[TỔNG HỢP] Các biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội hiệu quả
Theo dõi work247 tạiCái gì cũng tồn tại 2 mặt duy chỉ có tệ nạn xã hội là không, tệ nạn xã hội chính là nguyên nhân của những cuộc hôn nhân không trọn vẹn, là tiền đề của một xã hội suy vong và là nỗi lo lắng của biết bao nhiêu ông bố bà mẹ có con ở độ tuổi thành niên.
Tệ nạn xã hội luôn là đề tài nóng vì vậy mà các biện pháp phòng chống luôn được nhiều người quan tâm. Nếu đây là đề tài mà bạn muốn tìm hiểu vậy thì hãy cùng tôi khám phá bài viết bên dưới này nhé.
1. Những biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội hiệu quả nhất
Phòng chống tệ nạn xã hội không phải là việc đơn giản, càng không phải là vấn đề dễ giải quyết. Một cá nhân không thể đủ sức để đẩy lùi nó ra khỏi đất nước mà cần đến sự chung tay của cả tập thể trong đó bao gồm chính quyền các cấp và nhân dân. Hãy theo dõi xem những biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội được thể hiện như thế nào với nội dung bên dưới nhé.
1.1. Nhà nước cần ban hành những văn bản pháp luật về phòng chống tệ nạn xã hội
Nếu như không có những chế tài nghiêm khắc thì liệu rằng Việt Nam có được văn minh và no ấm như hiện tại? Đây là một câu hỏi dù không nói đáp án nhưng ai cũng có thể trả lời.
Pháp luật chính là một trong những công cụ quản lý hiệu quả nhất mà Nhà nước đang sử dụng để điều hành xã hội. Không chỉ là các biện pháp cải tạo nền kinh tế mà còn có cách phòng chống tệ bạn xã hội hết sức được chú trọng.
Việc đưa ra các hình thức xử phạt, răn đe một phần khiến người dân lo sợ mà ý thức hơn, một phần là để xử lý nghiêm minh những đối tượng cố tình vi phạm.
Nhận thấy nếu muốn tệ nạn xã hội thuyên giảm thậm chí biến mất khỏi đất nước thì không thể thiếu những chế tài hà khắc được ban hành bởi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, càng nhiều luật lệ được ban hành thì cơ hội đẩy lùi tệ nạn càng có hy vọng.
1.2. Thực hiện công tác tuyên truyền và vận động người dân để nâng cao ý thức
Tuyên truyền và vận động người dân ý thức hơn về việc nói “KHÔNG” với tệ nạn xã hội dường như đã đi sâu vào tiềm thức của biết bao thế hệ. Một mặt áp dụng chế tài xử phạt thì đội phòng chống tệ nạn của từng địa phương vẫn áp dụng hình thức tuyên truyền để người dân nâng cao ý thức hơn.
Tệ nạn xã hội do con người mà ra, chính vì vậy việc tuyên truyền để nâng cao ý thức người dân là điều hết sức cần thiết. Một phần cũng do thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết về công tác phòng chống tệ nạn xã hội nên nhiều người đã vô tình tiếp tay cho kẻ xấu để chúng thực hiện hành vi gây nguy hiểm cho cộng đồng.
Một khi tinh thần và ý thức được nâng cao, thì người dân sẽ thực hiện nghiêm chỉnh những chỉ đạo mà Nhà nước đưa ra. Mỗi người dân đều biết ý thức về điều này thì công tác phòng chống tệ nạn xã hội sẽ càng sớm thành công.
Ngoài việc tuyên truyền trực tiếp, các đơn vị phòng chống tệ nạn xã hội còn có thể thực hiện tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau như thông báo trên loa, tuyên truyền qua sách báo, internet,...
Ngoài ra, ngày nay việc tuyên truyền phòng chống tệ nạn xã hội cũng được xem trọng hơn khi xuất hiện trong các trường phổ thông, các em học sinh đã được giáo dục về điều này ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường, chắc chắn sẽ là một tín hiệu đáng mừng.
Xem thêm: Phân tích và làm rõ khái niệm chức năng của Nhà nước là gì?
1.3. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội
Nhiều đối tượng đã lợi dụng khe hở của phá luật để thực hiện những hành vi xấu cản trở công tác phòng chống tệ nạn xã hội. Chính vì vậy các đơn vị chức năng cần tiến hành làm nghiêm, làm chặt để phát hiện và xử lý những đối tượng có hành vi phạm pháp đó.
Cụ thể, thường xuyên kiểm tra thanh tra những đơn vị kinh doanh dịch vụ như khách sạn, nhà nghỉ, quán karaoke để phòng chống nạn mại dâm, sử dụng chất kích thích trái phép,... Thường xuyên kiểm tra các hoạt động vận tải để kịp thời phát hiện và xử lý tệ nạn ma tuý. Ngoài ra cũng thường xuyên tuần tra giám sát các hộ gia đình có biểu hiện không lành mạnh để phát hiện những tổ chức đánh bài bạc, bạo lực gia đình, bán dâm hay tàng trữ ma tuý trái phép,...
1.4. Chính phủ cần đưa ra nhiều biện pháp phát triển kinh tế - xã hội
Xét cho cùng thì tệ nạn xã hội hoành hành cũng một phần là do điều kiện kinh tế của người dân còn khó khăn, công tác quản lý giữa các cấp còn lỏng lẻo. Một khi đời sống còn nghèo khó thì rất dễ bị kẻ xấu lợi dụng, lừa gạt làm điều sai trái, vi phạm pháp luật, bị kẻ xấu gài bẫy để khống chế, uy hiếp,...
Rõ ràng khi đất nước phát triển, đời sống kinh tế của người dân cũng khởi sắc thì tệ nạn xã hội đã được thuyên giảm. Mức thu nhập hiện tại đã phần nào giảm đi nạn đói, nạn nghèo của xã hội phong kiến ngày xưa.
Điều kiện kinh tế tốt hơn cũng là tiền đề để trình độ dân trí được nâng cao, người người được đi học và tiếp cận với nguồn thông tin mới nhất, nền văn hoá văn minh nhất. Chính sự no đủ đã giúp con người nhận ra giá trị tốt đẹp của cuộc sống, không bị u mê mà lầm đường lỡ bước với những cám dỗ được giăng khắp lối.
Nói chung một khi kinh tế phát triển thì các tệ nạn xã hội cũng chẳng còn đất dung thân, mỗi người hãy làm tốt trách nhiệm và nhiệm vụ của một công dân để đất nước ngày càng giàu đẹp hơn nhé.
2. Một số hệ lụy nguy hiểm tệ nạn xã hội gây ra
Bạn đã từng nghĩ đến viễn cảnh một đất nước đang bị tệ nạn xã hội hoành hành nó như thế nào chưa? Dù không muốn tưởng tượng song chúng ta vẫn phải nhìn nhận vào sự thật để từ đó tránh xa. Tôi sẽ đưa ra một số hệ luỵ nguy hiểm mà tệ nạn xã hội gây ra, theo dõi để hiểu rõ tầm quan trọng của việc phòng tránh tệ bạn là như thế nào nhé.
2.1. Hệ luỵ để lại với chính người tham gia tệ nạn xã hội
Với người trực tiếp gây ra tệ nạn xã hội trước hết sức khoẻ của họ bị ảnh hưởng, có thể gặp các bệnh liên quan tới đường hô hấp, ảnh hưởng tới hệ thần kinh, tim mạch,...
Thường những người đã dính vào tệ nạn xã hội rất khó dứt ra, nếu không quyết liệt thì hy vọng dường như bằng không. Vì lẽ đó mà suy nghĩ của họ cũng bị lệch lạc, không kiểm soát được hành vi của mình, gây ra những việc trái đạo đức, trái lương tâm làm cho nhân cách bị tha hoá, rơi vào lối sống buông thả và thường xuyên nghĩ tới việc vi phạm pháp luật.
Nói chung tệ nạn xã hội sẽ là con giao giết chết một con người, nếu bị đâm mà không kịp thời rút ra và chữa trị thì chắc chắn người đó sẽ chẳng còn cơ hội để cứu chữa.
Xem thêm: Việc làm tư vấn viên online
2.2. Những tác hại của tệ nạn xã hội đến gia đình
Nếu chỉ có người trực tiếp tham gia tệ nạn xã hội bị ảnh hưởng thì có lẽ câu chuyện sẽ được kết thúc thế nhưng hậu quả của tệ nạn xã hội chưa dừng lại ở đó, nó còn làm ảnh hưởng tới chính gia đình của người tham gia.
Cụ thể, những gia đình có người thân tham gia tệ nạn xã hội sẽ bị suy giảm thậm chí là kiệt quệ nguồn tài chính, tình thần bị giảm sút, chẳng còn tâm trí nào để hoạt động kinh tế.
Thực tế cho thấy rằng những con nghiện cờ bạc nếu có may mắn thắng liên tiếp nhiều ván thì số tiền nhận được đó cũng chỉ phục vụ cho những mục đích ăn chơi xa xỉ của họ. Nếu chẳng may bị thua thì hậu quả này lại được san sẻ cho những người thân trong gia đình họ.
Nói chung cứ dính vào tệ nạn xã hội thì khó mà thoát khỏi, mà nếu có may mắn trốn thoát thì bạn cũng chỉ còn lại 2 bàn tay trắng mà thôi. Chính vì thế nếu như không muốn đổ công sức gây dựng bao năm xuống sông xuống biển thì hãy tự biết tránh xa những tệ nạn xã hội nguy hiểm này. Không chỉ nam giới, ngay cả phụ nữ, người già và trẻ nhỏ cũng có nguy cơ mắc phải, bởi vậy hãy tuyên truyền đến cho người thân của mình về những tác hại khôn lường của nó, từ đó tìm cách tránh xa khi nhận thấy nguy cơ đang đến gần.
2.3. Nhìn nhận đúng đắn những hệ lụy nguy hiểm mà tệ nạn xã hội gây ra cho đất nước
Tệ nạn xã hội được tồn tại dưới nhiều hình thức cho nên nếu chúng vẫn được thực hiện thì chắc chắn công tác quản lý của Nhà nước cũng khó khăn hơn. Mặt khác, tệ nạn xã hội có mối liên hệ chặt chẽ với tội phạm hình sự, nếu cứ để đường dây này hoạt động thì đất nước sẽ muôn phần gặp nguy hiểm.
Tệ nạn xã hội một khi đã có cơ hội bùng phát thì rất khó kiểm soát, để kiểm soát và điều tra tận gốc thì rất mất thời gian của các đơn vị chức năng.
Chính vì những lý do trên, ta thấy tệ nạn xã hội là thứ rất nguy hiểm, không chỉ với cá nhân tham gia mà nó còn làm ảnh hưởng tới những người thân cận và kìm hãm sự phát triển của đất nước.
Xem thêm: Expat là gì? Đặc điểm của Expat và cách tuyển dụng Expat hiệu quả
3. Học sinh phòng chống tệ nạn xã hội như thế nào?
Hiểu rõ trách nhiệm của mình chính là cách hiệu quả nhất để các em học sinh phòng chống tệ nạn xã hội đang hoành hành khắp mọi nơi. Tuyệt đối không sử dụng, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán ma túy dưới bất cứ hình thức nào.
Khi đã có kiến thức về tệ nạn xã hội, các em hãy tuyên truyền điều đó tới bạn bè, người thân của mình để mọi người cùng chung tay đẩy lùi tệ nạn xã hội ra khỏi đất nước.
Nếu trường hợp có nghi ngờ hoặc phát hiện bạn bè sử dụng ma tuý thì ngay lập tức phải báo với giáo viên để kịp thời có biện pháp ngăn chặn. Luôn nâng cao tinh thần đề cao cảnh giác để không bị đối tượng xấu rủ rê, lôi kéo làm những việc phạm pháp.
Hiện nay một bộ phận giới trẻ chưa nhận thức đúng đắn thế nào là xu hướng, thế nào là hợp thời. Vì thế các bạn rất dễ sa đọa và bị kẻ xấu lợi dụng. Cho đến khi nhận ra thì đã quá muộn.
Vậy là các biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội đã được làm rõ, hy vọng mỗi chúng ta sẽ tự ý thức được bản thân và luôn nâng cao tình thần phòng chống để tệ nạn không có cơ hội phát tán ra cộng đồng.
13308 0