Chuyển nhượng là gì? Những yêu cầu cần biết khi chuyển nhượng

Theo dõi work247 tại
Nguyễn Minh Tâm tác giả work247.vn Tác giả: Nguyễn Minh Tâm

Ngày đăng: 09-07-2024

Khi mà bất động sản đang ngày càng lên ngôi và những yêu cầu về chuyển nhượng tài sản bất động sản đang nhận được rất nhiều ý kiến và sự quan tâm từ dư luận, khái niệm chuyển nhượng lại càng cần được làm rõ hơn bao giờ hết. Vậy chuyển nhượng là gì? Những yêu cầu của chuyển nhượng có khó khăn hay không. Tất cả những băn khoăn, thắc mắc đó sẽ được giải đáp qua bài viết dưới đây.

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Cần tìm việc làm

1. Chuyển nhượng là gì? Những điều cơ bản cần biết về chuyển nhượng.

Chuyển nhượng hiểu một cách đơn giản nhất được tách từ hai chữ “chuyển” và “nhượng” thì có nghĩa là việc chuyển đổi quyền sử dụng, sở hữu hay thực hiện quyền các nhân trên mảnh đất đó từ người này sang người khác có sự tham gia và hợp pháp theo quy định của pháp luật Nhà nước Việt Nam.

Chuyển nhượng là cụm từ chung nhất cho lĩnh vực đất đai, việc làm bất động sản. Nhưng đôi khi bạn sẽ thấy nó được viết dưới dạng của những cái tên khác như sang nhượng hoặc chuyển dịch. 

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất
Chuyển nhượng quyền sử dụng đất 

Dù ở bất cứ một từ ngữ nào khác thì việc chuyển nhượng vẫn được diễn ra theo quy định của nhà nước và được lưu trữ dưới dạng của những bản hợp đồng đúng quy định của pháp luật.

Văn bản và hợp đồng chuyển nhượng quyền sử đất trong tiếng Anh hay các văn bản có tính chất bắt buộc giữa hai quốc gia hoặc có vốn đầu tư nước ngoài thông thường sẽ được viết là “Land use right transfer contracts”

Xem thêm: Tìm hiểu chi tiết về thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất

2. Mục đích của việc chuyển nhượng

Mục đích chính của việc chuyển nhượng quyền sử dụng là làm hợp pháp quyền sử dụng đất của bên liên quan hay còn được gọi là bên được trao quyền. Việc chuyển nhượng sẽ làm hợp thức hóa các yêu cầu của việc sử dụng đất và các tài sản trên mảnh đất đó. 

Mục đích của việc chuyển nhượng
Mục đích của việc chuyển nhượng

Đây là một hành vi pháp lý có ý nghĩa quan trọng nhằm thực hiện việc chuyển giao bất động sản của cá nhân hoặc tổ chức này cho cá nhân hoặc tổ chức pháp lý khác. Đồng thời, bên chuyển nhượng cũng là bên được hưởng hết các loại tài sản và thụ hưởng tất cả các quyền trên mảnh đất đó. 

Hiểu đúng đắn và rõ hơn về chuyển nhượng đó là tất cả những gì thuộc về phạm vi sở hữu của mảnh đất đó bao gồm công trình kiến trúc, nhà ở, cây trồng, … đều thuộc quyền sở hữu của người đã được ký chuyển nhượng. 

Xem thêm: Việc làm nhân viên tư vấn bất động sản

Mẫu cv xin việc

3. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là gì? Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao gồm những mục nào?

3.1. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là gì?

Như vậy có thể thấy rằng chuyển nhượng quyền sử dụng đất khác với quyền sở hữu nhà đất. Chuyển nhượng là một cách để sang tên đổi chủ cho mảnh đất đó nhưng vẫn phải theo sự quản lý đất đai của nhà nước. Nhà nước trực tiếp trao quyền cho người dân sử dụng mảnh đất đó đúng theo quy định của pháp luật. Như vậy có nghĩa là người dân có quyền cho thuê, chuyển nhượng mảnh đất đó cho người khác vẫn là hành vi hợp pháp được nhà nước tôn trọng. 

3.2. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao gồm những mục nào?

Yếu tố dùng để xác nhận quyền sử dụng đất cũng như bàn giao đất cho người khác được căn cứ vào hợp đồng nhà đất hay cụ thể hơn đó là hợp đồng chuyển nhượng. Theo Luật đất đai sửa đổi và bổ sung một số điều năm 2024 thì việc đưa ra hợp đồng chuyển nhượng cần xác định đủ các yếu tố sau đây:

- Hợp đồng chuyển nhượng và sử dụng đất đai cần có sự nhất trí và hợp tác thỏa thuận của cả hai bên. Một bên giao/ trao quyền sử dụng nhà đất và một bên nhận quyền chuyển nhượng.

Yêu cầu của hợp đồng chuyển nhượng
Yêu cầu của hợp đồng chuyển nhượng

- Bên nhận quyền chuyển nhượng cần có đảm bảo và chắc chắn bằng cách đặt cọc hay thanh toán một khoản tiền mặt trước cho bên chuyển nhượng. Trong một số hình thức giao dịch thì không cần có sự cọc tiền trước cho bên chuyển nhượng. Nhưng nếu thanh toán trước một khoản thì sẽ tạo sự yên tâm cho cả bên trao và bên nhận. Nếu không được sử dụng bằng hình thức thanh toán tiền mặt thì sẽ được thay thế bằng hiện vật hoặc các giá trị lợi ích tương đương khác. 

- Bên chuyển nhượng cần có nghĩa vụ trao toàn bộ quyền chuyển nhượng nhà đất cho bên nhận theo đúng quy định của pháp luật, tránh gian dối. Nếu để cơ quan nhà nước có thẩm quyền phát hiện thì hợp đồng này coi như bị huỷ bỏ và bên chuyển nhượng phải chịu trách nhiệm trước Pháp luật. 

- Các hợp đồng chuyển nhượng bất động sản nhà đất chỉ được công nhận khi có sự tham gia và được ký kết tại văn phòng công chứng.

Xem thêm: Tải mẫu hợp đồng chuyển nhượng cổ phần mới nhất 2024

3.3. Nội dung văn bản hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Về điều kiện để tham gia chuyển nhượng quyền sử dụng đất là đối tượng có nhu cầu sử dụng đất hợp pháp; không có đất hoặc đất đang sử dụng dưới hạn mức theo quy định của pháp luật, kể cả sau khi nhận đất thì tổng diện tích thực nhận cả đất cũ và đất mới cũng không vượt quá hạn mức của từng loại đất theo quy định của pháp luật; đối tượng có khả năng nâng cao năng suất của mảnh đất đó. 

Về nội dung hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần đảm bảo các yếu tố sau đây: 

- Họ và tên người chuyển nhượng, người được chuyển nhượng, gọi tắt là hai bên.

Nội dung hợp đồng
Nội dung hợp đồng

- Địa chỉ thường trú của hai bên

- Quyền và nghĩa vụ của các bên đối với mảnh đất đó, quyền của bên thứ ba có liên quan.

- Loại đất, hạng đất, diện tích, số lượng, số hiệu của mảnh đất, ranh giới bốn bên của mảnh đất và hiện trạng sử dụng đất của khu đất đó. 

- Cam kết về thời hạn sử dụng đất của bên được chuyển nhượng và thời gian sử dụng đất còn lại của bên chuyển nhượng.

- Giá chuyển nhượng có sự thống nhất và thoả thuận giữa hai bên.

Những yếu tố cần có trong hợp đồng chuyển nhượng
Những yếu tố cần có trong hợp đồng chuyển nhượng

- Phương thức, cách thức tiếp nhận hồ sơ hợp đồng và thời gian thanh toán.

- Quyền và lợi ích hợp pháp của bên thứ ba trong việc sử dụng đất đai được chuyển nhượng.

