Tìm hiểu về các ngành của trường Đại học Thương Mại Hà Nội
Theo dõi work247 tạiĐối với những bạn quan tâm và muốn được đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực kinh tế thì chắc chắn đại học Thương mại là một trong những ngôi trường được đánh giá cao. Trường đại học Thương mại Hà Nội thuộc top 5 các trường đào tạo tốt nhất Việt Nam trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, kế toán, quản lý và kinh doanh với đa dạng các chuyên ngành cho nhiều trình độ khác nhau.
1. Chuyên ngành thuộc chương trình đào tạo đại học chính quy
Với trình độ đại học sẽ có 26 chuyên ngành đặc thù được chia thành 3 chương trình đào tạo khác nhau đó là: chương trình đào tạo đại trà, chương trình chất lượng cao và chương trình đào tạo cơ chế đặc thù. Cùng tìm hiểu chi tiết các chuyên ngành thuộc hệ đào tạo chính quy.
1.1. Chương trình đào tạo đại trà
Chương trình học đại trà là chương trình đào tạo của bậc trình độ đại học chính quy dựa trên hình thức hợp pháp của cơ sở đào tạo. Đối với những môi trường đạo tạo công lập như trường đại học Thương mại thì sẽ mức học phí trần theo quy định ban hành của Chính phủ cho từng chuyên ngành mà nhà trường cung cấp. Các ngành cụ thể trong trường đại học Thương mại hiện nay bậc đại học là:
- Chuyên ngành Quản trị kinh doanh với các khoa đào tạo là Quản trị kinh doanh (A), tiếng Pháp thương mại (Q) và tiếng Trung thương mại (QT).
- Chuyên ngành Quản trị khách sạn chỉ có một khoa duy nhất (BKS).
- Chuyên ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành cũng chỉ có một khóa đào tạo duy nhất (mã ngành là BLH)
- Chuyên ngành Marketing trong đó có 2 khoa đó là Marketing thương mại (C) và quản trị thương hiệu (T).
- Chuyên ngành Logistics và quản trị chuỗi cung ứng thì trong đó có hai khoa tương ứng với ngành Logistics và khoa quản trị chuỗi cung ứng (LQ)
- Chuyên ngành Kế toán thì gồm có hai khoa đó là kế toán doanh nghiệp (D) và kế toán công (DC).
- Chuyên ngành Kiểm toán chỉ có 1 khoa duy nhất với mã ngành học là DK.
- Chuyên ngành Kinh Doanh quốc tế với khoa thương mại quốc tế với mã ngành học là E.
- Chuyên ngành Kinh tế quốc tế với 1 khoa duy nhất với mã ngành học là EK.
- Chuyên ngành Kinh tế với khoa quản lý kinh tế mã ngành học F.
- Chuyên ngành Tài chính - Ngân Hàng gồm 2 khoa Tài chính - Ngân hàng thương mại (H) và Tài chính công (HC).
- Chuyên ngành Thương mại điện tử với một khoa quản trị thương mại điện tử (I)
- Chuyên ngành Ngôn ngữ Anh đào tạo tiếng Anh thương mại (N)
- Chuyên ngành luật kinh tế với một khoa đào tạo mã ngành học là P
- Chuyên ngành hệ thống thông tin quản lý với khoa quản trị hệ thống thông tin (S)
- Chuyên ngành quản trị nhân lực cũng với một khoa duy nhất là quản trị nhân lực doanh nghiệp (U).
Xem thêm: Những điều cần biết về ngành ngôn ngữ Anh Đại học Ngoại thương
1.2. Hệ đào tạo chất lượng cao
Bản chất về chương trình học chất lượng cao không quá khác biệt với hệ đại trà chỉ khác về mức học phí trong hệ chất lượng cao thì sẽ nhiều hơn cũng như ít chuyên ngành hơn so với hệ chính quy. Tuy nhiên, khi sinh viên chọn hệ đào tạo chất lượng cao thì sẽ được học tập trong môi trường tốt hơn với đầy đủ các điều kiện, cơ sở vật chất hiện đại hơn cũng như tiêu chuẩn đầu ra sẽ cao hơn hệ đào tạo đại trà.
Tại trường đại học Thương mại chỉ có hệ đào tạo chất lượng cho hai ngành đó là Kế Toán với chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp (DD) và Tài chính - Ngân Hàng với chuyên ngành Tài Chính - Ngân hàng thương mại (HH). Nhà trường tập trung chính vào hai lĩnh vực tiêu chuẩn và chuyên sâu ứng mục tiêu với đại học Thương Mại là đào tạo sinh viên chuẩn đầu ra trong hai ngành nghề này.
1.3. Hệ đào tạo theo cơ chế đặc thù
Chương trình đào tạo theo cơ chế đặc thù khác với các chương trình học khác bởi điều hướng giảng dạy theo mô hình mở, phù hợp với với những sinh viên có mong muốn chuyển đổi, liên thông lên bậc đại học chính quy trong đó bao gồm những học phần cốt lõi chuyên ngành cùng với học phần tự chọn.
