Cơ quan lập pháp là gì? Câu trả lời chính xác nhất để tham khảo

Theo dõi work247 tại
Lê Minh Phượng tác giả work247.vn Tác giả: Lê Minh Phượng

Ngày đăng: 06-07-2024

Trong cuộc sống, ắt hẳn bạn đã nghe khá nhiều đến thuật ngữ cơ quan lập pháp nhưng không biết đó là đơn vị tổ chức như thế nào, thực hiện những chức năng, quyền hạn gì và có lợi ích gì đối với mỗi người dân. Đọc nội dung bài viết này để hiểu rõ cơ quan lập pháp là gì nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Việc làm luật sư

1. Làm sáng tỏ thuật ngữ "cơ quan lập pháp"

Cơ quan lập pháp chính là một đơn vị thuộc Nhà nước, thực hiện các chức năng về lập pháp là làm vừa sửa đổi các điều luật. Nếu bạn là người am hiểu Hán Việt thì ắt dễ dàng phân tích nghĩa của thuật ngữ này mà không cần phải dựa vào định nghĩa trong bất cứ tài liệu, băn bản pháp luật nào khác. "Lập" ở đây có nghĩa là xây dựng, tạo lập; còn "pháp" trong từ "pháp luật, pháp lý, luật pháp". Cơ quan lập pháp theo đó hiểu nôm na là một tổ chức xây dựng, thành lập các điều luật, bộ luật để áp dụng cho quốc gia, cho tất cả các vấn đề trong xã hội.

Làm sáng tỏ thuật ngữ cơ quan lập pháp
Làm sáng tỏ thuật ngữ cơ quan lập pháp

Dựa theo nội dung đã được xác lập tại Hiến Pháp 1992 thì cơ quan lập pháp của nước Việt Nam chính là Quốc Hội. Bạn hãy nhìn vào chức năng "lập – sửa đổi" thì sẽ rõ, không có một tổ chức, cá nhân nào được quyền xây dựng luật hay sửa đổi luật. Khi điều luật, luật lệ được áp dụng cho cả một quốc gia thì đương nhiên phải do cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước thực hiện và đó chính là Quốc Hội.

Nội dung Hiến pháp đã xác định điều đó và còn nhấn mạnh rằng Quốc Hội chính là cơ quan có quyền thực hiện việc lập pháp duy nhất.

Cơ quan lập pháp các nước
Cơ quan lập pháp các nước

Còn ở các quốc gia khác nhau, cơ quan lập pháp cũng có tên gọi khác nhau và được gọi theo quy định của hiến pháp nước đó. Thông thường chúng ta sẽ được nghe đến các thuật ngữ như Viện dân biểu, Quốc hội, Xô Viết tối cao, Nghị Viện, Đại hội đại biểu nhân dân, viện dân biểu,… chính là các cơ quan lập pháp.

Mỗi một quốc gia, để có thể đảm bảo được trật tự toàn hệ thống xã hội theo một khuôn mẫu nhất định thì cần phải xây dựng được một hệ thống pháp luật chặt chẽ, thống nhất. Cơ quan lập pháp sẽ thực hiện chức năng này, lập và ban hàng luật pháp cũng là tạo ra công cụ dường cột phục vụ cho việc thực thi quyền lực nhà nước, đồng thời có quyền sửa đổi để phù hợp với tính chất thực tế dưới sự cân nhắc kỹ càng.

viết CV online

2. Vai trò, chức năng quan trọng của cơ quan lập pháp

Nằm trong ba cơ quan trọng yếu thực thi quyền lực tối cao của Nhà nước, Cơ quan lập pháp đảm đương nhiệm vụ thực thi chức năng lập pháp. Như chúng ta đã nói ở trên, ở mỗi một mô hình nhà nước khác nhau thì cơ quan lập pháp cũng sẽ có quyền hành khác nhau trong nhiệm vụ lập pháp.

Cơ quan lập pháp trên thế giới thường được gọi phổ biến nhất là Quốc hội và Nghị viện. Đối với riêng mô hình Nhà nước Việt Nam thì cơ quan lập pháp chính là Quốc hội. Quốc hội thực hiện đồng thời hai quyền là quyền lập hiến và quyền lập pháp.

Vai trò, chức năng quan trọng của cơ quan lập pháp
Vai trò, chức năng quan trọng của cơ quan lập pháp

Lý do vì sao cơ quan này lại thuộc về Quốc hội thì có thể lý giải như sau: Quốc hội Việt Nam chính là đại diện cao nhất cho dân, quyền lực Nhà nước cũng được Quốc hội thể hiện và thực hiện do đó, chỉ cơ quan này mới có quyền lập và ban hành pháp luật dưới hình thức các văn bản quy phạm pháp luật. Khi Quốc hội đã ban hành luật thì toàn bộ toàn dân bắt buộc phải tuân thủ chấp hành.

Khi thực thi quyền lập pháp đối với việc ban hành, sửa đổi luật, Hiến pháp cần nghiêm ngặt tuân thủ theo trình tự đã quy định. Các công đoạn lập pháp của Cơ quan lập pháp được thực hiện như sau:

Cơ quan lập pháp thực hiện công việc gì?
Cơ quan lập pháp thực hiện công việc gì?

- Soạn thảo Hiến pháp và nội dung của các văn bản luật

- Thẩm tra lại văn các văn bản được soạn thảo trong giai đoạn trước

- Tiến hành lấy ý kiến từ các tổ chức, cơ sở như lấy ý kiến của dân, các cấp thẩm quyền như Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đại biểu Quốc hội,…

- Thông qua các nội dung đã soạn thảo trong Hiến pháp hay văn bản pháp luật.

- Công bố và phổ biến rộng rãi văn bản luật đến toàn thể nhân dân.

Xem thêm: Cơ quan tư pháp là gì? Hệ thống cơ quan tư pháp ở Việt Nam

3. Quyền lập pháp của cơ quan lập pháp được thể hiện như thế nào?

Quyền lập pháp hay đại ý nói rằng quyền được làm luật của cơ quan lập pháp hoàn toàn được phân biệt với quyền soạn thảo luật. Luật pháp Việt Nam cho phép điều này xảy ra: đối với một đạo luật, nhiều chủ thế có thể soạn thảo để trình Quốc hội.

Tuy nhiên soi vào thực tế, hầu hết mọi đạo luật tại Việt Nam đều được soạn thảo ra bởi Chính phủ, chỉ phần trăm cực nhỏ được soạn thảo ra từ các tổ chức, chủ thể khác như Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam, các Hội Luật gia,… Điều này cho thấy, chủ thể mang trong mình quyền làm luật không nhất định cứ phải là người soạn luật.

Bản chất sâu xa, nội dung cốt lõi của quyền lập pháp chính là quyền đồng ý hoặc không khi thông qua dự án/chính sách luật. Quốc hội được quy định trở thành một chủ thể duy nhất được thông qua mọi dự án luật, có quyền quyết định chọn hay không chọn nội dung luật nào đó đưa vào văn bản chung để tạo ra chuẩn mực thống nhất cho mọi chủ thể khác thực hiện theo.

Quyền lập pháp của cơ quan lập pháp
Quyền lập pháp của cơ quan lập pháp

Chắc chắn nhiều người sẽ thắc mắc rằng vì sao bản thân Quốc hội không tận dụng triệt để quyền lập pháp của mình để soạn ra luật mà lại phải trao quyền đó cho nhiều chủ thể khác nhau? Đơn giản là vì pháp luật nên và cần phải được xây dựng dựa vào thực tiễn về nhu cầu quản lý nhà nước, từ chính các nhu cầu đời sống nhân dân vô cùng sinh động, linh hoạt.

Trong khi đó, hoạt động soạn thảo suy cho cùng chỉ là một thao tác trong toàn bộ hoạt động lập pháp, bản thân hành động này không thể cấu thành nên quyền hành lập pháp được. Rõ ràng, quyền lập pháp chính là một đặc quyền chỉ Quốc hội mới có trong tất cả các tổ chức xã hội tại Việt Nam, còn các hoạt động phục vụ lập pháp thì có thể có sự góp mặt của nhiều đơn vị, tổ chức khác. Các đơn vị tham gia đều sẽ được đưa vào các quy trình nhiều bước gọi chung là quy trình lập pháp.

Xem thêm: Giải đáp cơ quan hành pháp là gì và có tầm quan trọng ra sao

4. Vì sao cần hiểu rõ khái niệm "cơ quan lập pháp là gì"

Việc làm sáng tỏ khái niệm Cơ quan lập pháp là gì có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống. Nó cho chúng ta xác định được đâu là cơ quan có quyền lập pháp, giúp ta hiểu được ý nghĩa to lớn của pháp luật và nhận ra rằng, bản thân mỗi người cần tuân thủ nghiêm ngặt pháp luật và không tự ý ban hành luật cho riêng mình đi trái với nguyên tắc và luật chung toàn xã hội. Những hành vi vi phạm pháp luật đều bị xử lý nghiêm dưới những điều khoản mà cơ quan luật pháp ban hành.

Vì sao cần hiểu rõ khái niệm
Vì sao cần hiểu rõ khái niệm "cơ quan lập pháp là gì"

Đến đây, vấn đề cơ quan lập pháp là gì hoàn toàn đã được làm sáng tỏ. Rất hy vọng nội dung bài viết đã đem đến cho bạn đọc những kiến thức hữu ích để mỗi chúng ta mở rộng tầm nhìn, nâng cao trình độ tri thức của bản thân cũng như đem đến giá trị chân – thiện – mỹ cho cuộc sống của mình nhờ hiểu luật và thực hiện luật nghiêm chỉnh.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem2325 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT