CTV là gì? Cơ hội việc làm cộng tác viên ở đâu?
Theo dõi work247 tạiCTV là gì? Đây chắc hẳn là câu hỏi của nhiều người. “Tìm việc làm CTV” là một trong những xu hướng tìm kiếm đông đảo nhất trong thị trường việc làm hiện nay. CTV dường như là một lựa chọn được nhiều người tìm việc ưu tiên, đặc biệt là các bạn sinh viên đang mong muốn sở hữu một công việc làm thêm. Bài viết của work247.vn sẽ giúp bạn hiểu chính xác về CTV là gì? CTV làm những nhiệm vụ nào? Có mức lương ra sao? Đặc biệt là bật mí cho bạn địa điểm tuyển dụng CTV uy tín nhất nhé!
1. Khái niệm CTV là gì?
Bạn có thể đã nhìn thấy ở đâu đó một tin tuyển dụng gọi tên CTV. Nhưng CTV là gì? Cụm từ viết tắt này là gì mà được tuyển dụng nhiều đến vậy?
CTV là cụm từ viết tắt của cộng tác viên cộng tác viên. CTV là một chức danh nghề nghiệp hướng đến những đối tượng lao động tự do. CTV không nằm trong phạm vi cơ cấu nhân sự chính thức của một doanh nghiệp. Công việc CTV có thể được sử dụng dưới mục đích như một việc làm thêm, một việc làm bán thời gian, part time hay đơn thuần là nghề tay trái bên cạnh một nghề chính yếu.
Chính bản chất của nghề CTV, nên nghề này không bị hạn chế về mặt thời gian, có thể linh động trong cả không gian làm việc, chủ động trong quá trình làm việc mà không bị giám sát bởi một chủ thể trực tiếp. Vì được tuyển dụng số lượng lớn và không nằm trong cơ cấu nhân sự chính thức của doanh nghiệp. Cho nên, CTV cũng không cần thiết phải trực tiếp đến văn phòng của chủ doanh nghiệp để làm việc. Họ có thể làm việc ở bất cứ nơi đâu họ muốn, bất kỳ lúc nào họ rảnh,...
2. Đặc trưng công việc của CTV
Ngày nay, CTV là nghề nghiệp đang dần chứng minh sức hút của mình thông qua sự phổ biến ngày càng nhiều của nó. Nếu search cụm từ “tìm việc làm CTV” ở trên mạng, bạn sẽ nhận về vô vàn kết quả liên quan đến tuyển dụng CTV trong nhiều lĩnh vực và nhiều mảng khác nhau. Vậy đặc trưng của nghề CTV là gì?
2.1. Mô tả công việc của một CTV
Với những ai mới bắt đầu trong việc tìm hiểu nghề CTV, có thể ít nhiều chưa thể hiểu rõ những nhiệm vụ mà một CTV phải làm trong một doanh nghiệp. Trên thực tế, CTV ngày nay được tuyển dụng rất đa dạng, và tùy thuộc vào từng lĩnh vực, từng mảng kinh doanh của doanh nghiệp hoặc từng bộ phận mà CTV được phân công.
Thường thì, mỗi doanh nghiệp sẽ phân công nhiệm vụ cụ thể đối với CTV. CTV sẽ làm việc theo sự phân công đó, tùy theo năng lực và chuyên môn, CTV sẽ có người làm ít, người làm nhiều, và tựu chung là sẽ “ăn” theo tần suất hoặc sản phẩm lao động mà mình tạo ra. Bên cạnh đó, CTV cũng thường xuyên làm việc kết hợp với một nhóm CTV của doanh nghiệp, hỗ trợ lẫn nhau trong các mảng để hoàn thành một dự án cụ thể chẳng hạn.
2.2. Đặc trưng về thời gian, địa điểm và thu nhập
Như đã đề cập ngay từ khái niệm CTV là gì? Đó là một công việc mà người làm việc hoàn toàn chủ động về cả thời gian, lẫn không gian làm việc. Đó cũng chính là lý do công việc này thích hợp cho những bạn sinh viên, cho dân văn phòng, mẹ bỉm sữa,... hay bất kỳ cá nhân nào có quỹ thời gian rảnh.
Mặc dù chủ động về thời gian làm việc và không gian làm việc. Tuy nhiên, để làm tốt nghề CTV, các cá nhân cần tuân thủ trong quá trình hoàn thành deadline đã được phân công, giao việc đúng thời hạn. Sự chậm trễ hoặc bất kỳ gián đoạn công việc nào mà không có một lý do chính đáng, thường sẽ vô tình hạ thấp uy tín nghề nghiệp của bạn. Từ đó, doanh nghiệp cũng sẽ xem xét và cân nhắc về việc có tiếp tục hợp tác với bạn trong tương lai nữa hay không?
Nghề CTV có thể là con đường ưu tiên cho những ai đang tìm kiếm một công việc tay trái, hoặc công việc làm thêm để gia tăng thu nhập. Nhiều ý kiến cho rằng, CTV là nghề chỉ làm cho vui, làm để giết thời gian chứ thu nhập không đáng bao nhiêu. Tuy nhiên, quan điểm này là hoàn toàn sai lầm, vì ở một số lĩnh vực nhất định, hoặc tùy thuộc vào chuyên môn, trình độ, nghề CTV có thể giúp nhiều cá nhân có cơ hội chinh phục những đỉnh cao thu nhập chưa từng thấy. Thậm chí là mức thu nhập với nghề tay trái này còn cao hơn nghề chính của họ.
Có thể nói, CTV là nghề làm nhiều thì ăn nhiều, làm ít thì ăn ít. Đa phần, các doanh nghiệp không ép buộc khối lượng công việc của một CTV. Vì vậy, hãy nỗ lực trong việc hoàn thành tốt công việc của mình để nhận về mức thu nhập tương xứng bạn nhé.
3. Vai trò của CTV đối với doanh nghiệp và người tìm việc
Lợi ích mà một công việc CTV mang lại cho nhà tuyển dụng và người tìm việc là gì? Giải đáp được vấn đề này, sẽ minh chứng cho việc tại sao tin tuyển dụng việc làm CTV lại chiếm một khối lượng lớn đến thế!
3.1. Tại sao doanh nghiệp nên tuyển dụng CTV?
Mọt chủ doanh nghiệp khi bắt đầu mục tiêu của mình, ai cũng mong muốn mở rộng quy mô, phát triển mạnh mẽ. Quá trình này nhất thiết phải gia tăng khối lượng công việc, thúc đẩy hoạt động kinh doanh, sản xuất và phân phối trên mọi khía cạnh. Mặc dù dường như, nhân sự của một doanh nghiệp sẽ không thể đáp ứng nhu cầu này, trong khi doanh nghiệp cũng không thể buộc nhân viên tăng ca, làm thêm mà không thể trả thêm thu nhập cho họ.
Xét về ngân sách tuyển dụng, giữa tuyển dụng một nhân viên chính thức và tuyển dụng một CTV. Chọn hướng tuyển dụng CTV đa phần sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu một khối lượng chi phí đáng kể, tiết kiệm chi tiêu, bảo toàn phần nào ngân sách. Mặt khác, quy trình và cách thức tuyển dụng CTV cũng đơn giản hơn so với tuyển dụng nhân viên chính thức.
CTV có thể được tuyển dụng trên nhiều mảng, trong đó CTV kinh doanh được đánh giá cao về tầm quan trọng hơn cả. Vì hiệu suất làm việc của CTV kinh doanh có thể mang lại một sự tác động không hề nhỏ đối với tiềm lực phát triển và kinh tế của một doanh nghiệp. Trong khi việc mở rộng thị trường, tìm kiếm khách hàng tiềm năng không thể một sớm một chiều đạt được. Đó là một quá trình là doanh nghiệp cần đầu tư trong công tác xây dựng chiến lược tiếp thị, quảng cáo sản phẩm, định danh thương hiệu,...
Chuyển hướng sang tuyển dụng CTV là một phương án hữu hiệu trong thực trạng này. Trong khi họ sẽ sở hữu một lượng lớn CTV so với nhân viên kinh doanh chính thức với một mức kinh phí tương tự. Như vậy, nhờ có lực lượng CTV đông đảo, doanh nghiệp có thể mở rộng thêm thị trường, thúc đẩy lợi nhuận và doanh số bán hàng. Trong khi đó, họ cũng đồng thời tiết kiệm được một khoản chi tiêu đáng kể cho chế độ nhân sự hậu hĩnh và chi phí cho công tác quản lý, giám sát,....
Cuối cùng, CTV không phải là những cá nhân non nớt về kinh nghiệm hay chuyên môn. Trong số họ, nếu may mắn, các doanh nghiệp sẽ tuyển dụng và chiêu mộ được những CTV có tay nghề cao, trình độ giỏi và đặc biệt là có kinh nghiệm dày dạn trong lĩnh vực doanh nghiệp cần.
3.2. CTV mang lại lợi ích gì cho người tìm việc?
Những ích lợi mà CTV mang lại cho doanh nghiệp là không hề nhỏ. Vậy với ứng viên, những người tìm việc, họ được gì trong khi tìm kiếm và ứng tuyển nghề CTV?
+ Cơ hội có thêm thu nhập: Mặc dù là nghề tay trái, việc làm thêm,... tuy nhiên, với những ai đang mong muốn có một công việc để gia tăng quỹ tài chính cho mình, thì CTV có thể đáng được bạn cân nhắc. Mức thu nhập với nghề này tùy không lớn như một công việc chính thức, nhưng chắc chắn nó sẽ bù đắp cho những khoản chi tiêu trong cuộc sống thường ngày của bạn.
+ Nâng cao kinh nghiệm, bồi dưỡng kỹ năng: Với CTV, bạn sẽ không được làm việc theo một quy trình và cơ chế chuẩn của một nhân viên full time. Tuy nhiên, chắc chắn cách thức làm việc kết hợp theo nhóm, hay đơn giản là sự gặp gỡ, trao đổi công việc giữa bạn với lãnh đạo phòng ban, người quản lý,... sẽ giúp bạn học hỏi thêm nhiều kiến thức mới mẻ. Ngoài ra, quá trình chủ động về thời gian, không gian làm việc, chủ động quản lý và giám sát bản thân,... cũng giúp bạn bồi dưỡng thêm một loạt kỹ năng mềm hỗ trợ trong tương lai.
+ Khám phá năng lực bản thân: Nếu đang mải miết chưa xác định được điểm mạnh và sở trường của mình. Đặc biệt là đam mê đích thực của bản thân là gì? Hãy thử một công việc CTV, như là cách bạn đang tự kiểm tra và khám phá năng lực, giá trị của bản thân. Từ đó, xác định được hướng đi nghề nghiệp đúng cho mình.
+ Cơ hội gia nhập công ty mơ ước với vị trí nhân viên chính thức: Rất có thể, bạn sẽ được công ty xem xét và cân nhắc vào vị trí nhân viên chính thức của họ sau một thời gian dài hợp tác với vai trò CTV. Song song với đó, làm việc CTV cũng có thể giúp bạn mở rộng, phát triển những mối quan hệ mới, mang lại cho bạn nhiều lợi ích về sự nghiệp trong tương lai. Hoặc đơn giản là việc hoàn thành khóa đào tạo, làm việc với chức danh CTV, giúp bạn lấy được chứng chỉ và gia tăng cơ hội gia nhập những công ty lớn, đáng mơ ước của bạn.
Một sự trải nghiệm với nghề CTV thực sự mang lại cho ứng viên khá nhiều giá trị, về cả tài chính lẫn cơ hội hoàn thiện và phát triển bản thân. Tuy nhiên, sự đa dạng và phổ biến quá nhiều với nghề CTV, cũng khiến nhiều ứng viên tham gia lĩnh vực nghề nghiệp này đối mặt với các thách thức không hề nhỏ. Chẳng hạn như:
+ Quỹ thời gian cá nhân bị thu hẹp đáng kể: CTV sẽ tiêu tốn khá nhiều thời gian của bạn. Nếu bạn đang còn là sinh viên, bạn sẽ phải đối mặt với việc không có thời gian cho việc nghiên cứu, rèn luyện kiến thức học tập của mình.
+ Chế độ kém và thu nhập thấp: Có khá nhiều lý do để doanh nghiệp có thể biện minh cho việc họ trả lương cho CTV rất thấp, thậm chí là không có chế độ chính sách nhân sự đi kèm.
+ Khả năng cao là làm việc không công: Bạn có thể cống hiến một thời gian nhưng chán nản quá nên bỏ dở giữa chừng. Hoặc có thể chủ động bỏ việc do doanh nghiệp gây áp lực vô hình,...
+ Bị đối xử phân biệt với nhân viên Full time: Dĩ nhiên rồi, đối với những nhân viên chính thức, CTV chỉ là những “tay sai vặt”, “chân chạy” không hơn không kém. Vì vậy, không quá bất ngờ khi bạn sẽ không được tôn trọng trong mắt những nhân viên như vậy.
+ Bị động khi tham gia vào nhiều nhiệm vụ không tương xứng với năng lực: Thu nhập cao, quyền lợi hấp dẫn,.... luôn đánh đổi với khối lượng nhiệm vụ khổng lồ với độ khó không hề nhỏ. Vì vậy, bạn có thể stress nếu không tìm hiểu kỹ nội dung nhiệm vụ cần làm trước khi nhận việc làm CTV.
+ Đối diện với đa cấp, trá hình, lừa đảo,..: Sự phát triển và phổ biến của nghề CTV, khiến nó trở thành công cụ hữu hiệu cho bọn lừa đảo và đặc biệt là đa cấp. Núp dưới danh xưng của nhiều doanh nghiệp với chế đô và quyền lợi hấp dẫn, nhiều ứng viên không may mắn đã “sa chân” vào cạm bẫy lừa đảo của những doanh nghiệp này!
Tìm việc làm cộng tác viên kế toán
4. TOP lĩnh vực có nhu cầu tuyển CTV lớn nhất
Trên thị trường tuyển dụng hiện nay, có những lĩnh vực hoạt động nào có nhu cầu lớn trong việc tuyển dụng CTV nhất? Ngay sau khi đã hiểu CTV là gì? Làm công việc gì? Hãy cùng khám phá về nội dung này nhé!
4.1. Tuyển dụng CTV bán hàng online
Như đã nói, kinh doanh là một trong những lĩnh vực cần sức mạnh của cộng đồng CTV nhất. Đặc biệt là ở những mảng như: kinh doanh mỹ phẩm, thời trang, giày dép, túi xách, đồ gia dụng, thực phẩm chức năng,... Với công việc CTV bán hàng online, bạn sẽ thực hiện một số nhiệm vụ cơ bản như:
+ Tìm hiểu về doanh nghiệp, kiến thức xoay quanh sản phẩm mình bán
+ Xây dựng kế hoạch cho việc lên ý tưởng tiếp cận từ sản phẩm đến khách hàng
+ Thường xuyên đăng bài về sản phẩm trên các kênh kỹ thuật số
+ Trực tiếp giới thiệu, tìm hiểu nhu cầu, tư vấn sản phẩm đến khách hàng
+ Giải đáp các thắc mắc về sản phẩm, các kiến nghị và vấn đề mà khách hàng gặp phải
+ Chốt đơn, gửi đơn về bộ phận làm hàng để giao đến tay khách hàng
+ Thu nhập theo hoa hồng sản phẩm bán được,...
4.2. Tuyển dụng CTV dịch thuật
Thị trường việc làm dịch thuật từ trước đến nay vẫn có một sức hút mãnh liệt. Trong đó, phải kể đến xu hướng tuyển dụng CTV dịch thuật tại nhà. Công việc này phù hợp với những bạn sinh viên học các ngành ngôn ngữ, ngoại ngữ, hay những ai đã ra trường đi làm mà vẫn có thời gian rảnh rỗi. Quy trình làm việc của một CTV dịch thuật như sau:
+ Nhận sự phân công của trung tâm dịch thuật về chủ đề, số lượng tài liệu, dữ liệu cần dịch
+ Dịch theo yêu cầu, đảm bảo đúng thời hạn để giao trả kết quả
+ Kiểm tra lại thành phẩm dịch và đối chiếu nhiều lần với tài liệu cũ trước khi giao công việc
+ Nhận thù lao theo sản phẩm dịch
4.3. Tuyển dụng CTV viết lách
Bên cạnh bán hàng online và dịch thuật, viết lách cũng là một lĩnh vực có nhu cầu lớn trong việc tuyển dụng CTV. CTV viết lách, hay còn gọi là CTV content, CTV biên tập viên,... thường phù hợp với những ai có đam mê với nghề viết, có năng lực về sáng tạo ý tưởng, gõ văn bản và cảm thụ văn học,... Bạn có thể ứng tuyển công việc CTV viết lách ở nhiều địa điểm tuyển dụng, chẳng hạn như ở các tòa soạn, báo chí, các công ty Agency về truyền thông, quảng cáo,...
5. Kỹ năng cần có để làm CTV hiệu quả
Mặc dù là nghề tay trái, nhưng để thành công với CTV, mang về mức thu nhập xứng đáng cũng như lợi ích lý tưởng khác, các ứng viên cần trang bị những kỹ năng gì?
+ Kỹ năng làm việc nhóm: CTV thường hợp tác với một nhóm tương tự khác. Để hoàn thành một nhiệm vụ lớn hay một dự án đã được phân công. Bạn cần trang bị kỹ năng này để cùng tập thể đạt được những mục tiêu đề ra.
+ Ham học hỏi, tinh thần cầu tiến và phấn đấu: Là thành phần nhỏ trong doanh nghiệp, điều cần làm là các CTV nên biết cách học hỏi những cá nhân khác, không ngừng bồi dưỡng và trau dồi chuyên môn.
+ Trách nhiệm cao đối với mọi nhiệm vụ được giao: Trách nhiệm với công việc để nỗ lực trong việc hoàn thành nhiệm vụ đúng thời hạn, không bị nhắc nhở, không bị chậm trễ.
+ Kỹ năng xây dựng niềm tin với đối tác tuyển dụng: Nỗ lực trong quá trình làm việc, mang lại thành quả cho nhà tuyển dụng là cách bạn đang gia tăng độ uy tín của bản thân với họ.
+ Kỹ năng thiết lập và phát triển các mối quan hệ: Phát triển và mở rộng những mối quan hệ mới trong quá trình làm việc CTV. Để tìm kiếm những cơ hội mới, những giá trị mới từ các mối quan hệ đó.
CTV là gì? Trên đây, work247.vn đã mô tả chính xác và cụ thể nhất về khái niệm chức danh, công việc cũng như một số khía cạnh xung quanh nghề nghiệp này. Truy cập trực tiếp vào trang website work247.vn để nhận cơ hội việc làm với nghề CTV hấp dẫn, đa dạng mọi lĩnh vực bạn nhé!
2413 0