Phân tích và làm rõ khái niệm chức năng của Nhà nước là gì?
Theo dõi work247 tạiNhà nước có vai trò vô cùng quan trọng trong việc phát triển nền kinh tế, văn hóa và xã hội cho đất nước. Thế nhưng bạn đã thật sự hiểu về chức năng của Nhà nước là gì chưa? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để cùng phân tích và làm rõ về chức năng của Nhà nước nhé.
1. Phân tích khái niệm về chức năng của Nhà nước
Để có thể hiểu sâu hơn về khái niệm chức năng của Nhà nước thì chúng ta sẽ cùng nhau bóc tách và phân tích kỹ thật kỹ càng về cụm từ “chức năng”.
Chức năng ở đây là một từ ghép với “chức” có nghĩa là thức bậc ở trong một xếp hạng hay một trật tự nhất định, ứng với mỗi thức bậc sẽ là một nhiệm vụ, công việc thuộc về một đối tượng nào đó. “Năng” có thể hiểu là khả năng có thể làm được việc nào đó. Cụ thể, chức năng là từ dùng để chỉ những phần công việc chỉ thuộc về một đối tượng nhất định nào đó và đối tượng này phải có khả năng thực tế đảm nhận được phần công việc đó.
Xem thêm: Phân tích và làm rõ khái niệm chức năng của Nhà nước là gì?
Nhà nước chính là một tổ chức vô cùng đặc biệt, được ra đời với nhiệm vụ tổ chức và thực hiện quản lý các mặt trong đời sống xã hội. Đó là công việc được gắn liền với Nhà nước mà không có một thực thể, cơ quan nào trong xã hội có thể thay thế được bởi Nhà nước có những ưu thế riêng của mình.
Qua đó chúng ta có thể hiểu rằng chức năng của Nhà nước là một khái niệm dùng để nêu ra những hoạt động và phần việc quan trọng của riêng mỗi Nhà nước và cũng chỉ có Nhà nước mới có đủ điều kiện, khả năng thực hiện các công việc đó. Đó là những công việc, những hướng đi chủ yếu của nhà nước được phát sinh từ bản chất, những mục tiêu, đi kèm với nhiệm vụ, vai trò và cả điều kiện để tồn tại của Nhà nước ứng với mỗi giai đoạn phát triển riêng của nó.
Đối với chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước thì vừa có sự thống nhất, liên hệ mật thiết với nhau nhưng đồng thời lại cũng có cả sự khác biệt. Cụ thể, nhiệm vụ của Nhà nước đó là giải quyết những công việc được đề ra theo một mục tiêu có sẵn. Nhiệm vụ của Nhà nước được chia làm 2 loại: Nhiệm vụ trước mắt và nhiệm vụ lâu dài.
Nhiệm vụ trước mắt của Nhà nước là những công việc cần phải giải quyết ngay trong ngắn hạn để có thể thực hiện một chức năng cụ thể nào đó của Nhà nước. Khi đó nhiệm vụ trước mắt sẽ có phạm vi hoạt động nhỏ hơn so với các chức năng của Nhà nước.
Nhiệm vụ chiến lược của Nhà nước đó là giải quyết những vấn đề lâu dài, mang tính chiến lược trong suốt quá trình thực hiện phát triển đất nước. Khi thực hiện nhiệm vụ chiến lược thì chức năng của Nhà nước có phạm vi hẹp hơn so với nhiệm vụ này của Nhà nước, đồng thời nhiệm vụ chiến lược sẽ được thực hiện thông qua những chức năng của Nhà nước.
Bên cạnh đó cũng có một số khái niệm được định nghĩa khác với chức năng của Nhà nước có thể kể đến như vai trò của Nhà nước. Đối với chức năng của Nhà nước sẽ thường đề cập đến công dụng cụ thể của Nhà nước còn vai trò của Nhà nước còn dùng để nói về mức độ quan trọng của Nhà nước.
Xem thêm: Kiến thức cơ bản mọi công dân cần biết về thể chế chính trị
2. Đặc điểm chức năng của Nhà nước là gì?
Hầu hết các chức năng của Nhà nước sẽ phụ thuộc vào những điều kiện kinh tế xã hội điển hình của đất nước qua từng thời kỳ phát triển. Với các nhà nước khác nhau sẽ có thể có những chức năng khác nhau. Hoàn cảnh của đất nước sẽ quyết định việc Nhà nước cần phải làm gì và làm như thế nào.
Trong một Nhà nước cụ thể nào đó, với mỗi giai đoạn phát triển khác nhau thì số lượng về các chức năng, mức độ quan trọng của chức năng, những nội dung và cách thức để thực hiện những chức năng đó cũng sẽ có thể rất khác nhau.
Nhà nước sẽ có thể có nhiều các chức năng, những chức năng đó sẽ liên hệ thật mật thiết và chặt chẽ với nhau, đồng thời khi thực hiện chức năng này thì cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chức năng kia.
