinh doanh khách sạn hoàn hảo, chuyên nghiệp nhằm thuận lợi hóa quá trình thực hiện sau này nhé!
1. Giai đoạn 1: Phân tích khách hàng và thị trường
Đây là công đoạn đầu tiên nhưng chiếm vai trò trọng yếu nhất khi xây dựng mẫu kế hoạch kinh doanh khách sạn. Bạn cần tìm hiểu, khai thác những thị trường mà trong đó, nhu cầu cho dịch vụ lưu trú loại hình khách sạn nhiều hơn các địa điểm khác, thế nhưng hiện tại nhu cầu này chưa được đáp ứng tối ưu. Khai thác thị trường cần đầu tư vào việc làm phân tích, nhìn nhận, nhằm tìm đúng điểm thiếu sót ở thị trường đó để đưa ra các giải pháp phù hợp thì tỷ lệ thành công sẽ cao hơn.
Xác định đối tượng khách hàng của khách sạn chính là toàn bộ những người có nhu cầu lưu trú qua đêm, bất kể đó là người trong nước hay người nước ngoài. Do đó, khách hàng của khách sạn chắc chắn có quy mô rộng, đa dạng về đối tượng.
Phải hiểu là, không có một khách sạn nào có thể đáp ứng nhu cầu cho toàn bộ đối tượng khách hàng trên thị trường. Cần có kết quả phân tích dữ liệu về hành vi, nhân khẩu học, thị hiếu, sở thích, độ tuổi, thói quen, tính cách,... của khách hàng tương ứng với loại hình kinh doanh của khách sạn để phát triển những kế hoạch kinh doanh phù hợp.
Để quá trình này diễn ra hiệu quả, bạn cần đưa ra đáp án cho những vấn đề sau:
- Thứ nhất, loại hình kinh doanh khách sạn nào hiện nay là khả thi nhất? Bình dân, cao cấp hay theo trend?
- Thứ hai, khách hàng mục tiêu của khách sạn có thể là ai? Ai là người có thói quen sử dụng dịch vụ tại khu vực kinh doanh?
- Thứ ba, hạ tầng kỹ thuật, vật chất tại điểm kinh doanh ra sao?
- Thứ tư, chiến lược xây dựng giá cả cho việc làm kinh doanh như thế nào mới hợp lý?
Xem thêm: Chiến lược kinh doanh là gì
2. Giai đoạn 2: Xây dựng những điều kiện cần thiết
Kinh doanh không phải cứ có vốn là được, hơn hết kinh doanh loại hình khách sạn lại càng phải đòi hỏi ở bạn những kiến thức, sự am hiểu trước khi bước chân vào. Khi không có sự am hiểu này, bạn sẽ phải sẵn sàng đối mặt với sự thất bại. Bởi thoạt nhìn, kinh doanh khách sạn là một lĩnh vực kinh tế cơ bản, giản đơn, thế nhưng sâu bên trong nó có thể tiềm tàng nhiều rủi ro xảy ra bất cứ khi nào.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên chủ động nhìn nhận xem bản thân đã hội tụ những năng lực cốt lõi như nhạy bén với xu hướng thị trường, linh hoạt trong xử lý tình huống, tư duy khoa học, logic, có tầm nhìn, óc thẩm mỹ,... thích hợp với loại hình kinh doanh này hay không?
3. Giai đoạn 3: Xác định phân khúc thị trường
Sau công đoạn phân tích khách hàng và đã có thể đưa ra những đánh giá khách quan về thị trường, cũng như phát hiện được một số phương thức kinh doanh có thể sinh lãi cao. Lúc này, bạn cần kỹ càng trong việc phân tích, đưa ra những quyết định lựa chọn thật sáng suốt về phân khúc thị trường vừa đảm bảo đáp ứng nhu cầu của người dùng, vừa đảm bảo phù hợp với bản thân.
Trong kinh doanh nói chung, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ lưu trú, đừng nên tham gia hay lao vào một thị trường mà ở đó đã có quá nhiều đối thủ cạnh tranh, nghĩa là những người đã đi trước bạn từ lâu. Hãy thể hiện sự độc đáo và khác biệt của mình, lúc này bạn sẽ đứng ở vị trí tiên phong.
4. Giai đoạn 4: Lựa chọn địa điểm và phác thảo thiết kế
Kinh doanh khách sạn có thành công hay không, phần lớn quyết định bởi yếu tố địa điểm. Khi chọn địa điểm để xây dựng khách sạn, bạn cần cân đối với đường lối kinh doanh, ngân sách cũng như tính thuận tiện cho khách hàng. Sau đó, phác thảo thiết kế một cách tối ưu kết cấu nhằm hấp dẫn khách hàng.
Các địa điểm khác nhau thì phù hợp với mỗi loại hình khách sạn khác nhau. Chẳng hạn như loại hình nghỉ dưỡng thì nên xây dựng ở những địa điểm sở hữu hiện trạng thiên nhiên đáp, có diện tích rộng. Hay loại hình sân bay thường được lựa chọn gần những cảng hàng không lớn,... Tóm lại, nhằm duy trì và đảm bảo lượng khách hàng, nên chọn địa điểm xây dựng khách sạn ở những khu vực có yếu tố thuận lợi về giao thông, đông dân, nằm gần các điểm tham quan, du lịch,...
Thiết kế cũng là yếu tố quyết định sự hấp dẫn và chuyên nghiệp của khách sạn. Thiết kế cần đảm bảo độc đáo, có đặc trưng, điểm nhấn riêng biệt so với những khách sạn khác, đó cũng là yếu tố gây dựng nên tính độc quyền trong hình ảnh. Ngày nay, có khá nhiều công ty cung cấp dịch vụ thiết kế khách sạn, hỗ trợ bạn mô phòng những ý tưởng sáng tạo theo cá tính của riêng bạn, nhưng vẫn đảm bảo hấp dẫn trong cách nhìn từ phía khách hàng.
Về việc xác định các dịch vụ đi kèm, bạn có thể chọn lựa những dịch vụ trên cơ sở phù hợp với cảnh quan, đối tượng khách hàng và quy mô của khách sạn. Việc chọn dịch vụ được làm đúng cách sẽ tạo được lợi thế của bạn trong môi trường đầy sự cạnh tranh. Các dịch vụ có thể tham khảo như thể hình, yoga, ăn uống, bar, spa,...
5. Giai đoạn 5: Dự trù và cân đối ngân sách
Ngân sách để kinh doanh một khách sạn thường rất lớn, yêu cầu bạn cần cân nhắc và cân đối thật kỹ trước khi đưa ra quyết định có nên hay không nên đầu tư. Nếu sở hữu một nguồn vốn lớn, hoặc năng lực huy động vốn từ các nhà đầu tư khác, hay vay vốn,... bạn có thể cân nhắc làm một dự án khách sạn với quy mô lên đến hàng trăm phòng.
Nhưng nếu nguồn vốn nhỏ, hay muốn tốc độ hoàn vốn nhanh thì nên lựa chọn đầu tư vào khách sạn có quy mô nhỏ. Dù chọn lựa bất kỳ loại hình khách sạn nào, bạn cũng cần đảm bảo linh động trong ngân sách đề có thể thích nghi nhanh với những biến động trong quá trình vận hành.
Ngân sách cần chi tiêu cho việc làm kinh doanh khách sạn có thể bao gồm chi tiêu cho tiền lương, cho mặt bằng, duy trì dịch vụ, bảo trí, quản lý, khấu hao hạ tầng kỹ thuật, máy móc,... Ngân sách chi tiêu có thể khác nhau tùy vào từng khách sạn, chúng phụ thuộc vào quy mô, năng lực chi trả tiền lương cho nhân sự, chất lượng máy móc, thiết bị,... Bạn cần xây dựng mức ngân sách chi tiết hàng tháng và ngân sách dự trù để xử lý những vấn đề phát sinh.
6. Giai đoạn 6: Lên kế hoạch tuyển dụng nhân sựViệc
Là một loại hình kinh doanh dịch vụ, nhân sự được xem là yếu tố chủ chốt quyết định việc thành hay bại của một khách sạn. Cấu trúc nhân sự của một khách sạn có thể bao gồm lễ tân, phục vụ, hành lý, quản lý, giám sát,... Việc này cần phải được tính toán kỹ lưỡng và xem xét cẩn thận để đưa ra dự đoán về chất lượng và số lượng nhân sự cần sử dụng. Sau đó, mới xây dựng kế hoạch và chiến lược tuyển dụng nhé.
7. Giai đoạn 7: Khởi động các chiến dịch quảng cáo
Để chinh phục được lượng khách hàng như kỳ vọng của bạn, quảng cáo là một công đoạn không thể bỏ qua. Giữa các kênh quảng cáo cần có sự đồng bộ, phát triển những chiến dịch khuyến mãi, chương trình tri ân ra sao,... để hấp dẫn được sự quan tâm của khách hàng.
Bên cạnh đó, kế hoạch kinh doanh khách sạn cũng cần phải đề cập đến các tài liệu, thủ tục kinh doanh gắn liền với quy định của pháp luật. Chắc chắn những việc này sẽ chiếm thời gian của bạn rất nhiều. Thế nhưng, việc làm xây dựng một kế hoạch kinh doanh khách sạn hoàn chỉnh, sẽ giúp bạn thuận lợi hơn khi đi vào vận hành thực tế!
2735 0