Trong trường đại học Thương mại thì chỉ có 3 ngành được xét vào hệ đào tạo theo cơ chế đặc thù đó là ngành Quản trị kinh doanh khách sạn với một khoa duy nhất với mã ngành học là BKD, ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành với mã ngành học là BLD và ngành hệ thống quản lý với khoa quản trị hệ thống thông tin mã ngành học là SD.
2. Chương trình đào tạo tại bậc Thạc sĩ
Đối với những sinh viên tốt nghiệp bằng cử nhân loại giỏi hoàn toàn có thể học cao lên bậc Thạc sĩ tại trường, tuy nhiên chỉ có 7 ngành Thạc Sĩ mà trường đại học Thương Mại nhận đào tạo đó là:
- Ngành Kinh doanh thương mại
- Ngành Kế toán
- Ngành Quản lý Kinh tế
- Ngành Quản trị Kinh doanh
- Ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
- Ngành Quản trị nhân lực
Hầu như các ngành thuộc bậc Thạc sĩ đều là những ngành chuyên của trường đại học Thương mại trong các lĩnh vực kinh tế, thương mại, kế toán, kinh doanh và quản lý. Thông thường ở Việt Nam để hoàn thành bằng Thạc sĩ phải ít nhất 1,5 - 2 năm học lên cao với khối lượng từ 80 đến 100 học trình chia thành nhiều môn khác nhau.
Xem thêm: Tìm hiểu thông tin ngành tài chính ngân hàng lấy bao nhiêu điểm?
3. Chương trình đào tạo cho bậc Tiến Sĩ
Để học lên chương trình Tiến sĩ thì sinh viên phải hoàn tất bằng Thạc sĩ, đây là chương trình học cao cấp hơn và chuyên sâu về một lĩnh vực cụ thể. Đây là trình độ cao nhất trong các cấp bậc học được quốc tế công nhận và đánh giá cao về trình độ chuyên môn.
Trường đại học Thương mại chỉ có 5 chuyên ngành đào tạo lên bậc Tiến sĩ đó là:
- Ngành kinh doanh thương mại
- Ngành kế toán
- Ngành quản lý kinh tế
- Ngành quản trị kinh doanh
- Ngành Tài chính - Ngân Hàng
Khi học bậc Tiến sĩ thì sinh viên sẽ được đào tạo chuyên sâu và chi tiết hơn về các lĩnh vực nêu trên, giúp các bạn tạo sức ảnh hưởng và tiếng nói trong ngành nghề đang theo học. Việc sở hữu tấm bằng Tiến sĩ thì được quốc tế công nhận nên con đường sự nghiệp trong tương lai cực kỳ mở rộng và phát triển đặc biệt là những lĩnh vực này thì luôn cần thiết trong xã hội.
Trong chương trình đào tạo Tiến sĩ thì sinh viên sẽ có cơ hội được trao đổi và làm việc với những chuyên gia, nghiên cứu hàng đầu trong lĩnh vực theo học, giúp cho bạn được đánh giá tốt hơn về khả năng và trình độ chuyên môn. Hầu như khi học đến bậc này sinh viên sẽ được tự nghiên cứu và trao đổi với chuyên gia như đồng nghiệp và thực hiện khóa luận, đồ án để tốt nghiệp.
4. Quy mô đào tạo của trường đại học Thương Mại
Trường đại học Thương mại hiện nay nhận đào tạo hơn 20.000 sinh viên trong đó quy chuẩn của từng cấp bậc như sau:
- Đối với chương trình đào tạo bậc đại học nhận hơn 4100 sinh viên chính quy trong một năm và 750 đối với cử nhân quốc tế.
- Đối với chương trình đào tạo bậc Thạc sĩ có khoảng hơn 450 học viên học tiếp cao học trong một năm và 60 thạc sĩ quốc tế.
- Đối với chương trình đào tạo bậc Tiến sĩ có khoảng hơn 50 nghiên cứu sinh theo học trong một năm và được chia thành 2 đợt tuyển sinh.
Trường đại học Thương mại nhận sinh viên bậc chính quy dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông quốc gia, mỗi ngành sẽ lấy điểm theo từng môn yêu cầu có điểm chuẩn riêng cho từng ngành. Nhà trường còn có cả hình thức xét tuyển thẳng hoặc chế độ ưu tiên theo quy định của bộ Giáo dục và Đào tạo.
Còn đối với trình độ bậc sau đại học thì sinh viên phải thi tuyển với bậc Thạc Sĩ và xét tuyển theo quá trình học tập và thành tích đối với Tiến sĩ. Ngoài ra trường còn nhận đào tạo liên thông từ các trường cao đẳng cho những ngành cụ thể như tài chính - ngân hàng, quản trị kinh doanh, quản trị du lịch và lữ hành, kế toán và ngôn ngữ Anh.
Đối với những bạn đang tìm kiếm môi trường đào tạo chuyên sâu về lĩnh vực kinh tế thì Đại học Thương Mại là sự lựa chọn lý tưởng với môi trường đào tạo tốt cùng nhiều ngành nghề đa dạng. Để tìm hiểm thêm các thông tin về trường đại học khác truy cập website work247.vn
4382 0