Phân tích chi tiết về sự khác nhau của quyền khiếu nại và tố cáo

Theo dõi work247 tại
Diệp Lạc tác giả work247.vn Tác giả: Diệp Lạc

Ai cũng có quyền được khiếu nại và tố cáo nhưng trong một số trường hợp cụ thể mọi người thường nhầm lẫn giữa hai khái niệm này làm ảnh hưởng đến mục đích thực hiện sự việc. Vậy bản chất của hai vấn đề này khác nhau như thế nào? Cùng tìm hiểu sự khác biệt trong quyền khiếu nại và tố cáo thông qua bài viết dưới đây của work247.vn!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

Tìm việc làm nhanh

1. Định nghĩa về khiếu nại và tố cáo

Khiếu nại là vấn đề mà công dân, tổ chức, cán bộ công chức hay cơ quan trình bày theo đúng thủ tục của cơ quan chức năng có thẩm quyền quy định nhằm mục đích đề xuất xem xét lại về quyết định thực thi hành chính của các cơ quan hành chính Nhà nước, người có thẩm quyền thi hành hoặc quyết định của kỷ luật bộ phận, cán bộ dựa theo căn cứ và cho rằng những điều lệ, xử lý được đưa ra bất hợp lý vi phạm quyền và lợi ích cá nhân của mình.

Định nghĩa khái niệm khiếu nại và tố cáo
Định nghĩa khái niệm khiếu nại và tố cáo

Tố cáo là hành vi của cá nhân trình bày theo đúng thủ tục của Luật tố cáo quy định cho các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về bất kỳ hành động có tính chất vi phạm pháp luật của các cá nhân, tổ chức hay cơ quan nào mà gây ra thiệt hại hoặc mang tính đe dọa gây tổn thất tới lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, cơ quan hay lợi ích của Nhà nước, trong đó cụ thể là: 

- Tố cáo các hành vi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, công vụ mà vi phạm pháp luật.

- Tố cáo các hành vi liên quan đến ngành quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực cụ thể mà vi phạm pháp luật.

Xem thêm: Giải đáp – học ngành Quản lý nhà nước về an ninh trật tự ra làm gì?

2. So sánh sự khác nhau giữa quyền khiếu nại và tố cáo

Nhiều người thường nhầm lẫn giữa hai vấn đề này có ý nghĩa giống nhau nhưng bản chất của 2 khái niệm này trong pháp luật hoàn toàn khác biệt. Cùng tìm hiểu về sự khác nhau của quyền khiếu nại và tổ chức trong các khía cạnh cụ thể dưới đây:

2.1. Về mặt luật pháp

Trong Luật khiếu nại đã quy định cụ thể như sau:

- Theo như Thông tư số 07/2013/TT-TTCP đã quy định cụ thể việc thực hiện quy trình giải quyết khiếu nại hành chính.

- Theo nghị định số 75/2012/NĐ-CP đã ban hành chi tiết về những điều khoản liên quan đến Luật khiếu nại (toàn bộ những nội dung liên quan đến tố cáo, khiếu nại của người lao động đã bị Chính phủ bãi bỏ theo điều 46 Nghị định 24/2-18/NĐ-CP).

- Căn cứ vào Thông tư số 02/2016/TT-TTCP đã thực hiện bổ sung và sửa đổi một số quy định trong Thông tư số 07/2013/TT-TTCP được thực thi vào ngày 31/10/2013 do Thanh tra Chính phủ quy định về quy trình giải quyết khiếu nại hành chính.

Về mặt luật pháp của hai vấn đề này
Về mặt luật pháp của hai vấn đề này

Trong Luật tố cáo đã quy định cụ thể như sau:

- Nghị định số 31/2019/NĐ-CP trong Luật Tố cáo đã quy định chi tiết về điều khoản và biện pháp tổ chức thi hành cụ thể.

- Nghị định số 28/2019/NĐ-CP quy định trong quân đội nhân dân về vấn đề tố cáo và giải quyết tố cáo.

- Nghị định số 22/2019/NĐ-CP đã quy định trong công an nhân dân trong vấn đề tố cáo và giải quyết tố cáo.

2.2. Mục đích hướng đến

- Trong vấn đề khiếu nại: có mục đích hướng tới những lợi ích hay đòi lại ích khi chủ thế thực hiện khiếu nại cảm thấy họ bị tổn thất, xâm phạm nhằm bảo đảm quyền lợi chính đáng mà họ đáng được nhận.

- Trong vấn đề tố cáo: có mục đích hướng tới việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật hoặc sai trái mà đối tượng bị tố cáo phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

2.3. Chủ thể thực hiện quyền 

- Khiếu nại là vấn đề được các công dân, tổ chức, cơ quan thực hiện 

- Tố cáo là vấn đề chỉ được các công dân thực hiện còn những cơ quan, cán bộ, công chức trong tổ chức, doanh nghiệp không có quyền được tố cáo.

Mục đích và chủ thể thực hiện khiếu nại và tố cáo
Mục đích và chủ thể thực hiện khiếu nại và tố cáo

Xem thêm: Kiến thức cơ bản mọi công dân cần biết về thể chế chính trị

2.4. Yêu cầu về thông tin thực hiện

- Người làm đơn khiếu nại nếu trình bài thông tin sai sự thật sẽ không cần chịu trách nhiệm về hành vi đó vì thông thường các khiếu nại có thể gây ra bởi sự hiểu lầm, thiếu hiểu biết về vấn đề nào đó.