- Các thông tin chi tiết khác liên quan đến việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Xem thêm: Việc làm chuyên viên trưởng nhóm tư vấn chuyển nhượng cho thuê bất động sản Hồ Chí Minh

4. Những quy trình cần thiết để thực hiện việc chuyển nhượng nhà đất

Áp dụng quy trình mới và cần thiết vào quá trình chuyển nhượng đất đai và nhà đất theo Pháp luật mới nhất của nước Việt Nam gồm những bước sau đây:

Bước 1: Ký kết hợp đồng chuyển nhượng và đặt cọc thanh toán chuyển nhượng trước.

Việc thực hiện ký kết hợp đồng chuyển nhượng là một văn bản pháp lý quan trọng. Chính vì vậy nên việc thực hiện chuyển nhượng cần có sự làm chứng của các bên liên quan và được ký trực tiếp tại văn phòng công chứng hoặc có sự tham gia của cơ quan có thẩm quyền. 

Nếu có thể thì bạn có thể mời một bên thứ ba hoàn toàn không liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng này để đứng ra làm chứng.

Tiếp theo là bước thanh toán tiền cọc hợp đồng. Thông thường mức thanh toán của một hợp đồng chuyển nhượng sẽ là từ 3- 10% tuỳ vào bên chuyển nhượng yêu cầu. Tuy nhiên bạn hoàn toàn có thể tiến hành thanh toán một lần hết số tiền hợp đồng đó nếu có điều kiện. 

Quy trình áp dụng hợp đồng chuyển nhượng
Quy trình áp dụng hợp đồng chuyển nhượng

Bước 2: Ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất chính thức

Sau khi đã ký kết các văn bản và hợp đồng tạm thời hai bên sẽ tiến hành đặt lịch hẹn để tham gia buổi ký kết hợp đồng chính thức do hai bên tự đàm phán và thương lượng. Hoặc cũng có thể nhờ các công chứng viên soạn thảo những điều khoản có sẵn để tiết kiệm thời gian và đảm bảo hiểu rõ luật cũng như đúng với những gì căn cứ trong hợp động tạm thời.

Các loại giấy tờ cần mang theo cùng với hợp đồng chuyển nhượng đối với bên chuyển nhượng đó là giấy tờ tùy thân theo quy định của pháp luật để nhận diện thân phận trước pháp luật và các giấy tờ có liên quan đến tình trạng hôn nhân để xác thực. Đối với bên được chuyển nhượng bạn cần có giấy tờ tùy thân quan trọng và sổ hộ khẩu. 

Bên chuyển nhượng sẻ bàn giao toàn bộ giấy tờ sổ sách liên quan đến quyền sở hữu mảnh đất đó cho bên được chuyển nhượng. Đồng thời bên được chuyển nhượng sẽ bàn giao nốt số tiền cam kết trong hợp đồng trước sự chứng kiến của văn phòng công chứng. Sau khi đã đạt được các thoả thuận như mong muốn thì công chứng viên sẽ trực tiếp đóng dấu và sang nhượng quyền sử dụng đất. 

Bước 3: Hoàn thành quá trình ký kết hợp đồng chuyển nhượng nộp hồ sơ, thuế theo đúng quy định của pháp luật

Sau khi đã được hoàn tất mọi thủ tục và giấy tờ liên quan, hồ sơ và hợp đồng sẽ được lưu trữ tại văn phòng công chứng để làm bằng chứng xác thực. Khi đã được xem xét kỹ lưỡng các điều khoản của hợp đồng và có sự làm chứng của chính quyền địa phương lúc này Ủy ban nhân dân sẽ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. 

Thời gian để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với các khu vực thuộc vùng sâu vùng xa sẽ là khoảng 20 ngày và đối với các tỉnh còn lại là 10 ngày.

Như vậy đến đây bạn đã hiểu hết được quy trình chuyển nhượng quyền sử dụng đất cũng như mục đích và yêu cầu cần có của hợp đồng chuyển nhượng nhà đất. Để tránh những sai sót trong quá trình chuyển nhượng, bạn hãy đọc thật kỹ các yêu cầu về chuyển nhượng như chúng tôi đã nêu ra ở trên nhé.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem2263 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT