Nhập cảnh là gì? Các hành vi bị nghiêm cấm không cho nhập cảnh?
Theo dõi work247 tạiNhắc đến “nhập cảnh” là chúng ta sẽ hình dung đến việc người hay phương tiện di chuyển vào lãnh thổ một quốc gia khác. Bạn có biết chính xác nhập cảnh là gì? Các hành vi bị nghiêm cấm không cho nhập cảnh? Cùng tìm hiểu về nhập cảnh trong bài viết dưới đây nhé!
1. Nhập cảnh được định nghĩa là gì trong pháp luật Việt Nam?
Theo ngữ nghĩa của từ, “nhập” có nghĩa là vào, “cảnh” có nghĩa là cổng; nhập cảnh chính là việc chúng ta bước qua cánh cổng, địa phận ranh giới của các quốc gia khác nhau trên toàn thế giới.
Theo quy định của luật pháp Việt Nam về luật xuất nhập cảnh được quy định tại khoản 4 điều 3 luật số 47/2024/QH13 ngày 16/06/2024; nhập cảnh chính là việc người nước ngoài, không có hộ khẩu thường trú tại Việt Nam, qua cửa khẩu đi vào lãnh thổ Việt Nam; với mục đích khác nhau.
Có thể thấy rằng, trong luật, có quy định rõ ràng về chủ thể nhập cảnh, địa điểm nhập cảnh và yêu cầu khi nhập cảnh. Người có quốc tịch nước ngoài hay không có quốc tịch, đặt chân vào lãnh thổ Việt Nam thông qua cửa khẩu; có giấy phép đầy đủ.
Cửa khẩu ở đây được hiểu là địa điểm, nơi mà người nước ngoài thực hiện các thủ tục hành chính về việc xuất, nhập cảnh hay quá cảnh. Nó có thể là sân bay hay biên giới các quốc gia.
Xem thêm: Làm hộ chiếu online là gì? Đăng ký hộ chiếu online bằng cách nào?
2. Nhập cảnh được quy định như nào trong pháp luật Việt Nam?
Luật xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam quy định về việc nhập cảnh, xuất cảnh của mỗi công dân Việt Nam; trách nhiệm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xuất, nhập cảnh của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Nội dung nhập cảnh được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, về các nguyên tắc khi nhập cảnh, những hành vi bị nghiêm cấm khi nhập cảnh và điều kiện để nhập cảnh.
Xem thêm: Du học Ba Lan có tốt không? Những thông tin về du học Ba Lan
2.1. Trong văn bản pháp luật
Trong văn bản pháp luật, Luật xuất nhập hay quá cảnh cư trú của người có quốc tịch nước ngoài tại Việt Nam được quy định tại luật số 47/2024 QH13 vào ngày 16/06/2024; văn bản thay thế cho pháp lệnh xuất nhập cảnh (pháp lệnh xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú của người có quốc tịch nước ngoài tại Việt Nam) năm 2024 đã hết hiệu lực.
Thông tư 04/2024/TT-BCA quy định về các mẫu giấy tờ bắt buộc về thủ tục xuất nhập cảnh hay cư trú của cá nhân có quốc tịch nước ngoài tại Việt Nam do bộ trưởng Bộ Công An ban hành;
Thông tư 31/2024/TT-BCA hướng dẫn cá nhân về việc cấp thị thực, cấp thẻ tạm trú, tạm vắng; cấp giấy phép xuất nhập cảnh; giải quyết cho cá nhân nước ngoài tại Việt Nam về vấn đề thường trú; bộ trưởng Bộ Công An ban hành;
Thông tư 04/2024/TT-BNG hướng dẫn cá nhân về các thủ tục cấp thị thực, gia hạn tạm trú, tạm vắng; cấp thẻ tạm trú cho các cá nhân có quốc tịch nước ngoài tại Việt Nam; thẩm quyền của bộ Ngoại giao.
Ngoài ra, các thủ tục liên quan khác về xuất, nhập cảnh được quy định trong một số văn bản khác của chính phủ, cơ quan có thẩm quyền giải quyết như: bộ tài chính, bộ ngoại giao,…
Xem thêm: Khám phá bản Mô tả công việc Nhà ngoại giao không thể bỏ qua
2.2. Các nguyên tắc khi nhập cảnh
Để có thể thuận lợi tiến vào lãnh thổ Việt Nam, các cá nhân có quốc tịch nước ngoài cần tuân thủ các yêu cầu bắt buộc như sau:
Đầu tiên, tuân thủ một cách nghiêm túc, chính xác và đầy đủ các yêu cầu được quy định trong Luật xuất nhập cảnh và các quy định khác của pháp luật Việt Nam hoặc quy định trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là một trong các nước thành viên.
Tiếp theo, tôn trọng văn hóa; quyền độc lập, tự do dân chủ; đảm bảo thực hiện tốt các vấn đề liên quan đến an ninh quốc gia; giữ gìn trật tự xã hội; bình đẳng trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước trên thế giới.
Cuối cùng, một người nước ngoài chỉ được sử dụng một hộ chiếu để xuất, nhập cảnh, quá cảnh hay cư trú tại Việt Nam. Các yêu cầu về nguyên tắc khi nhập cảnh được quy định rõ trong điều 4 luật xuất nhập cảnh của pháp luật Việt Nam.