- Tuy nhiên người làm đơn tố cáo nếu như không khai báo những thông tin đúng sự thật, thiếu chứng cứ gây ảnh hưởng đến nhân phẩm và danh dự của đối tượng bị tố cáo thì phải chịu trách nhiệm về hành vi đó.

Theo như Luật khiếu nại tố cáo ban hành năm 2018 theo điều 23 đã quy định về cung cấp thông tin cá nhân như sau: yêu cầu khai báo nội dung tố cáo trung thực, cần có thêm những tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tố cáo mà người thực hiện thu thập được, chịu trách nhiệm về nội dung tố cáo trước pháp luật, khi được yêu cầu phải hợp tác tuyệt đối với người giải quyết tố cáo, nếu như thông tin tố cáo cung cấp sai sự thật thì phải bồi thường thiệt hại cho đối tượng tố cáo hoặc nặng hơn là chịu trách nhiệm hình sự tùy vào vấn đề tố tụng.

Yêu cầu về thông tin khiếu nại và tố cáo
Yêu cầu về thông tin khiếu nại và tố cáo

mẫu cv xin việc

2.5. Đối tượng thực hiện hành vi

- Đối tượng xử lý các khiếu nại là các quyết định hành chính của những cán bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay quyết định kỷ luật cán bộ, công chức cụ thể.

- Đối tượng xử lý tố cáo là trong quá trình thực hiện công vụ, nhiệm vụ đã có những hành vi vi phạm pháp luật hoặc hành vi của cơ quan quản lý Nhà nước trong các lĩnh vực cụ thể vi phạm pháp luật.

2.6. Thái độ xử lý và khen thưởng

So với khiếu tại thì hình thức tố cáo được khuyến khích hơn vì đó là cách để luật pháp điều tra và thực thi những vấn đề liên quan đến pháp luật còn khiếu nại thì thường là ý kiến của một cá nhân, tổ chức với mục đích đòi quyền lợi nên không được khuyến khích nếu như không thực sự cần thiết.

Theo như quy định của Luật khiếu nại tố cáo năm 2018 khoản 1 điều 9 ban hành thì hành động tố cáo đúng sẽ được khen được cũng như nhận bồi thường xứng đáng theo quy định của pháp luật. Đối với trường hợp tố cáo vấn đề tham nhũng của các tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan thi người tố cáo sẽ được khen thưởng bằng tiền mặt trị giá 3.45 tỷ đồng theo quy định của Thông tư 01/2015/TTLT-TTCP-BNV. 

Còn hành vi khiếu nại sẽ không nhận được gì vì đó thuộc về quyền lợi cá nhân.

Đối tượng giải quyết vấn đề khiếu nại và tố cáo cùng thái độ xử lý
Đối tượng giải quyết vấn đề khiếu nại và tố cáo cùng thái độ xử lý

2.7. Kết quả cùng hướng giải quyết

- Vấn đề khiếu nại: là quyết định giải quyết nhằm mục đích giải đáp thắc mắc của người khiếu nại của các cơ quan có thẩm quyền thể hiện sự đánh giá và cách xử lý về vấn đề của người khiếu nại.

- Vấn đề tố cáo: là quyết định các vấn đề được tố cáo nhằm xử lý sai phạm của đối tượng bị tố cáo dựa trên kết quả điều tra, nếu như người tố cáo không yêu cầu thì không cần gửi kết quả tố cáo cho họ.

Xem thêm: Thanh tra là gì? Những kiến thức về hoạt động thanh tra nên biết

2.8. Các trường hợp không thụ lý đơn

Đối với những trường hợp khiếu nại thì chưa có văn bản quy định pháp luật nào ban hành hiện nay về việc không nhận thụ lý dơn. Tuy nhiên về vấn đề tố cáo thì có đầy đủ văn bản quy định các trường hợp quyết định thụ lý tố cao cần phải đảm bảo tối thiểu các điều kiện sau:

- Đơn tố cáo phải được thực hiện theo đúng thủ tục quy định của Luật tố cáo năm 2018 điều khoản 23.

- Người thực hiện tố cáo phải có đủ năng lực hành vi dân sự, trong trường hợp người thực hiện không đảm bảo được điều kiện này thì phải có người đại diện thay thế thực hiện các quy định của pháp luật.

- Các vấn đề tố cáo phải nằm trong phạm vi giải quyết của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiếp nhận sự việc.

- Những nội dung tố cao phải có cơ sở, bằng chứng xác định rõ ràng hành vi vi phạm pháp luật cũng như người vi phạm.

Đối với những trường hợp người khiếu nại muốn chuyển sang tố cáo người đã giải quyết khiếu nại vì không đồng ý với cách giải quyết quyết theo đúng thủ tục, trình tự, thẩm quyền thì khi đơn tố cáo sẽ được thụ lý khi người thực hiện cung cấp đầy đủ các chứng cứ, tài liệu xác định được người giải quyết khiếu nại đã vi phạm pháp luật.

Các trường hợp không thụ lý đơn khiếu nại và tố cáo
Các trường hợp không thụ lý đơn khiếu nại và tố cáo

Bên trên là những thông tin cơ bản để giúp người đọc hiểu được sự khác nhau giữa khiếu nại và tố cáo, việc khiếu nại sẽ được giải quyết bởi các cơ quan có thẩm quyền một cách dứt điểm còn tố cáo thì không và trong thời gian thực hiện cũng khác nhau. Người thực hiện cần phải tìm hiểu thật kỹ vấn đề đưa ra thuộc hình thức nào để giải quyết hiệu quả và đúng chức năng. Để tìm hiểu thêm các thông tin liên quan đến luật pháp truy cập website work247.vn

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem953 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT