Những điều chưa được bật mí về cách viết CV editor chuyên nghiệp

Theo dõi work247 tại
Hằng Lê tác giả work247.vn Tác giả: Hằng Lê

Trong những năm vừa qua, số lượng người ứng tuyển vào vị trí editor đang ngày một gia tăng. Nhất là khi công việc này đang có sự tác động lớn của phương tiện truyền thông và xã hội. Tuy nhiên, công việc luôn được tuyển dụng rất gắt gao, điều này khiến cho ứng viên bắt buộc phải có một bản CV editor chất lượng. Vậy CV editor sẽ có những tiêu chuẩn gì? Làm thế nào nào có thể làm được một chiếc CV editor? Các câu hỏi thú vị này sẽ được work247.vn giải đáp trong bài blog này nhé!

Tạo CV Online

Chia sẻ tin với bạn bè

1. Yêu cầu của 1 CV editor chuẩn và chuyên nghiệp

Dù không phải là một văn bản đặc biệt nhưng CV editor chính là loại hồ sơ xin việc đầu tiên để giúp ta vượt qua vòng phỏng vấn. Vì vậy, mỗi người ứng viên khi ứng tuyển vào vị trí editor sẽ cần tạo một CV đáp ứng các tiêu chuẩn như:

1.1. Nội dung viết ngắn gọn và rõ ràng

Về bản chất, CV editor được hiểu là một sơ yếu lý lịch làm việc với mục đích chính là giúp nhà tuyển dụng nắm bắt được thông tin của người ứng viên. Vì vậy, yêu cầu đầu tiên đối với loại CV này là ngắn gọn, xúc tích.

Nhất là khi, editor là một ngành nghề có thiên hướng ứng dụng cao nên với loại CV này, các bạn chỉ nên để thông tin tối đa 2 trang. Đồng thời, các nội dung của bản CV editor cũng cần rõ ràng, mạch lạc để giúp nhà tuyển dụng mau chóng nắm bắt và tìm thấy các thông tin quan trọng nhất đối với một người ứng viên.

Nội dung viết ngắn gọn và rõ ràng
Nội dung viết ngắn gọn và rõ ràng

1.2. Có nhiều dẫn chứng thuyết phục

Đối với một bản CV editor, dẫn chứng thuyết phục luôn là yếu tố quan trọng nhất. Điều này được thể hiện rõ ràng ở mục kinh nghiệm, trình độ học vấn  và chứng chỉ.

Cụ thể, ở mục kinh nghiệm làm việc, các bạn cần nêu rõ những công việc mà mình đã đảm nhận, thành tích trong tháng, số lượng video, những lần tăng thứ hạng,….Bản CV sẽ đạt chất lượng cao hơn khi có ghi rõ đường link, các sản phẩm đã thực hiện. Bên cạnh đó, học vấn cũng là một yếu tố quan trọng khác. Các bạn sẽ cần nêu rõ các nguồn cơ sở, bằng cấp, văn bản nhằm chứng minh những năng lực mà bạn tích lũy được của bản thân.

1.3. Có các kỹ năng liên quan đến editor

Để thể hiện bản thân có thực sự phù hợp với vị trí editor hay không, trong CV của các bạn sẽ cần có các kỹ năng liên quan đến công việc. Thông thường, các mẫu CV editor sẽ thường nêu bật các kỹ năng cần thiết trong quá trình làm việc như chỉnh sửa video, làm việc nhóm, biên tập nội dung, sửa ngữ pháp,…

1.4. Bố cục rõ ràng và đúng ngữ pháp

Bố cụ rõ ràng là tiêu chuẩn cuối cùng của CV editor. Bởi công việc này liên quan đến việc sáng tạo nên các nhà tuyển dụng cũng sẽ đòi hỏi cao hơn mức bình thường. Vì vậy, các bạn sẽ cần đặc biệt chú ý trong cách trình bày như phối hợp hài hòa giữa các đoạn, ngắt xuống dòng,… Đặc biệt, bạn tuyệt đối không được mắt lỗi chính tả trong CV editor do ngữ pháp cũng là yêu cầu bắt buộc ở công việc này.

Bố cục rõ ràng và đúng ngữ pháp
Bố cục rõ ràng và đúng ngữ pháp

2. Bí quyết làm CV video editor cứ nộp là đậu

Để tạo nên một chiếc CV video editor chuyên nghiệp và chất lượng, các bạn sẽ cần thực hiện lần lượt với các mục sau:

2.1. Thông tin cá nhân ứng tuyển

Cũng giống như rất nhiều ngành nghề khác, phần đầu tiên trong một bản CV xin việc của editor sẽ là các thông tin cơ bản như ảnh đại diện, họ và tên, tiêu đề CV, ngày tháng năm sinh, email, địa chỉ. Ngoài ra, các bạn cũng cần lưu ý tới đường dẫn portfolio nhằm chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy được các sản phẩm mà bạn đã làm được trong quá khứ. Đây cũng là một cách để giúp nhà tuyển dụng có cái nhìn khách quan hơn về bản thân bạn.

2.2. Mục giới thiệu sơ lược bản thân editor

Ngay sau phần thông tin cá nhân sẽ là mục giới thiệu sơ lược về bản thân trong CV editor. Đối với mục này, các bạn sẽ cần thể hiện được kinh nghiệm làm việc, phong cách và giá trị mà bạn đã tích lũy trong thời gian vừa qua.

Ở đây, các bạn còn thể kết hợp thêm một số từ khóa có giá trị, con số để giúp bản CV editor trở nên chất lượng hơn. Ví dụ như, đã từng có 5 năm kinh nghiệm editor phim và quay video ở các dự án phim tự do. Biết dựng video quảng cáo, làm sự kiện và các video ca nhạc, với lượng feedback tích cực lên tới 95% đến từ khách hàng.

Xem thêm: Học cách giới thiệu bản thân trong CV tăng tỉ lệ xin việc thành công

Mục giới thiệu sơ lược bản thân editor
Mục giới thiệu sơ lược bản thân editor

2.3. Kinh nghiệm làm việc

Kinh nghiệm làm việc cũng là một mục mà bạn sẽ cần trình bày ở CV editor. Ở đây, bạn sẽ cần chú ý trình bày chi tiết các kinh nghiệm liên quan tới công việc. Đồng thời, bạn cũng nên có sự sắp xếp thứ tự ưu tiên sao cho phù hợp với bài đăng ứng tuyển. Điều này sẽ giúp cho nhà tuyển dụng thấy được bạn là một ứng viên giàu tiềm năng.

2.4. Các mức độ học vấn và chứng chỉ liên quan

Không giống như rất nhiều ngành khác, ngành editor sẽ không yêu cầu bắt buộc bạn phải có trình độ học vấn hay bằng cấp ở trong CV. Tuy nhiên, việc đã từng theo học hay có một chứng chỉ nào đó sẽ giúp bạn có nguồn cơ sở vững chắc, chứng minh được tài năng hơn. Đồng thời, việc ghi các thành tích đáng chú ý trong CV cũng sẽ giúp bạn tăng được điểm cộng ở mục này.

Đối với những ứng viên chưa từng có bằng cấp chính thống, các bạn hoàn toan có thể chứng minh tài năng của bản thân mình bằng cách thể hiện các sản phẩm thực tế, những con số tích cực mà mình đã đạt được trong quá khứ. Đây chính là cách hiệu quả nhất đối với các ứng viên bị thiếu nhiều thông tin ở mục này.

2.5. Kỹ năng của người nộp hồ sơ

Ở phần cuối của CV editor, các bạn sẽ trình bày kỹ năng chuyên môn của bản thân mình với công việc. Đối với công việc này, các bạn sẽ thể hiện một số kỹ năng cơ bản như sử dụng phần mềm đồ họa, dựng phim, quay phim, dựng hoạt ảnh,… Khi thể hiện kỹ năng, bạn nên lồng ghép một số phần mềm mà mình thành thạo sử dụng như Adobe Premier Pro, hiệu ứng hình ảnh, xử lý âm thanh.

Bên cạnh những kỹ năng cứng đã thể hiện, bạn cũng cần nêu lên một số kỹ năng mềm nổi bật như quản lý thời gian, làm việc nhóm, có khả năng đào tạo,… Điều này sẽ giúp cho bản CV của các bạn trở nên hoàn chỉnh và chất lượng hơn.

Kỹ năng của người nộp hồ sơ
Kỹ năng của người nộp hồ sơ

3. 15+ mẫu CV editor chuyên nghiệp

3.1. CV editor cơ bản

CV editor cơ bản là loại mẫu CV đơn giản nhất cho những người mới vào nghề. Đối với mẫu này, các bạn sẽ tập trung vào sự cân đối các thông tin cơ bản, sự hài hòa màu sắc và bố cục của bản CV. Điểm chú ý ở đây là bạn sẽ cần trau chuốt hơn về ngữ pháp và font chữ sẽ được trình bày.

3.2. CV Editor thực tập sinh

CV editor thực tập sinh là mẫu hồ sơ xin việc được nhiều bạn sinh viên sử dụng nhất trong quá trình tìm việc. Ở mẫu này, các bạn sẽ trình bày một số thông tin trọng tâm như các hoạt động ngoại khóa, dự án đã từng tham gia có liên quan đến công việc editor.

Bởi ở mẫu CV này, các bạn vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm nên chủ yếu sẽ thể hiện kỹ năng hay các khóa học mà mình đã tham gia. Ngoài ra, yếu tố trình bày cũng là điểm mà bạn cần chú ý khi ưu tiên sự hài hòa và cân đối.

3.3. CV Editor sinh viên mới tốt nghiệp

CV editor sinh viên mới tốt nghiệp sẽ thực sự phù hợp cho những ai chưa có kinh nghiệm, mới chấp chững bước chân vào nghề. Cũng tương tự như 2 mẫu CV trên, các bạn cũng sẽ tập trung nhiều hơn vào học vấn và chứng chỉ mà mình đã đạt được. Đồng thời, bạn cũng sẽ trau chuốt hơn ở phần thiết kế CV để giúp nhà tuyển dụng dễ tìm kiếm và chọn lọc thông tin nhất.

CV Editor sinh viên mới tốt nghiệp
CV Editor sinh viên mới tốt nghiệp

3.4. CV proofreader

CV proofreader là một loại CV thực sự phù hợp cho những ai làm editor nhưng có mong muốn làm dự án riêng. Ở loại CV này, các bạn sẽ cần thể hiện mình là người làm công việc kiểm tra nội dung, duyệt chỉnh sửa. Vì vậy, mục kỹ năng mềm luôn là thông tin mà bạn cần đặc biệt chú trọng để thể hiện niềm tin từ nhà tuyển dụng như khả năng tìm ngữ pháp, sửa lỗi chính tả hay góp ý để thay đổi nội dung,…

3.5. Mẫu CV online editor

Một công việc tự do khác cũng thuộc mẫu CV editor là online editor. Với loại mẫu CV này, các bạn sẽ cần thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được tài năng của bản thân, biết chỉnh sửa hình ảnh và video. Đồng thời, bạn cần có sự hài hòa về bố cục và màu sắc để khiến nhà tuyển dụng thấy được kỹ năng vững chắc ở bản thân bạn.

3.6. CV editor ở vị trí Critique Partner

Khi đã làm ở vị trí editor, chắc hẳn, các bạn cũng đã từng nghe đến CV Critique Partner. Bởi vì đây là công việc liên quan xuất bản và sáng tác văn nên với loại CV này, bạn sẽ cần tập trung chính vào phần nội dung thay vì cách thức trình bày trong một CV. Mặc dù vậy, bạn cũng thể hiện màu sắc tươi sáng, sắc nét để bản CV của bạn trở nên rõ ràng và dễ đọc hơn.

3.7. CV Commissioning Editor

Phần lớn mẫu CV Commissioning Editor sẽ thường được ứng tuyển tại các nhà xuất bản và nhà sách. Vì vậy, thông thường các mẫu CV này sẽ thường được nhà tuyển dụng chú trọng hơn về mặt ngữ pháp và nội dung nên phần lớn các ứng viên sẽ thể hiện rõ hơn ở kỹ năng cũng như trình bày ngữ pháp.

3.8. CV Contributing Editor

Với những ai có mong muốn tham gia vào ngành báo chí và xây dựng một tờ báo nào đó thì tạo CV Contributing Editor sẽ thực sự là phù hợp với các bạn. Khi tạo CV này, các bạn đa dạng các kiểu sáng tạo khác nhau cũng với văn phong, câu chữ thể hiện trong từng phần của CV như kinh nghiệm, học vấn, kỹ năng. Đối với mỗi phần, bạn cần thể hiện rõ mình có khả năng chỉnh sửa bài, tạo ảnh hay chỉnh sửa video với đa dạng phần mềm khác nhau.

3.9. CV Beta Reader

Khi nhắc đến “dòng họ nhà” CV editor, chúng ta không thể không nhắc đến Beta Reader. Đây là một loại CV được dùng để tuyển dụng vị trí Beta Reader. Đối với loại CV này, các bạn sẽ tập trung nhiều hơn các thông tin liên quan đến công việc như khả năng ngữ pháp, đánh giá chính tả, nhận xét tác phẩm,…

3.10. CV Content Editor

Một dạng CV khác mà bạn cũng cần nên quan tâm là CV Content Editor. Cũng tương tự như các CV ở phía trên, các bạn sẽ tập trung vào kinh nghiệm, kiến thức trong việc xem xét và chỉnh sửa nội dung. Thông thường, ứng viên làm CV sẽ là người có kiến thực sâu rộng, nhìn nhận vấn đề sâu sắc nên bạn tập trung nhiều hơn vào mục trình độ học vấn và kỹ năng công việc. Việc có bằng và chứng chỉ ở các trường hay cơ sở uy tín sẽ là điểm cộng lớn dành cho các bạn.