Xem thêm: Việc làm tư vấn du học
2.3. Các hành vi bị nghiêm cấm nhập cảnh vào Việt Nam
Ngoài việc nêu cụ thể và chính xác các nguyên tắc khi nhập cảnh vào Việt Nam, pháp luật Việt Nam cũng quy định rõ ràng về các hành vi bị nghiêm cấm, được nêu tại điều 5 của luật xuất nhập cảnh.
Một số hành vi bị nghiêm cấm nhập cảnh vào Việt Nam:
Các cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi cản trở các cơ quan có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ theo quy định của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa về việc xuất nhập cảnh, quá cảnh hay cư trú của cá nhân có quốc tịch nước ngoài tại Việt Nam;
Hành vi làm giả, sử dụng các loại giấy tờ giả để nhập cảnh trái phép vào Việt Nam với bất cứ lý do gì cũng không được chấp nhận;
Cung cấp các thông tin sai lệch về cá nhân để có thể thực hiện nhập cảnh vào Việt Nam; từ đó thực hiện các hành vi, ý đồ chống phá, xâm phạm đến quyền và lợi ích của nhân dân, nhà nước Việt Nam;
Thực hiện các hành vi mua bán, cho thuê, mượn hay cho mượn, thay đổi nội dung trên các giấy tờ có giá trị xuất nhập cảnh,…
2.4. Điều kiện để các cá nhân được nhập cảnh vào Việt Nam
Để có thể nhập cảnh vào lãnh thổ quốc gia của các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng; cá nhân có quốc tịch nước ngoài cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu nhất định đã được pháp luật quốc gia quy định. Mỗi quốc gia sẽ có những điều kiện cụ thể khác nhau; dựa trên những yếu tố về tình hình kinh tế, văn hóa, chính trị.
Có những quốc gia, để có thể nhập cảnh, bạn sẽ phải tuân thủ rất nhiều các quy định chặt chẽ, rườm rà; bên cạnh đó, cũng có những quốc gia rất dễ dàng trong việc nhập cảnh.
Tại Việt Nam, cá nhân có quốc tịch nước ngoài muốn nhập cảnh cần pháp đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:
Đầu tiên, phải có hộ chiếu hoặc các loại giấy tờ khác có giá trị cho phép cá nhân được đi lại giữa các quốc gia và thị thực. Hai loại giấy tờ đầu có thể thay thế cho nhau; nghĩa rằng, bạn có thể sử dụng một trong hai loại để thực hiện thủ tục nhập cảnh; thị thực là giấy tờ bắt buộc phải có.
Trong đó, hộ chiếu hay passport là một loại giấy tờ dùng để chứng minh nhân thân khi bạn hoạt động tại nước ngoài; nó bao gồm các thông tin cá nhân như họ tên, năm sinh, quốc tịch,…
Giấy tờ đi lại giữa các quốc gia là giấy tờ được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân không có quốc tịch tại nước đó; được cơ quan nhà nước Việt Nam đồng ý và chấp thuận.
Đặc biệt, thị thực là giấy tờ quan trọng nhất. Đây là giấy tờ do cơ quan nhà nước Việt Nam cấp, cho pháp cá nhân có quốc tịch nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam.
Thứ hai, cá nhân có quốc tịch nước ngoài không thuộc vào diện chưa cho nhập cảnh.
Xem thêm: Đi du học Hàn Quốc cần những gì? Cẩm nang du học Hàn Quốc
2.5. Các trường hợp chưa cho nhập cảnh vào Việt Nam
Trong luật xuất nhập khẩu, có quy định cụ thể về các trường hợp chưa cho nhập cảnh vào Việt Nam như:
Đầu tiên là việc không có giấy tờ yêu cầu; hay các loại giấy tờ giả mạo, khai báo thông tin sai lệch để được cấp giấy tờ có giá trị nhập cảnh;
Trẻ em dưới 14 tuổi không có người giám hộ hay người ủy quyền đi cùng; người có tinh thần bất ổn, có vấn đề về thần kinh hay mắc các bệnh truyền nhiễm, gây nguy hiểm cho cộng đồng và cho người dân Việt Nam;
Từ ngày quyết định trục xuất có hiệu lực, bị buộc xuất cảnh chưa đến 6 tháng hay bị trục xuất khỏi nước chưa đến 3 năm.
Ngoài ra, còn một số các yếu tố khác như: phòng, chống dịch bệnh; thiên tai; vấn đề chính trị, quốc phòng, an ninh, trật tự xã hội.
2.6. Cơ quan có thẩm quyền quyết định việc không cho nhập cảnh
Việc quyết định một cá nhân mang quốc tịch nước ngoài có được nhập cảnh vào Việt Nam không, nó phụ thuộc vào quyết định của nhiều cơ quan, ban ngành khác nhau; không chỉ riêng quyết định của người đứng đầu đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh.
Các đơn vị có thẩm quyền liên quan bao gồm: Bộ trưởng Bộ Y Tế; bộ trưởng Bộ Quốc phòng; bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; bộ trưởng Bộ Công an. Cá nhân đứng đầu chỉ có quyền hạn quyết định chưa cho nhập cảnh trong 6 trường hợp đầu tiên, các trường hợp tiếp theo, phải có sự đồng ý của các đơn vị có thẩm quyền.
Trên đây là bài chia sẻ về nhập cảnh là gì? Các hành vi bị nghiêm cấm không cho nhập cảnh? Hy vọng bài viết giúp bạn giải đáp thắc mắc về các vấn đề liên quan đến nhập cảnh. Chúc bạn mạnh khỏe và vui vẻ trong những ngày ở Việt Nam nhé!
968 0