Một số ví dụ cụ thể như khi Nhà nước muốn thực hiện tốt được việc tổ chức và điều hành kinh tế chỉ khi đã thực hiện tốt được những công việc bảo vệ Tổ quốc, ngoài ra các hoạt động phát triển về bảo trợ xã hội, cơ sở hạ tầng sẽ được thực hiện tốt khi đã hoạt động tốt về khâu tổ chức và quản lý các vấn đề kinh tế.
Công tác liên quan đến đời sống - xã hội là vô cùng phức tạp chính vì vậy để có thể thực hiện tổ chức và quản lý được các mặt của đời sống xã hội đó thì cần phải có được một hệ thống về pháp lý hoàn thiện, thể hiện rõ được các việc được hay không được làm, phải thực hiện ở các cá nhân và tổ chức. Cần phải có những quy định chung để thống nhất và đảm bảo cho những phần hoạt động của Nhà nước được đồng bộ, liên kết với nhau một cách nhịp nhàng và thật hiệu quả.
Xem thêm: Việc làm giám đốc ngân hàng
3. Phân loại các chức năng của Nhà nước
3.1. Phân loại dựa vào phạm vi hoạt động của Nhà nước
- Những chức năng đối nội là các phần hoạt động đặc trưng của Nhà nước trong các mối quan hệ với các cá nhân hay tổ chức trong nước có thể kể đến như chức năng kinh tế, chức năng xã hội, chức năng trấn áp,...
- Những chức năng về đối ngoại là những mặt hoạt động là những phần hoạt động chủ yếu của Nhà nước đối với những mối quan hệ ngoại giao với các quốc gia, dân tộc khác trên thế giới có thể kể đến như: công cuộc hợp tác quốc tế, bảo vệ chủ quyền đất nước, thiết lập các mối quan hệ ngoại giao,...
3.2. Phân loại dựa vào hoạt động của Nhà nước đối với lĩnh vực đời sống, xã hội
- Chức năng về kinh tế: Nhằm củng cố và bảo vệ các cơ sở tồn tại của Nhà nước để phục vụ cho việc ổn định phát triển kinh tế thì Nhà nước cần thực hiện các chức năng về kinh tế.
- Chức năng về xã hội: Đây là những hoạt động của Nhà nước về việc thực hiện quản lý và tổ chức lại các vấn đề liên quan đời sống xã hội như vấn đề về môi trường, y tế, việc làm giáo dục,.... Đó đều là những hoạt động để củng cố nhằm bảo vệ cho lợi ích chung của cả xã hội qua đó duy trì sự ổn định cho việc phát triển an toàn an ninh xã hội.
- Chức năng trong việc trấn áp: Trong trường hợp có xảy ra các cuộc đấu tranh thì chức năng phản kháng của giai cấp bị trị là rất quan trọng và cần thiết để có thể nhanh chóng bảo vệ và ổn định .
- Chức năng giữ gìn trật tự pháp luật, bảo vệ quyền lợi một cách hợp pháp của những chủ thể hoạt động trong xã hội.
- Chức năng tham gia bảo vệ đất nước: Đây được xem như là chức năng của mọi Nhà nước. Trước đây có nhiều Nhà nước thường hay phát động những chiến tranh xâm lược đối với nước khác thế nhưng ngày nay vẫn còn nhiều Nhà nước khác đang tìm cách tạo áp lực lên các nước khác. Đối với những trường hợp như thế Nhà nước cần linh hoạt nắm bắt tình hình để đưa ra các động thái nhằm bảo vệ đất nước chống lại những kẻ xâm lược.
- Thực hiện chức năng quan hệ ngoại giao với các nước khác trên thế giới về việc thiết lập các quan hệ về chính trị, kinh tế,... để phát triển những nét riêng đó trong đất nước mình.
Bên cạnh những cách phân loại vừa kể bên trên thì chức năng của Nhà nước còn được phân loại theo nhiều cách khác. Các cách phân loại đó sẽ dựa vào bản chất của Nhà nước, các chức năng của Nhà nước được phân rõ thành các tính chất thể hiện được đặc trưng giai cấp và các chức năng mang tính xã hội. Từ đó sẽ thực hiện phân chia chức năng của nhà nước là gì đó cụ thể hơn như chia thành chức năng cai trị và chức năng cung ứng, phục vụ hoặc chia thành chức năng lập pháp và chức năng hành pháp,...
Trên đây là toàn bộ thông tin nhằm giải đáp cho thắc mắc chức năng của Nhà nước là gì? Hy vọng qua đây bạn sẽ có thêm được thông tin hữu ích về chức năng của nhà nước, phân biệt được các khái niệm về chức năng, vai trò và nhiệm vụ của Nhà nước.
3085 0