3.11. CV Copy Editor

CV Copy Editor cùng là một loại hồ sơ xin việc thuộc Editor. Với loại hồ sơ này, các bạn sẽ cần tập trung hơn khả năng thể hiện ngoại ngữ, kỹ năng ngữ pháp và thể hiện nội dung. Vì vậy, việc có một bố cục đẹp mắt, câu văn ngắn gọn sẽ là một điểm cộng lớn dành cho bạn.

CV Copy Editor
CV Copy Editor

3.12. CV Production Editor

Một loại CV khác mà bạn cũng cần nên biết là CV Production Editor. Ở loại CV này, các bạn sẽ không chỉ thể hiện ở mặt hình ảnh, âm thanh còn cả nội dung của sản phẩm. Vì vậy, trong quá trình viết CV, bạn nên thể hiện bản thân có thể sử dụng thành thạo các loại phần mềm, kỹ năng chỉnh sửa cũng như biết cách xử lý công việc.

3.13. CV Associate Editor

CV Associate Editor cũng là một dạng hồ sơ xin việc rất đáng để bạn quan tâm đối với những người có nguyện vọng làm ở các báo hay tạp chí. Đối với loại CV này, các bạn sẽ cần thể hiện bản thân thông qua các mục quan trọng như kinh nghiệm làm việc, kỹ năng và trình độ học vấn. Ngoài ra, các bạn cũng sẽ cần chú ý tới cách thức trình bày và cân đối nội dung để tạo nên một chiếc CV đẹp mắt.

3.14. CV Developmental Editor

Developmental Editor được biết đến là một công việc có vai trò như một nhà tác giả, biên tập nội dung. Vì thế, phần lớn các ứng viên khi trình bày sẽ thường chú ý sự phân bố rõ ràng, hài hòa giữa font chữ và nội dung. Đặc biệt, các bạn cũng cần thể hiện rõ hơn ở kinh nghiệm để giúp nhà tuyển dụng thấy được thành quả công việc mà bạn đã từng làm.

CV Developmental Editor
CV Developmental Editor

3.15. CV Executive Editor

CV Executive Editor được biết đến là một loại hồ sơ xin việc dành cho ứng viên cho vị trí tổng biên tập khi đăng ký tại các hãng báo hay tạp chí. Ở đây, các bạn sẽ cần viết trong CV của mình những kỹ năng và kinh nghiệm trong ngành báo chí. Mục học vấn cũng thông tin đặc biệt quan trọng để thể hiện bằng cấp hay chứng chỉ mà bạn có được.

3.16. CV Editor-in-Chief

CV Editor-in-chief là một loại hồ sơ dành cho ứng viên có nhiệm vụ giám sát bộ phận biên tập. Thông thường, vị trí này sẽ được dành cho các ứng viên có nhiều kinh nghiệm, học vấn nên bản CV của bạn cũng ghi chi tiết thông tin. Mặc dù vậy, câu văn trong CV này cũng cần ngắn gọn, xúc tích thể hiện đầy đủ đúng trọng tâm mà bạn sẽ truyền tải thông tin.

4. Khám phá kho CV mọi ngành nghề của Work247

Nếu như khi đọc đến, các bạn vẫn gặp khó khăn trong việc thiết kế hồ sơ và tạo CV Editor thì hoàn toàn có thể tham khảo kho mẫu CV nổi tiếng của work247.vn. Với kho mẫu này, các bạn sẽ được thưởng thức các loại CV đẹp mắt, chuyên nghiệp và dễ sử dụng. Nhất là khi, các mẫu CV của work247 còn miễn phí, giúp bạn có thể tải bất kỳ đâu, bất kỳ khi nào mà mình mong muốn.

Xem thêm: Cách thức tạo hồ sơ xin việc online đơn giản và hiệu quả

Hiện nay, CV Editor đã trở thành một loại hồ sơ quan trọng giúp bạn dễ dàng hơn trong quá tìm kiếm việc làm. Mong rằng, bài viết của work247 đã giúp bạn có được CV Editor đẹp mắt và ấn tượng.

mẫu cv xin việc
Tham gia bình luận ngay!

Lượt xem204 lượt comment0

Capcha comment
Tìm việc làm
x
Tạo CV Tìm việc làm

Thông báo

Liên hệ qua SĐT